Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về sự giản dị
Nghị luận xã hội 200 chữ về Ý Nghĩa của Sự Giản Dị
I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về sự giản dị (Tiêu Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề: Tầm quan trọng của sự giản dị trong cuộc sống con người.
2. Phần chính
- Diễn giải:+ 'Giản dị' : là sự tinh tế, sự thuần khiết, không phô trương, không cầu kỳ.+ Sự giản dị là phẩm chất đẹp của con người, thể hiện qua cử chỉ, hành động, phong cách ăn mặc...
- Ý nghĩa của lối sống tinh tế:+ Sống giản dị giúp cuộc sống trở nên dễ chịu, thanh bình hơn.+ Giúp con người hòa mình vào cuộc sống xung quanh, xây dựng những mối quan hệ chân thành, gần gũi.+ Tinh tế giúp tâm hồn chúng ta trở nên sâu lắng hơn, từ đó tìm thấy những giá trị đích thực, ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống.+ Những người sống tinh tế thường nhận được sự kính trọng, yêu mến từ những người xung quanh vì họ luôn thể hiện sự chân thành, bao dung, thân thiện, mở lòng.
- Phản biện:+ Cần phân biệt giữa việc sống tinh tế và lối sống bất tiện, kì cục một cách quá mức.+ Có những người chọn lựa lối sống xa hoa không cần thiết, họ tôn trọng vật chất, phô trương giàu có, sự thịnh vượng một cách vô lý khi điều kiện cá nhân không cho phép.
- Bài học:+ Để sống giản dị, chúng ta cần thoát khỏi những trói buộc vô hình của những giá trị vật chất phù phiếm, sống cởi mở, chân thành, trung thực.+ Mỗi học sinh cần cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, không đua đòi, ăn chơi; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
3. Tóm tắt
Tổng kết
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về sự giản dị
1. Bàn về Giản Dị, Mẫu 1 (Tiêu chuẩn)
Ai đó đã từng nói rằng 'Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị'. Giản dị là lối sống khiêm nhường, không khoe trương mà vẫn thể hiện được cá tính và phong cách sống của bản thân. Giản dị là một phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện qua lời nói, hành động, cách ăn mặc. Người có đức tính giản dị thường ưu tiên lựa chọn sự tối giản, không cầu kì, phức tạp, khoa trương. Họ sống và làm việc dựa trên nguyên tắc phù hợp với hoàn cảnh của bản thân và xã hội, không bị chi phối bởi những thứ vật chất phù phiếm. Bác Hồ là một tấm gương sáng của lối sống giản dị, là vị lãnh tụ vĩ đại của một nước nhưng Bác có lối sống giản dị, thanh bạch đến bất ngờ. Trang phục của Bác là bộ quần áo kaki bạc màu, là đôi dép cao su giản dị, ngay bữa ăn của người cũng chỉ bao gồm những món ăn dân dã như: cá kho, dưa chua, cà muối. Lối sống giản dị của Bác cũng đã trở thành tấm gương sáng cho hàng triệu con người Việt Nam học tập, noi theo. Giản dị là phẩm chất đáng quý mà mỗi chúng ta cần gìn giữ, phát huy. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt giữa việc sống giản dị với lối sống bần hàn, tiết kiệm một cách quá mức. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cũng có không ít người lựa chọn lối sống khoa trương không cần thiết, họ đề cao vật chất, phô trương của cải, sự giàu có một cách lố bịch, vượt quá khả năng của bản thân chỉ để nhận lại những lời trầm trồ, tán thưởng vô nghĩa từ những người xung quanh. Hãy sống giản dị, sống là chính mình, vì cái đẹp được bắt nguồn từ chính những điều giản đơn, tự nhiên.
2. Bàn về Giản Dị, Mẫu 2 (Tiêu chuẩn)
Để hòa nhập và phát triển trong xã hội hiện đại, bên cạnh tri thức, hiểu biết thì con người còn cần trang bị cho bản thân những đức tính tốt đẹp, đó là sự trung thực, kiên trì, tự lập và không thể thiếu được sự giản dị. 'Giản dị' là sự giản đơn, bình dị, không phô trương, kiểu cách. Người có lối sống giản dị thường không xa hoa, lãng phí, họ lựa chọn lối sống đơn giản, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, không chạy theo 'hào quang' của những giá trị vật chất phù phiếm, tầm thường. Những người sống giản dị thường nhận được sự yêu quý, kính trọng từ những người xung quanh bởi họ luôn sống chân thật, chan hòa, gần gũi, cởi mở. Giản dị là lối sống và cũng là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần học tập, phát huy. Để trang bị cho bản thân lối sống giản dị, chúng ta có thể thay đổi từ những hành động, việc làm đơn giản nhất: Lựa chọn những bộ trang phục giản dị, phù hợp với bản thân; lời nói cần nhẹ nhàng, chân thực, không phô trương, nói quá; chi tiêu phù hợp, không lãng phí,...Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt giữa việc sống giản dị với sự cẩu thả, tuềnh toàng, không coi trọng hình thức. Sự giản dị cần phù hợp với bản thân, hoàn cảnh, giản dị nhưng vẫn thể hiện được sự thanh lịch, tao nhã, lịch sự. Cần phê phán những chạy theo lối sống xa hoa, phù phiếm trong khi điều kiện bản thân không cho phép và cả những người sống cẩu thả, thiếu ý thức trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh. Lối sống giản đơn không chỉ mang đến cuộc sống nhẹ nhàng, ý nghĩa mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp bên trong mỗi con người.
3. Giản Dị Trong Xã Hội, Mẫu 3 (Chuẩn)
Một trong những phẩm chất tốt đẹp và đáng quý nhất của con người Việt Nam là sự giản dị. Có thể thấy, trong sự phát triển và đổi thay của xã hội, sự giản dị vẫn luôn được coi trọng và đề cao bởi nó góp phần thể hiện nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người. 'Giản dị' là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương. Sự giản dị của một con người được bộc lộ trong rất nhiều khía cạnh khác nhau, từ cách lựa chọn trang phục, lời ăn tiếng nói đến cách sử dụng vật chất. Người có tính giản dị thường lựa chọn những gì đơn giản, phù hợp nhất cho bản thân, đó có thể là một bộ trang phục phù hợp với tính cách, công việc của bản thân, là lời nói chân thật, không phóng đại sự thật, là việc chi tiêu hợp lí cho những nhu cầu của cuộc sống. Trong cuộc sống chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều những tấm gương sáng về sự giản dị, đó là Bác Hồ - người nổi tiếng với lối sống giản dị, thanh bạch. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta bắt gặp sự giản dị ấy ở MC Quyền Linh, là một người nổi tiếng có sự nghiệp thành công nhưng anh lại có lối sống giản dị đến không ngờ. Hình ảnh một anh MC chân chất với bộ quần áo giản dị và đôi dép tổ ong không thể dân dã hơn khi đi làm từ thiện đã mang đến bao ấn tượng tốt đẹp cho công chúng. Có thể thấy lối sống giản dị giúp cuộc sống của chúng ta trở nên nhẹ nhàng, yên bình hơn. Không những thế, sống giản dị còn giúp chúng ta hòa nhập với cuộc sống xung quanh, tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. Giản dị giúp tâm hồn chúng ta bình lặng hơn, nhờ vậy mà ta tìm thấy những điều thực sự tốt đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống. Để sống giản dị, chúng ta cần thoát khỏi những trói buộc vô hình của những giá trị vật chất phù phiếm, sống cởi mở, chân thành, trung thực. Mỗi học sinh chúng ta cần cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, không đua đòi, ăn chơi; xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
""""-HẾT""""-
Chúng tôi đã giúp các em hiểu được khái niệm và ý nghĩa của lối sống giản dị. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm những bài nghị luận bàn về những lối sống đẹp khác như: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, Sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống, Sự sẻ chia trong cuộc sống, Cho và Nhận trong cuộc sống và bài Tình yêu thương để nâng cao kiến thức, viết bài văn nghị luận hay.