Trên gương mặt của chị em phụ nữ, đôi môi là điểm nhấn quyến rũ. Do đó, nhiều khách hàng nữ lựa chọn các cách thức khác nhau để tạo hình môi được đẹp và cuốn hút, trong đó nổi bật là hình thức tiêm filler môi. Ngoài định hình lại khuôn môi, hình thức làm đẹp này còn giúp bạn có diện mạo trẻ trung hơn.
TIÊM FILLER MÔI LÀ GÌ?
Tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp thịnh hành nhiều năm trở lại đây. Vào năm 2018, tại Hoa Kỳ, có khoảng 2,8 triệu người lựa chọn tiêm chất làm đầy môi. Đây là kỹ thuật sử dụng các dưỡng chất làm đầy sinh học để tiêm vào môi. Sau đó, chuyên gia sẽ điều chỉnh dáng môi theo yêu cầu khách hàng giúp đôi môi căng mọng, đầy đặn và quyến rũ hơn.
THÀNH PHẦN CHẤT TIỀM FILLER MÔI
Thành phần của chất tiêm filler môi rất đa dạng nhưng thường bao gồm các chất như acid hyaluronic (HA), calcium hydroxyapatite (CaHA), và poly-L-lactic acid (PLLA).
Acid hyaluronic (HA)
Đây là thành phần tự nhiên trong cơ thể. Bạn có thể tìm chất này trong da và sụn. Theo thời gian, dưỡng chất này sẽ sụt giảm cùng với quá trình lão hoá khiến tính chất da, môi cũng thay đổi theo. Bạn có thể bổ sung acid hyaluronic từ một số chiết xuất từ tự nhiên như sụn gà, mào gà, da cá,…Trong thẩm mỹ, HA được sử dụng phổ biến nhờ khả năng giữ độ ẩm, căng môi và đàn hồi tốt. Thuộc tiêm filler môi có thành phần HA tồn tại trong cơ thể từ 6 đến 12 tháng.
Poly-L-Lactic acid
Đây là nguyên liệu tổng hợp có tính thoái biến sinh học được dùng sản xuất các dụng cụ y tế như chỉ tự tiêu. Thuốc tiêm filler môi chứa thành phần này tồn tại 2 năm
Polymethylmethacrylate (PMMA)
Đây là loại filler duy nhất không được hấp thu bởi cơ thể. Do đó việc sử dụng PMMA trong tiêm filler môi không phải là lựa chọn phổ biến.
Bên cạnh việc làm đầy, một số filler cũng có chứa các thành phần bổ sung như vitamin và dưỡng chất để cải thiện sức khỏe của da. Ngoài ra, một số filler còn chứa chất gây tê như lidocaine. Do đó, việc sử dụng filler môi nên được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ để đảm bảo an toàn và kết quả tự nhiên nhất.
TÁC DỤNG CỦA TIÊM FILLER MÔI
Dưới sự tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lam dụng hoá chất, sử dụng thuốc lá,....hoặc do các đặc điểm di truyền, môi có những dấu hiệu lão hoá bên trong gây mất thẩm mỹ như:
-
Môi khô, da môi bong tróc, tối màu, nhợt nhạt do thiếu độ ẩm
-
Môi mỏng do các sợi collagen nâng đỡ môi bị mất sự đàn hồi
-
Môi thâm đen, nhiều nếp nhăn ở khoé môi do tăng các hắc sắc tố da melanin, elastin suy giảm
Để cải thiện những dấu hiệu này, các chị em thường lựa chọn phương pháp tiêm filler môi để có thể nhận được kết quả nhanh nhất. Cụ thể như sau;
-
Làm đầy môi giúp môi trở nên đầy đặn, căng mọng, tạo vẻ quyến rũ
-
Xoá những khuyết điểm trên môi như không rõ viền, mất cân đối giữa môi trên và môi dưới,...
-
Kích thích tăng sinh collagen và elastin, tăng độ đàn hồi các mô liên kết dưới môi để duy trì độ đầy đặn của đôi môi
-
Duy trì độ ẩm của môi nhờ khả năng giữ nước của chất làm đầy giúp đôi môi trở nên có sức sống hơn
-
Tạo nhiều kiểu dáng môi phù hợp với gương mặt
-
Phục hồi kích thước môi trước đây
-
Làm mờ nếp nhăn ở môi
-
Tạo sự tự tin trong quá trình giao tiếp
KIỂU DÁNG TIÊM FILLER MÔI ĐƯỢC KHÁCH HÀNG ƯA CHUỘNG
Dưới đây là một số kiểu dáng môi phổ biến được khách hàng tiêm filler lựa chọn
Tiêm filler môi theo hình dạng trái tim: Quá trình này bao gồm việc tiêm chất làm đầy để tạo ra một đường cong quyến rũ, làm mỏng nhân trung và làm cho phần môi trên trở nên dày hơn, tạo nên hình dáng trái tim đặc trưng.
Tiêm filler môi kiểu chẻ: Phong cách này là sự lựa chọn phổ biến, trong đó, bác sĩ tiêm filler môi dưới để tăng độ đầy đặn, sau đó tạo ra đường chẻ nổi bật ở giữa môi.
Tiêm filler môi theo kiểu cherry: Thường được chọn lựa với môi trên và môi dưới đều có độ dày, tạo nên vẻ căng mọng. Phần giữa của môi thường nhô lên một chút, tạo ra hình dáng như quả cherry.
Tiêm filler môi theo kiểu thuyền đắm: Phù hợp với những người có khuôn miệng rộng, kiểu môi này tạo ra một hình dạng hài hòa và thu hút.
Tiêm filler môi theo kiểu cười: Mang đặc điểm nhỏ nhắn và dễ thương, kiểu môi cười thường được nhiều người chọn để tiêm filler, tạo nên vẻ rạng ngời và tự tin.
Tiêm filler môi theo kiểu cánh én: Kiểu môi này đặc trưng bởi đường cong vừa phải, tinh tế giống như cánh én. Mặc dù tương tự với kiểu môi cười, nhưng không quá dày.
Tiêm filler môi theo kiểu đầy đặn: Là kiểu môi cân đối, nổi bật bởi sự đầy đặn đồng đều ở cả môi trên và môi dưới.
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TIÊM FILLER MÔI
Ưu điểm tiêm filler môi
Sở dĩ tiêm filler môi vẫn được nhiều chị em áp dụng đến thời điểm hiện tại bởi phương pháp này có những ưu điểm vượt trội trong lĩnh vực làm đẹp. Một trong những điểm lợi ích quan trọng nhất là khả năng tăng kích thước môi, tạo ra đôi môi đầy đặn và gợi cảm. Đồng thời, filler cũng là giải pháp hiệu quả để làm đầy nếp nhăn nhỏ xung quanh môi, tạo ra một bề mặt da mịn màng.
Thứ hai là quá trình tiêm filler môi không đòi hỏi phẫu thuật, giảm đau và thời gian hồi phục so với những phương pháp phẫu thuật truyền thống. Kết quả của quá trình này thường xuất hiện ngay lập tức, mang lại sự hài lòng ngay từ lúc đầu cho khách hàng. Điều này cũng mang lại tính linh hoạt cho việc điều chỉnh hình dáng môi theo ý muốn và nếu cần thiết, có thể điều chỉnh thêm một cách dễ dàng.
Nhược điểm tiêm filler môi
Tuy nhiên không một phương pháp làm đẹp bằng kỹ thuật nào hoàn hảo. Tiêm filler môi cũng tồn tại những điểm hạn chế.
Trước hết, rủi ro nhiễm trùng luôn tồn tại. Dù quá trình tiêm thường được thực hiện trong môi trường sạch sẽ và có các biện pháp an toàn, tình trạng sưng và đau sau quá trình tiêm vẫn sẽ xuất hiện nhưng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Phản ứng dị ứng với thành phần chất làm đầy cũng là một nhược điểm khác. Một số dấu hiệu cơ thể phản ứng khi không tiếp nhận chất filler là đỏ, ngứa, hoặc sưng nhiều.
Tiếp đến, khả năng xuất hiện cục bộ không đều của filler có thể gây ra kết quả không như mong đợi. Một số loại filler có thể không tiêu tan trong cơ thể, tạo ra tác động kéo dài.
Cuối cùng, quan trọng nhất là filler môi chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và không phải là giải pháp vĩnh viễn. Sau khi chất filler tan biến, môi của bạn sẽ trở lại trạng thái ban đầu như trước khi can thiệp phương pháp làm đẹp.
ĐỐI TƯỢNG NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ TIÊM FILLER MÔI
Ai nên tiêm filler môi?
Một số khách hàng tìm đến phương pháp tiêm filler đều có một trong số những nhu cầu sau:
-
Phục hồi kích thước môi trước khi lão hoá: Khi cơ thể bước vào quá trình lão hoá, môi có thể nhỏ và mỏng hơn, nhân trung dài và phẳng, khoảng cách giữa các khoé miệng tăng. Tiêm filler môi sẽ khiến môi trở về kích thước ban đầu.
-
Điều chỉnh dáng môi hài hoà với gương mặt: Không phải ai sinh ra cũng sở hữu đôi môi phù hợp với tổng thể khuôn mặt. Ngoài ra, một số chị em muốn thay đổi diện mạo để chạy theo xu hướng nên tìm đến phương pháp tiêm filler
-
Tăng sự tự tin trong khi giao tiếp: Một đôi môi đẹp, một gương mặt hài hoà sẽ khiến bạn tự tin hơn khi đứng trước người khác.
-
Làm mờ nếp nhăn: nếp nhăn ở môi là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Ngoài ra nó cũng hình thành do việc hút thuốc, tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Tiêm filler môi có thể làm mờ nếp nhăn, giúp đôi môi căng, đầy sức sống.
Ngoài nhu cầu làm đẹp, trẻ hoá đôi môi, khách hàng tiêm filler môi cần phải đáp ứng một trong số những yêu cầu như không mắc bệnh mãn tính, có sức khoẻ tốt, không bị nhiễm trùng khu vực miệng.
Ai không nên tiêm filler môi?
Quá trình tiêm filler môi không phải là lựa chọn thích hợp cho mọi đối tượng. Đối với một số người, việc tiêm filler môi không được khuyến khích:
-
Người mắc rối loạn đông máu hoặc bệnh dị ứng.
-
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
-
Người có tiền sử về các vấn đề tim mạch và tăng huyết áp.
-
Người có dị ứng với acid hyaluronic (HA) hoặc các thành phần khác trong filler.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN TIÊM FILLER MÔI
Quy trình tiêm filler môi được thực hiện theo các bước sau:
-
Bước 1: Tư vấn khách hàng: Chuyên gia giải thích chi tiết về quy trình và giới thiệu kỹ thuật tiêm filler môi cho khách hàng.
-
Bước 2: Làm sạch và tẩy trang: Trước khi thực hiện tiêm filler, vùng cần điều trị được làm sạch kỹ lưỡng và tẩy trang để đảm bảo bề mặt lành mạnh và sạch sẽ.
-
Bước 3: Gây tê: Sử dụng các loại kem tê như benzocaine, lidocaine hoặc tetracaine để gây tê vùng môi, giúp giảm đau và không thoải mái trong quá trình tiêm.
-
Bước 4: Sát khuẩn: Vùng cần điều trị được sát khuẩn bằng bông cồn 70 độ hoặc povidine để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
-
Bước 5: Tiêm filler môi: Bác sĩ tiến hành tiêm filler môi, thường sử dụng khoảng 1ml chất làm đầy, tương đương khoảng 1/5 muỗng cà phê. Kim được đưa vào da không sâu quá 2,5 mm.
-
Bước 6: Chườm đá: Ngay sau khi tiêm, chườm túi đá lên môi giúp giảm sưng và bầm tím, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi.
-
Bước 7: Tư vấn chăm sóc và phục hồi: Khách hàng được tư vấn về các biện pháp chăm sóc và phục hồi sau quá trình tiêm filler môi để đảm bảo kết quả tốt nhất và giảm thiểu các tác động phụ có thể xuất hiện.
TIÊM FILLER MÔI AN TOÀN HAY KHÔNG?
Việc tiêm filler môi được đánh giá là an toàn, ít gây biến chứng cũng như tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo được mức độ an toàn trong và sau quá trình tiêm, môi bạn cần được thực hiện bởi các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ có kinh nghiệm. Họ có thể tư vấn về loại filler phù hợp và đảm bảo an toàn cho quá trình này. Quá trình tiêm filler môi cần được thực hiện trong môi trường y tế an toàn và tuân thủ các quy trình và quy định.
Trước khi tiêm, bạn cần được kiểm tra thông tin về loại filler sẽ đưa vào cơ thể. Bạn cần được đảm bảo rằng filler được sử dụng là sản phẩm chính hãng và đã được kiểm nghiệm chất lượng. Các chuyên gia sẽ sử dụng filler có chứa các thành phần an toàn và được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) hoặc các cơ quan tương tự ở quốc gia bạn chấp nhận.
Cuối cùng, sau khi tiêm, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau tiêm filler, bao gồm việc tránh các hoạt động có thể làm tổn thương môi, không sử dụng sản phẩm môi trong thời gian quy định và thực hiện bất kỳ biện pháp chăm sóc mà chuyên gia khuyến nghị.
SAU KHI TIÊM FILLER MÔI CẦN CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO?
Filler môi có thể duy trì trong cơ thể 6-12 tháng. Thời gian này thay đổi phụ thuộc vào việc chăm sóc môi cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi.
Sau khi tiêm filler, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm đá lên môi bằng cách sử dụng túi đá hoặc một viên đá được bọc trong một miếng vải mỏng. Hành động này để tránh dẫn đến sự đau do đá trực tiếp tiếp xúc với môi. Việc này giúp giảm sưng, đau, ngứa và bầm tím sau khi thực hiện quá trình tiêm filler. Trong vòng 24 giờ sau tiêm, bạn nên hạn chế sử dụng son môi, son dưỡng hoặc bất kỳ sản phẩm nào trên môi. Đặc biệt, bạn hãy tránh chạm hoặc làm chu môi, bao gồm việc sử dụng ống hút hoặc hút thuốc ít nhất trong 24 giờ.
Song song với đó, bạn nên chú ý đến thực đơn ăn uống hàng ngày. Việc ăn nhiều trái cây, rau củ, và duy trì việc uống nước đủ cũng giúp quá trình lành môi nhanh chóng. Hãy hạn chế tập thể dục quá sức trong 24 - 48 giờ sau khi tiêm filler môi. Hoạt động vận động mạnh có thể tăng huyết áp và nhịp tim, gây sưng tấy hoặc bầm tím trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu muốn, bạn có thể chọn hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ.
Cuối cùng, bạn cần tránh uống rượu ít nhất 24 giờ sau quá trình tiêm filler vì rượu có thể làm tăng cường tình trạng viêm, sưng tấy, và thâm tím. Sau 2 tuần kể từ khi tiêm, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng môi và điều chỉnh nếu cần thiết sau khi tiêm chất làm đầy môi.
NHỮNG THẮC MẮC KHÁC VỀ TIÊM FILLER MÔI
Bao lâu sau khi tiêm filler môi thì sưng giảm?
Sau khi tiêm filler môi, hiện tượng sưng nhẹ có thể xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, tình trạng sưng thường giảm đi đáng kể trong khoảng 7-10 ngày sau quá trình tiêm filler môi.
Nếu sau 10 ngày mà sưng vẫn còn, bạn nên thăm bác sĩ hoặc trung tâm thẩm mỹ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Hành động này giúp ngăn chặn các tình trạng rủi ro và biến chứng có thể xảy ra với cơ thể của bạn.
Có nên tiêm filler ngay sau khi phun môi không?
Để giảm thiểu tổn thương cho môi, khách hàng nên giữ khoảng cách ít nhất 1 năm giữa quá trình phun môi và tiêm filler. Vì sau khi phun môi, mô tế bào ở vùng môi trở nên nhạy cảm hơn, việc tiêm chất làm đầy ngay sau có thể gây kích ứng và tổn thương nghiêm trọng cho đôi môi. Cả hai phương pháp này đều có thể được thực hiện, miễn là không thực hiện cùng lúc hoặc giữ khoảng thời gian giữa chúng ít nhất 1 năm.
Tiêm filler môi giá bao nhiêu?
Mức giá tiêm filler môi dao động từ vài triệu đến hơn chục triệu đồng. Con số này phụ thuộc vào loại filler, chất lượng dịch vụ, tay nghề chuyên viên thực hiện cũng như danh tiếng của cơ sở dịch vụ tiêm filler, chính sách bảo hành,..
Sau tiêm filler môi, khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Ngay sau khi tiêm filler môi, khách hàng nên cẩn trọng theo dõi sự thay đổi của môi những ngày sau đó. Nếu xuất hiện những triệu chứng như thâm tím, sưng tấy dữ dội, đau tức, thay đổi màu da, vón cục, nổi u, mụn rộp,...thì hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên gia thẩm mỹ để được chữa trị kịp thời và đúng hướng.
Tiêm filler môi ngày càng phổ biến trong ngành thẩm mỹ. Không chỉ nhu cầu của khách hàng tăng cao mà các cơ sở dịch vụ thực hiện cũng dễ dàng tìm được. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm cũng như bảo hành chất lượng sau tiêm, khách hàng nên tìm kiếm những cơ sở uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường.
ROHTO AOHAL CLINIC
Chi nhánh 1: 02 Phạm Đình Toái, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
☎ Điện thoại: (028) 3930 9555
Chi nhánh 2: 207/4 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
☎ Điện thoại: (028) 3827 9737
Chi nhánh 3: 136 Triệu Việt Vương, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
☎ Điện thoại: (024) 3375 5588
ROHTO AOHAL CLINIC - CONTACT INFORMATIOn
1st location: 02 Pham Dinh Toai, Vo Thi Sau ward, District 3, Ho Chi Minh City
☎ Phone: (028) 3930 9555
2nd location: 207/4 Nguyen Van Thu, Da Kao Ward, District 1, Ho Chi Minh City
☎ Phone: (028) 3827 9737
3rd location: 136 Trieu Viet Vuong, Nguyen Du Ward, Hai Ba Trung District, Ha Noi City
☎ Phone: (024) 3375 5588
ROHTO AOHAL CLINIC
店舗 1: 2 Pham Dinh Toai, Ward 6, District 3, Ho Chi Minh City
Hotline: (028) 3930 9555
店舗 2: 207/4 Nguyen Van Thu, Da Kao Ward, District 1, Ho Chi Minh City
Hotline: (028) 3827 9737
店舗 3: 136 Trieu Viet Vuong, Nguyen Du Ward, Hai Ba Trung District, Ha Noi City
Hotline: (024) 3375 5588