Mỗi sản phẩm trước khi được cho lưu thông trên thị trường đều phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu cho đến sản xuất và sau khi hoàn thành. Việc đánh giá và kiểm tra chất lượng này sẽ được những người có chuyên môn thực hiện, đó là QC.
Vậy QC là gì? Công việc của QC ra sao? Hãy cùng Ms Uptalent khám phá nghề QC và kinh nghiệm cho lính mới ngành QC qua bài viết sau. MỤC LỤC 1. Công việc ngành QC 2.- Kinh nghiệm cho lính mới ngành QC 2.1- Hiểu rõ bản chất công việc của QC là gì 2.2- Trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết 2.3- Có kiến thức đặc thù với từng công đoạn sản xuất 2.4- Rèn luyện kỹ năng mềm 2.5- Yêu nghề 2.6- Học hỏi, rèn luyện liên tục 3- Cơ hội việc làm cho ngành QC Xem thêm >>> Việc làm Quản lý chất lượng (QA / QC)
QC là viết tắt của Quality Control, được hiểu là kiểm tra chất lượng. Người đảm nhận vị trí này có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi quyết định cho đóng gói và đem ra tiêu thụ trên thị trường.
Trong doanh nghiệp, QC là vị trí không thể thiếu trong quy trình quản lý chất lượng. Thường thì công tác kiểm soát chất lượng sẽ được tiến hành xuyên suốt quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra và giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh.
1- Công việc ngành QC
Sau khi đã hiểu được QC là gì, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu xem công việc ngành QC là gì nhé.
Thông thường công việc của QC sẽ bao gồm:
1.1- Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào
Mỗi khi có nguyên liệu được nhập về, QC có trách nhiệm lập bảng thống kê số lượng và chất lượng nguyên liệu, sau đó tiến hành phân loại nguyên liệu dựa trên chất lượng và báo cáo cho quản đốc.
Nếu phát hiện các yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguyên liệu, QC được quyền huỷ nhập và báo cáo cho cấp trên. >>>> Xem thêm: QC là gì? Tất tần tật thông tin về ngành QC
1.2- Kiểm soát chất lượng sản phẩm
Sau khi sản phẩm hoàn thành, QC sẽ tiến hành kiểm tra lô hàng chuẩn bị xuất đi. Chỉ những sản phẩm đạt chất lượng mới được đóng dấu bảo đảm và ký xác nhận. Nếu phát hiện hàng hoá không đảm bảo chất lượng, có dấu hiệu phải xử lý, QC được quyền đình chỉ xuất hàng và báo cáo cho quản đốc xưởng.
1.3- Kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất
QC có trách nhiệm giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng khâu của quá trình sản xuất. Khi phát hiện các lỗi kỹ thuật, họ sẽ tiến hành phân loại và yêu cầu chỉnh sửa trong thời gian nhanh nhất.
Bên cạnh đó, QC còn phải nhanh chóng phát hiện các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất. Kế tiếp họ cần tìm ra nguyên nhân sự cố và phối hợp cùng các bộ phận liên quan để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Đối với các sự cố quá phức tạp, không thể tự mình xử lý ổn thoả, QC cần ngay lập tức thông báo cho cấp trên để có phương án xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
1.4- Các công việc khác
Ngoài những công việc kể trên, QC còn thực hiện các công việc khác như:
- Giám sát nguồn nguyên liệu tránh để xảy ra hao hụt vượt mức cho phép.
- Giám sát việc bảo quản hàng hóa, đảm bảo vấn đề bảo quản được thực hiện đúng quy định để không làm hư hỏng sản phẩm hay suy giảm chất lượng.
- Đào tạo nghiệp vụ quản lý chất lượng cho những công nhân mới.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
- Tìm hiểu hệ thống, phân tích, thiết kế testcase và kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.
- Lên kế hoạch kiểm thử, thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng theo đúng quy định.
- Quản lý, phân tích, theo dõi và báo cáo kết quả kiểm thử cho cấp trên cũng như các bên liên quan.
- Lập biên bản xử lý khi có người vi phạm lỗi kỹ thuật nghiêm trọng, khiến chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng. >>>> Xem thêm: Sự giống và khác nhau giữa QA và QC
2- Kinh nghiệm cho lính mới ngành QC
Bạn là một lính mới trong ngành QC? Vậy thì một số kinh nghiệm dưới đây có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc của một QC và ngày càng phát triển trong nghề.
2.1- Hiểu rõ bản chất công việc của QC là gì
Một số công ty không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai vị trí QA và QC. Thậm chí, nhiều người tuy là QC nhưng rất mơ hồ về công việc của mình.
Trên thực tế đây là hai vị trí công việc khác nhau, có tính chất hỗ trợ cho nhau trong quá trình làm việc. Nếu như QA là người chỉ huy và chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, thì QC là người thực hiện công việc theo các chỉ dẫn, quy định của QA.
Khi hiểu rõ bản chất công việc của QC là gì, bạn sẽ vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng của bản thân để quy trình làm việc luôn diễn ra chính xác và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
2.2- Trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết
Mỗi công việc sẽ có những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể phải hoàn thành. Vì vậy để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc của QC, bạn cần trang bị cho mình các kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Nói cách khác bạn cần am hiểu các kiến thức cơ bản về kiểm soát chất lượng, biết cách sử dụng các vật dụng, thiết bị phục vụ cho công việc.
Bên cạnh đó, bạn cần có hiểu biết về công nghệ và các phần mềm liên quan khác để có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả nhất. >>>> Xem thêm: Lộ trình thăng tiến của QC Manager
2.3- Có kiến thức đặc thù với từng công đoạn sản xuất
Quá trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn lại có điểm đặc thù riêng. Do đó, bạn cần am hiểu từng công đoạn của quá trình sản xuất và có các kiến thức, kỹ năng liên quan để có hướng làm việc cụ thể và hiệu quả hơn.
2.4- Rèn luyện kỹ năng mềm
Bên cạnh chuyên môn thì các kỹ năng mềm chính là yếu tố bạn cần có để có thể làm việc hiệu quả và thành công với nghề QC.
Hiện tại, một trong những kỹ năng mềm cần được chú trọng nhất là ngoại ngữ. Giỏi ngoại ngữ bạn sẽ đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành dễ dàng hơn, có thể tự mình nghiên cứu các kiến thức mới và giao tiếp với cấp trên, nhà phát triển người nước ngoài tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần rèn luyện cho mình đức tính tỉ mỉ, cẩn thận và biết cách hợp tác, phối hợp với người khác trong công việc.
2.5- Yêu nghề
Một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn gắn bó và phát triển trong ngành QC là tình yêu và sự đam mê với nghề. Bạn nên biết công việc nào cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách và để vượt qua những điều đó bạn cần thực sự yêu thích công việc mình đang làm.
Ngoài ra, bạn cũng biết tranh luận và nhận lỗi tuỳ từng trường hợp. Hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm nhưng đừng cố chấp. Đồng thời dám nhận lỗi sai để hoàn thiện hơn mỗi ngày. Nếu cứ im lặng, vấn đề sẽ không được giải quyết và cũng không giúp ích được cho công việc chung.
2.6- Học hỏi, rèn luyện liên tục
Mặc dù, bạn đã có các kiến thức cần thiết trong ngành QC, nhưng việc học tập không bao giờ là vô ích. Hơn nữa, trước những thay đổi không ngừng của ngành và nền kinh tế, việc học tập sẽ giúp bạn bắt kịp những xu hướng mới. Có như vậy bạn mới không bị đào thải và phát triển vững chắc trong ngành QC. >>>> Xem thêm: 10 kỹ năng cần thiết của ngành QC
3- Cơ hội việc làm cho ngành QC
Một vấn đề khác cũng được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu QC là gì là cơ hội việc làm cũng như thăng tiến của ngành QC ra sao.
Như bạn đã biết, QC là vị trí cần có trong doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Đặc biệt trong các ngành như cơ khí, tự động hóa, thực phẩm, dệt may, sản xuất máy móc, linh kiện, công nghệ thông tin,…, nhu cầu tuyển dụng QC thực sự rất lớn.
Chính vì vậy, cơ hội việc làm ngành QC rất tốt. Hơn nữa mức thu nhập của QC hiện có thể lên tới 10 - 20 triệu/tháng. Đây được xem là động lực rất lớn đối với những người theo nghề QC.
Mặt khác, ngành QC có yêu cầu cao về kinh nghiệm, thường là trên 2 năm. Do đó, những bạn có kinh nghiệm về kế toán hay kinh doanh trong các công ty sản xuất hoàn toàn có thể thử sức với nghề QC nếu thực sự đam mê.
Nghề QC cũng được đánh giá rất cao về khả năng thăng tiến. Nếu bạn có chuyên môn tốt và năng lực làm việc xuất sắc thì các cơ hội trở thành trưởng bộ phận QC, quản đốc nhà máy,…, sẽ nằm trong tầm tay của bạn.
Để tìm được việc làm QC tốt, bạn có thể truy cập vào các trang tuyển dụng việc làm uy tín trên thị trường như HRchannels. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nhân sự cấp cao, HRchannels chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tìm việc hấp dẫn và cơ hội tiếp cận những việc làm QC chất lượng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm việc làm QC qua các hội nhóm trên mạng xã hội như Facebook, Zalo,… Rất nhiều thông tin tuyển dụng được đăng tải trên các trang này mỗi ngày. Bởi vậy, bạn sẽ không phải lo lắng không tìm được việc làm phù hợp.
Trên đây là một số thông tin có thể giúp bạn hiểu được công việc QC là gì cùng những kinh nghiệm hữu ích cho những bạn mới bước chân vào ngành QC. Hy vọng những chia sẻ của Ms Uptalent sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề QC và có sự chuẩn bị tốt nhất khi quyết định theo đuổi công việc này. Chúc bạn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet