Sự phát triển của nền kinh tế mở ra nhiều cơ hội việc làm với những chức danh mới mẻ như Executive hay Specialist.
Vậy Executive là gì? Specialist là gì? Hãy cùng Ms Uptalent so sánh giữa 2 vị trí Executive và Specialist xem chúng có gì khác nhau qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn bạn nhé! MỤC LỤC: 1- Executive là gì? 2- Specialist là gì? 3- Sự khác nhau giữa Specialist và Executive là gì? 3.1. Về Specialist 3.2. Về Executive >>> Xem thêm: Việc làm Executive
1- Executive là gì?
Executive có nghĩa phổ biến là quản lý, điều hành. Trong doanh nghiệp, thuật ngữ này sẽ đi kèm với các từ khác để chỉ chức danh của một vị trí công việc.
Thông thường, Executive được sử dụng để chỉ những vị trí giữ vai trò quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Những người này đều là chuyên gia với chuyên môn và năng lực lãnh đạo xuất sắc. Họ đảm nhận vai trò giám sát và điều hành tất cả các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp.
Các Executive sẽ đảm nhận chức danh khác nhau tùy theo vị trí công mà họ đảm nhận. Ví dụ, họ có thể được gọi là Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer - CEO), Giám đốc Marketing (Chief Marketing Officer - CMO), Giám đốc tài chính (Chief Finance Officer - CFO),…
Trách nhiệm chính của nhà điều hành là giám sát hoạt động tổng thể của toàn doanh nghiệp hay một bộ phận cụ thể. Họ cũng chịu trách nhiệm với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà điều hành cũng có trách nhiệm thiết lập mục tiêu và đưa ra các quyết định chiến lược về ngân sách, nguồn lực của doanh nghiệp.
Vì phải đảm đương vai trò trọng đại, có ảnh hưởng tới sự thành bại của doanh nghiệp nên nhà điều hành phải am hiểu sâu các kiến thức về kinh doanh, tài chính, tiếp thị và quy trình hoạt động. Họ cũng cần có tầm nhìn xa rộng để có thể định hướng, dẫn dắt doanh nghiệp đi tới thành công.
Tóm lại, bạn có thể hiểu đơn giản Executive là người đảm đương các vị trí cao trong doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng và triển khai thực hiện chúng sao cho hiệu quả nhất.
>>> Bạn có thể xem thêm: Executive là gì? 08 vị trí Executive phổ biến nhất
2- Specialist là gì?
Sau khi đã tìm hiểu Executive là gì, chúng ta sẽ tiếp tục xem qua khái niệm về Specialist nhé.
Nếu dịch sang nghĩa tiếng Việt thì Specialist được hiểu là chuyên gia hay chuyên viên. Đây là những người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về một lĩnh vực nào đó. Ví dụ, Specialist có thể là bác sĩ chuyên khoa, chuyên viên phân tích, kỹ sư máy tính, luật sư,…
Người được gọi là chuyên gia cần có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực hay chủ đề cụ thể nào đó. Nói cách khác, họ có trình độ kiến thức và kỹ năng cao cấp trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Đồng thời, họ cũng được mọi người công nhận, tiếng nói của họ rất có trọng lượng trong lĩnh vực đó.
Các chuyên gia thường được người ta săn đón bởi những kỹ năng đặc biệt và độc đáo mà họ sở hữu. Họ cũng được đánh giá cao bởi khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và có thể đưa ra các phương án, giải pháp đầy tính sáng tạo.
Chuyên gia cũng được biết đến là người có trọng tâm hẹp và chuyên môn cao trong một lĩnh vực cụ thể. Sở dĩ có cách nói này là vì họ thường có bằng cấp hay các chứng chỉ cấp cao trong lĩnh vực của mình. Đồng thời, họ cũng đã dành rất nhiều thời gian để trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn.
Specialist sẽ vận dụng các kinh nghiệm, kỹ năng đã tích lũy được để thực hiện công việc. Bởi vậy, thuật ngữ này cũng thường được dùng để mô tả các nguyên tắc, tiêu chuẩn về kỹ năng, kiến thức bạn cần sở hữu để có thể đảm đương vai trò công việc của mình.
Nói cách khác, để được công nhận như một chuyên gia, bạn cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, kỹ năng nghề nghiệp đã được xã hội công nhận. Cụ thể, nó chính là những phẩm chất đạo đức, kỹ năng chuyên môn cần thiết để bạn làm nghề.
Ngoài ý nghĩa là chuyên gia thì Specialist cũng được hiểu là những người có học vị cao, thường xuyên phải làm những công việc yêu cầu khả năng tư duy, trí tuệ lớn.
Tại Mỹ và một số quốc gia khác, Specialist còn là một cấp bậc quan trọng trong lực lượng vũ trang.
>>> Bạn có thể quan tâm: Pros and cons of using an executive search firm
3- Sự khác nhau giữa Specialist và Executive là gì?
Hai thuật ngữ Specialist và Executive thường bị nhiều người sử dụng nhầm lẫn khi mô tả về các chức danh, vai trò công việc trong doanh nghiệp. Thực tế, hai chức danh này rất hay bị sử dụng thay thế cho nhau dù bản chất của chúng khác nhau.
3.1. Về Specialist
Họ là người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực cụ thể. Nhờ có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu về lĩnh vực đó mà họ được nhà tuyển dụng săn đón và đánh giá cao.
Các chuyên gia chỉ đảm đương vai trò, nhiệm vụ công việc liên quan đến một chuyên môn nhất định, như là kế toán, nhân sự hay tiếp thị. Họ thường chỉ tập trung vào các nhiệm vụ cá nhân, có tính chuyên môn cao thay vì các vấn đề có tính tổng thể, chiến lược của toàn công ty.
Đồng thời, các chuyên gia cũng chỉ cần am hiểu sâu về chuyên môn, lĩnh vực họ quản lý cũng như chịu trách nhiệm đối với dự án chuyên môn họ đảm nhận.
3.2. Về Executive
Như Uptalent đã nói ở trên, Executive được hiểu là lãnh đạo, điều hành và quản lý. Họ chịu trách nhiệm quản lý một đội nhóm, bộ phận hay toàn công ty và phải đưa ra các quyết định quan trọng, có tính chiến lược cao.
Trong các tin tuyển dụng, bạn có thể bắt gặp từ này đi kèm với các từ khác, ví dụ như Chief Executive Officer, HR Executive, Marketing Executive, Sale Executive,… Khi đó, bạn có thể hiểu chức danh của các vị trí này giữ vai trò lãnh đạo, điều hành trong doanh nghiệp.
Nếu như chuyên gia chỉ cần am hiểu về một lĩnh vực thì Executive phải có hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, họ còn phải có khả năng lãnh đạo, quản lý và giám sát nhân viên.
Không như Specialist, chỉ cần tập trung vào các dự án chuyên môn, nhà điều hành phải chịu trách nhiệm trước sự thành bại của các chiến lược và quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Họ sẽ phải giám sát và có tư duy chiến lược để đưa ra những quyết định có lợi nhất cho toàn bộ doanh nghiệp.
Có thể thấy, sự khác biệt lớn nhất giữa Specialist và Executive nằm ở vai trò công việc và lĩnh vực chuyên môn phải phụ trách. Nếu như Specialist chỉ cần tập trung vào các nhiệm vụ cá nhân trong một chuyên môn cụ thể thì Executive phải đảm đương trách nhiệm quản lý tập thể.
Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt của hai chức danh này qua bảng so sánh sau đây:
Tiêu chí
Specialist
Executive
Chuyên môn
- Chuyên môn cao về một lĩnh vực cụ thể.
- Trọng tâm hẹp.
- Hiểu biết đa ngành, đa lĩnh vực.
- Chuyên môn rộng, đa dạng lĩnh vực.
Trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm chuyên môn trong lĩnh vực của mình.
- Được đánh giá cao bởi khả năng chuyên môn độc đáo
- Đưa ra các quyết định chiến lược.
- Chịu trách nhiệm về sự thành công của doanh nghiệp.
Vai trò
Là chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể.
Điều hành hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ doanh nghiệp
Nhiệm vụ
- Thực hiện các công việc chuyên môn.
- Hỗ trợ các đồng nghiệp, bộ phận khác trong các vấn đề chuyên môn.
Xác lập mục tiêu, lên kế hoạch, chiến lược hoạt động chung.
Kỹ năng
Thành thạo các kỹ năng chuyên môn, giải quyết vấn đề và có khả năng học hỏi, thích ứng nhanh.
Thành thạo kỹ năng lãnh đạo, quản lý và phải có tư duy chiến lược tốt.
Hy vọng bài viết này của Ms Uptalent đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về Executive là gì, Specialist là gì và có thể thấy rõ sự khác biệt giữa hai chức danh này. Đồng thời, bạn cũng có thể từ những chia sẻ của Uptalent mà nhận biết được vai trò phù hợp với mình. Chúc bạn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet