1. Scripting là gì?
Scripting hay còn có nghĩa là kịch bản, nó là khâu đầu tiên mà mỗi người cần phải thực hiện trước khi muốn thực hiện việc sản xuất ra một sản phẩm video TVC, quảng cáo, phim ảnh hay các vở diễn múa, kịch,... scripting có thể phỏng theo một tác phẩm văn học, tiểu thuyết hay truyện ngắn,... Nói một cách dễ hiểu hơn thì scripting chính là một văn bản phác thảo những yếu tố về ngôn ngữ, hình ảnh, hành động, âm thanh (audiophile) để kể lên 1 câu chuyện hoàn chỉnh. Scripting thường được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực điện ảnh và người viết scripting được gọi là những nhà biên kịch (writer).
Tại sao scripting lại trở lên quan trọng và cần thiết với ngành diễn viên điện ảnh, ngành sân khấu điện ảnh như vậy? Vì một điều đơn giản rằng: để làm lên một bộ phim hoàn chỉnh thì nó đòi tính hợp tác cao giữa các bộ phận và scripting chính là cầu nối cho sự hợp tác đó. Đạo diễn (directors - art director), các diễn viên (cast - cascadeur) và các nhóm quay dựng phim (cameraman và editor) sẽ dựa trên những phác thảo trong bản scripting của bạn để có thể chuyển thể câu chuyện theo cách hiểu cùng với những ý tưởng của các biên kịch viên. Ở một số trường hợp, khi có những điều chỉnh và thay đổi, các bộ phận này có thể xin ý kiến của biên kịch hay họ cũng có thể có quyền không làm thế. Hoặc với những scripting có nội dung chưa rõ ràng, cốt chuyện chưa có điểm nhấn trong cách kể thì directors có thể bổ sung thêm một số cây viết khác để cùng bạn hoàn thiện lại scripting, hay họ cũng có thể yêu cầu các Writer viết lại hoàn toàn sao bản scripting khi hoàn thành phải là bản có nội dung hay nhất.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của công cụ máy đánh chữ Lanier việc viết một scripting của các Writer cũng trở lên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn trước rất nhiều. Các Writer có thể dành nhiều thời gian của mình hơn cho việc chăm chút cốt truyện và trau chuốt cấu trúc và lời thoại nhân vật trở lên trơn tru hơn.
Tuy nhiên, một thực tế cũng cần phải nhìn nhận rằng việc có quá nhiều người, quá nhiều bộ phận với các công việc khác nhau cùng tham gia quá trình làm một bộ phim như vậy, thì nó cũng sẽ đòi hỏi scripting cần phải đạt được một số những tiêu chuẩn nhất định, để khi xem qua các bên đều có thể dễ dàng hiểu được nội dung mà nhà biên kịch muốn truyền tải trong tác phẩm này là gì. Bởi thế mà việc trình bày scripting cũng cần phải tuân theo một số những khuôn mẫu cố định, được ghi chú và nhiều quy ước khác. Nhưng dù là khuôn mẫu nào đi nữa, thì một điều quan trọng mà các nhà biên kịch phải nhớ đó là phim là một tác phẩm nghệ thuật về hình ảnh. Cái mà bạn viết trong scripting của mình không phải là những gì bạn sẽ KỂ cho khán giả nghe câu chuyện mà mình muốn truyền tải là gì mà nó còn là cách bạn cho họ XEM một cách thực tế về chính câu chuyện đó. Bởi thế cái thành công của những người viết scripting chính là viết ra một scripting MỘT CÁCH CÓ HÌNH ẢNH, họ viết những cái mà khán giả sẽ NHÌN THẤY, NGHE THẤY. Nói một cách khác dễ hình dung hơn thì nó có nghĩa là trong tác phẩm đó bạn yêu nhân vật của mình, bạn nắm được từng suy nghĩ của họ, nhưng điều quan trọng ở đây là làm sao để đưa được những điều đó lên màn ảnh để khán giản có thể nhìn thấy được. Khi đó, bộ phim mới được coi là sự hoàn hảo tổng thể về phần nhìn.
>> Xem thêm: Ngành nghệ thuật sáng tạo và thiết kế
2. Điều gì tạo nên một Scripting hấp dẫn?
Một tác phẩm điện ảnh thành công thì luôn chứa đựng trong đó một cốt truyện có nội dung, một vấn đề nhất định và hấp dẫn nhất. Đây không chỉ là cái mà mỗi người biên kịch mong muốn, mà là cái hộ cần phải đạt được, trong đó nó cần hội tụ được đầy đủ các yếu tố sau:
- Chi tiết mạo hiểm: Đó có thể là những cảnh đua xe, cướp giật,... đưa nhân vật đối mặt giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Đây chính là những yếu tố quan trong tạo nên sự hấp dẫn cho bộ phim ngắn của bạn.
- Những trở ngại, xung đột giữa các nhân vật: Nói một cách khác thì đây cũng chính là điểm trong tâm tạo nên được dấu ấn riêng trong bộ phim của bạn.
- Ý tưởng độc đáo: Đây chính là cách mà bạn tạo nên được “thương hiệu” cho tác phẩm của mình, hãy dành nhiều sự chú của bản thân đến các bộ phim của Hollywood, bạn sẽ thấy rằng những điều mới lạ luôn là yếu tố hàng đầu đặt trong các cảnh quay của họ.
Tuyển dụng viết kịch bản
3. Viết scripting cho phim ngắn - 7 quy tắc cơ bản mà các biên kịch cần nhớ
Đối với các nhà biên kịch mới vào nghề, thì viết scripting cho phim ngắn chính là công việc đầu tiên mà họ trải nghiệm, đây vừa là cách để họ tập quen với công việc, ngoài ra nó cũng là cơ hội lớn đễ họ mở cánh cửa cơ hội cho bản thân cho những bước tiến sắp tới của sự nghiệp.
Dù được biết đến là thể loại dành riêng cho những người mới vào nghề, thế nhưng quy trình viết scripting cho phim ngắn cũng đòi hỏi các kỹ năng tượng tự như việc viết một bộ phim dài tập, và chỉ khác ở chỗ là thời lượng và quy mô sẽ nhỏ hơn. Vậy làm sao để nắm được các kỹ năng viết scripting cho phim ngắn một cách chuyên nghiệp nhất đâu khi bạn chưa phải là người có kinh nghiệm. Dưới đây chính là 7 quy tắc viết scripting dành cho bạn nhé.
3.1. Viết càng ngắn càng tốt
Thời lượng trung bình của một bộ phim ngẵn thông thường sẽ kéo dài từ 15 giấy và tối đa là 45 phút. Với một thời lượng như vậy, bạn cần phải viết các nội dung càng ngắn càng tốt, bởi một lẽ dĩ nhiên là chi phí sản xuất cho các bộ phim này thường rất thấp việc bạn cố kéo dài nội dung không chỉ khiến cho chi phí tăng cao, mất nhiều thời gian quay mà nội dung cũng trở lên bị loãng. Lấy ví dụ là bộ phim hoạt hình ngắn Voodoo của Sebastian, dù chỉ kéo dài 4 phút và cốt truyện chủ yếu về một con búp bê hình nhân đang cố gắng cứu các bạn của mình khỏi việc bị kim đâm đến chết. Thế nhưng những gì mà bộ phim này đem tới cho người xem lại vô cùng cảm xúc.
>> Xem thêm: Post production là gì
3.2. Cố gắng thực tế khi sáng tác
Scripting không chỉ là nơi bạn thể hiện những sáng tạo, mà đó còn là nơi bạn có thể hiện thực những ý tưởng điên dồ của bản thân, viết bất kỳ những gì mà mình nghĩ. Tuy vậy nhưng cũng không thể vì thế mà bạn làm ngơ đi những yếu tố của thực tế khi sáng tác. Một thực tế hiện nay là ở khá nhiều các bản Scripting đều được vẽ ra rất nhiều những pha rượt đuổi gay cấn, nhưng họ lại chưa nhận biết được ở những cảnh quay đó họ sẽ tốn bao nhiêu chi phí, tốn bao nhiêu thời gian để thực hiện. Bởi vậy mà, đến lúc chuyển giao cho đạo diễn để lên phương hướng sản xuất, thì tất cả những phân cảnh này đều bị cắt bỏ, hay một số khác là bỏ nguyên kịch bản vì không thực hiện được.
Có thể những cảnh quay đó sẽ rất đẹp trong suy nghĩ của bạn, nhưng nếu như sau bạn không phải là những diễn viên đỉnh cao, một nhà quay phim chuyên nghiệp, một editor thành thạo đủ các kỹ kỹ xảo CGI, thì hãy nên bắt đầu nó bằng những ý tưởng thực tế và khiêm tốn thôi nhé.
3.3. Kể bằng hình ảnh
Điện ảnh là phương tiện truyền tải câu chuyện bằng hình ảnh, đây là quy tắc vàng mà bất kỳ các nhà biên kịch nào cũng phải nằm lòng. Và cái tài của người làm biên kịch chính là viêc biết khắc họa một cách đầy đủ về câu chuyện của nhân vật đó thông qua những dẫn chứng bằng hình ảnh cụ thể.
Việc làm Nghệ thuật - Điện ảnh tại Hà Nội
3.4. Tìm kiếm các khoảnh khắc giá trị
Giá trị của một bộ phim ngắn không thể đo bằng thời lượng, hay nội dung câu chuyện trong đó đã đủ sâu hay chưa, mà nó nằm ở chính những khoảnh khắc được hé lộ trong đoạn phim ngắn đó, những khoảnh khắc làm nên những tính cách riêng của câu chuyện đó.
>> Xem thêm: VFX là gì
3.5. Kể một câu chuyện
Dù là thời lượng ngắn, có khi mỗi đoạn phim thường chỉ kéo dài khoảng 15s nhưng dù thời lượng có là bao nhiêu đi nữa thì trong đoạn phim đó bạn phải thể hiện được các mục tiêu mà bạn muốn hướng đến cho bộ phim đó là gì thông qua 1 câu chuyện có nội dung và phải hấp dẫn được người xem, thay vì việc chỉ tập trung vào những chi tiết lạ, hay phá luật. Phim ngắn có thể là cơ hội tuyệt vời giúp bạn vượt qua được những khuân khổ truyền thống trước đó, tuy nhiên nó cũng đi kèm điều kiện là những thay đổi đó phải kết nối được với cảm xúc của khán giả. Điều này có thể lấy ngay dẫn chứng tại I love Sarah Jane, đây là một bộ phim có thời lượng khá ngắn kể về hành trình của nhóm những thiếu niên trong một khu phố mà những người lớn xung quanh đều đã biến thành zombie, nhưng cốt lõi chủ yếu của câu chuyện đó vẫn nằm ở việc một cậu bé trong nhóm thiếu niên đó không thể đến được với cô gái lớn tuổi mà cậu yêu.
3.6. Thu hút người đọc
Trước khi nuôi ý định biến scripting trở thành một tác phẩm điện ảnh thu hút triệu view, thì điều đầu tiên mà scripting của bạn cần phải đạt được đó là: thu hút được chính những người đầu tiên sẽ đọc chúng, họ chính là đạo diễn Đạo diễn (directors), các diễn viên (cast) và các nhóm quay dựng phim (cameraman và editor). Vì đây chính là những người tham gia trực tiếp vào việc hiện thực những ý tưởng trong scripting của bạn thành một tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh, và việc họ có thể truyền tải được tốt các nội dung trong scripting như mong muốn của bạn hay không thì điều đó còn nằm ở việc scripting mà bạn tạo ra có thu hút được họ hay không.
>> Xem thêm: Storyboard là gì
3.7. Coi chừng những điều cũ kỹ khi sáng tác phim ngắn
Có khá nhiều những chi tiết cũ kỹ được lặp đi lặp lại nhiều lần ở các bộ phim ngắn, nhiều người thường nghĩ rằng việc này sẽ thu hút được tác phẩm của họ nhận được nhiều sự chú ý hơn. Nhưng thực tế thì lại trái lại hoàn toàn với suy nghĩ đó, vì nếu như không biết các phối hợp một cách logic thì nó cũng chỉ khiến cho tác phẩm của bạn trở lên nhàm chán và mãi sẽ không thể tạo được đấu ấn riêng.
Tìm việc làm
Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “Scripting là gì”, hi vọng rằng thông qu những kiến thức được chia sẻ trong bài đã có thể đem đến cho bạn một góc nhìn khách quan nhất về chủ đề này, cũng như việc nắm lòng được những nguyên tắc cơ bản để tạo ra được một Scripting thu hút, hấp dẫn nhất nhé. Chúc các bạn thành công!