Thành công của một bộ phim, tác phẩm âm nhạc hay các video truyền thông có sự đóng góp rất lớn từ đội ngũ sản xuất, đặc biệt là producer. Vậy producer là gì? Công việc của họ ra sao? Những kỹ năng cần có của một producer là gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé! MỤC LỤC: 1- Producer là gì? 2- Công việc chính của producer là gì? 3- Những kỹ năng, tố chất cần có ở một producer là gì? 4- Mức lương của producer là bao nhiêu? 5- Những vị trí công việc liên quan đến producer 5.1- Executive Producer 5.2- Associate Producer (Nhà sản xuất liên kết) 5.3- Creative Producer 5.4- Post Producer 5.5- Line Producer 5.6- Marketing Producer 5.7- Producer assistant (Trợ lý sản xuất)
1- Producer là gì?
Producer được hiểu là nhà sản xuất. Đây là vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực giải trí.
Nhiệm vụ của nhà sản xuất khá đa dạng. Họ thường phải quản lý, điều phối tất cả những hoạt động liên quan đến việc sản xuất ra các tác phẩm phim ảnh, âm nhạc,… Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính, nhân sự và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.
Tùy thuộc vào công việc chuyên môn của từng người mà producer được chi thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là những loại producer phổ biến:
- Film producer (Nhà sản xuất phim).
- Record producer (Nhà sản xuất âm nhạc).
- Media producer (Nhà sản xuất truyền thông).
- Video Producer (Nhà sản xuất video).
2- Công việc chính của producer là gì?
Nhà sản xuất phải đảm đương nhiều trọng trách quan trọng. Dưới đây là những nhiệm vụ công việc chính mà họ thường xuyên phải thực hiện:
- Lựa chọn kịch bản, chủ đề phù hợp cho các bộ phim, quảng cáo, chương trình âm nhạc,…
- Lựa chọn diễn viên và đội ngũ nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất tác phẩm.
- Quản lý, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân sự tham gia quá trình sản xuất.
- Xác định chi phí sản xuất, tìm nguồn tài trợ và đảm bảo mọi việc được thực hiện trong giới hạn ngân sách được duyệt. Nếu vượt ngân sách, producer sẽ phải tìm thêm nguồn tài trợ mới.
- Phê duyệt kế hoạch, thiết kế và các vấn đề tài chính liên quan đến việc sản xuất tác phẩm.
- Giám sát quá trình sản xuất, đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng tiến độ và trong phạm vi ngân sách cho phép.
- Tham gia đánh giá quá trình thử giọng, thử vai nhằm đảm bảo người được chọn phù hợp với yêu cầu của kịch bản.
- Lên lịch diễn tập, quay phim.
- Quản lý quá trình làm hậu kỳ, hiệu ứng và thực hiện các chỉnh sửa cần thiết nhằm tạo ra tác phẩm hoàn chỉnh nhất.
- Cộng tác với nghệ sĩ, diễn viên và các bên liên quan khác trong quá trình thực hiện dự án.
- Đánh giá các ý tưởng, thiết kế tác phẩm để lên phương án, kế hoạch sản xuất tối ưu nhất.
- Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới công chúng. Ví dụ như tham dự liên hoan phim, sự kiện âm nhạc, tham gia chương trình phỏng vấn, trò chuyện,…
3- Những kỹ năng, tố chất cần có ở một producer là gì?
Để trở thành một producer giỏi, bạn cần sở hữu những kỹ năng, tố chất quan trọng sau:
3.1- Nắm vững kiến thức chuyên môn
Công việc sản xuất phim ảnh, video, âm nhạc đòi hỏi bạn phải có vốn kiến thức chuyên ngành nhất định. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có hiểu biết về các vị trí công việc, đội nhóm sản xuất và vai trò công việc của từng người để có thể quản lý, tổ chức quá trình sản xuất hiệu quả nhất.
3.2- Khả năng sáng tạo, tư duy logic
Producer cần có khả năng sáng tạo vượt trội để tạo nên những tác phẩm đẹp mắt và đầy tính nghệ thuật. Chẳng hạn, với óc sáng tạo tốt, bạn có thể lựa chọn những hiệu ứng hình ảnh, âm thanh phù hợp với từng khung cảnh, nội dung của bộ phim. Nhờ vậy bộ phim sẽ trở nên thu hút và nổi bật hơn.
Trong khi đó, tư duy logic rất cần thiết khi các nhà sản xuất phải xử lý rất nhiều vấn đề xảy ra trong quá trình quay phim, thực hiện dự án.
3.3- Có kỹ năng lãnh đạo, thuyết phục tốt
Producer có trách nhiệm quản lý nhân sự và toàn bộ hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất. Đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm đàm phán, thu hút nguồn đầu tư cho dự án.
Chính vì vậy, khả năng lãnh đạo và thuyết phục trở thành yếu tố rất quan trọng với người đảm nhận vai trò này. Nếu kỹ năng lãnh đạo giúp ích cho việc quản lý công việc, nhân sự trong dự án thì khả năng thuyết phục sẽ giúp bạn đạt được thành công trong việc đàm phán, tìm kiếm nguồn tài trợ.
3.4- Ra quyết định nhanh, chính xác
Từ khái niệm producer là gì chắc hẳn bạn cũng nhận ra vai trò quan trọng của vị trí này trong các dự án sản xuất phim ảnh, âm nhạc. Có thể thấy, trách nhiệm hàng đầu của họ chính là đưa ra các quyết định quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của tác phẩm.
Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định về một vấn đề gì đó không hề dễ dàng. Bạn sẽ phải cân nhắc, suy tính nhiều mặt để không phạm sai lầm. Chính vì điều này mà những nhà sản xuất có khả năng ra quyết định nhanh, chính xác luôn được săn đón, trọng dụng.
3.5- Giao tiếp thành thạo
Nhà sản xuất thường xuyên phải làm việc cùng nhiều người, nhiều bên khác nhau và phải đảm đương những trọng trách khó khăn, phức tạp. Do đó, khả năng giao tiếp thành thục, hài hòa là điều rất quan trọng với những ai đảm nhận vai trò này.
3.6- Đam mê nghệ thuật
Quá trình thực hiện các tác phẩm âm nhạc, phim ảnh, video truyền thông,… thường tốn kém không ít thời gian, công sức và cả tiền bạc. Bởi vậy, để thành công với nghề này đòi hỏi bạn phải có đam mê đủ lớn với nghệ thuật và sự kiên trì, nhẫn nại rất lớn.
Bên cạnh đó, producer còn phải chịu nhiều áp lực, bất an khi tác phẩm của mình không được khán giả đón nhận. Những lúc như vậy, bạn sẽ cần niềm đam mê cực lớn để có thêm sức mạnh, động lực tiếp tục theo đuổi con đường làm nghệ thuật.
3.7- Liên tục tìm hiểu, cập nhật kiến thức, xu hướng mới
Để tác phẩm được khán giả đón nhận, nhà sản xuất phải không ngừng cập nhật, nắm bắt các xu hướng, kiến thức ngành nghề mới. Chính những yếu tố này sẽ giúp bạn tạo nên các tác phẩm thực sự độc đáo, có tính thẩm mỹ cao và hợp thị hiếu.
Nếu chỉ mãi dừng chân với những kiến thức cùng lối tư duy xưa cũ thì producer sẽ mau chóng tụt hậu và rất khó bật lên được trong ngành. Thậm chí, điều này còn khiến họ khó lòng tồn tại và phát triển lâu dài trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí.
3.8- Có năng khiếu nghệ thuật
Sự thành công của một producer không chỉ đến từ việc học tập và chăm chỉ rèn luyện mà còn do năng khiếu thiên bẩm về nghệ thuật quyết định.
Thực tế cho thấy, những người có tài năng nghệ thuật bẩm sinh dễ tạo nên những tác phẩm khác biệt, độc đáo hơn. Từ đó, họ cũng dễ dàng gặt hái được nhiều thành công hơn so với người khác.
3.9- Làm việc nhóm tốt
Nhà sản xuất có tài năng, xuất chúng đến đâu cũng cần phải có sự trợ giúp từ nhiều người khác. Nếu chỉ làm việc một mình, bạn không thể phát triển lâu dài trong ngành này.
Vì vậy, một producer thành công bắt buộc phải biết cách hợp tác, liên kết cùng những người tài năng khác. Chính sự hợp tác đó sẽ cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật kinh điển, bền vững với thời gian và được công chúng biết tới rộng rãi.
3.10- Tích cực học hỏi công nghệ mới
Ngày nay, việc sản xuất các tác phẩm nghệ thuật cần đến sự trợ giúp của rất nhiều công cụ, phần mềm hiện đại. Ví dụ, để sản xuất một bài hát, bạn sẽ phải dùng các phần mềm như Soundboard, Pro tools, FL Studio,…
Do đó, bạn cần liên tục học hỏi các công nghệ hiện đại và có thể làm chủ chúng để tạo ra những sản phẩm nghệ thuật độc đáo, bắt mắt.
4- Mức lương của producer là bao nhiêu?
Một chủ đề được khá nhiều người quan tâm khi tìm hiểu producer là gì chính là mức lương của nghề này bao nhiêu? Có cao hay không?
Theo Uptalent tìm hiểu thì lương của producer hiện khá tốt. Mức lương bình quân của vị trí này đang dao động trong khoảng 10,5 - 32 triệu/tháng. Mức thu nhập sẽ cao hay thấp hơn tùy thuộc vào quy mô và năng lực cá nhân của mỗi nhà sản xuất.
Mặt khác, lương của producer sẽ càng cao khi có nhiều tác phẩm thành công. Thậm chí, những nhà sản xuất có tiếng còn có thể nhận mức lương lên tới hàng trăm triệu một tháng.
5- Những vị trí công việc liên quan đến producer
Producer không chỉ là một người mà còn là một tổ sản xuất với sự cộng tác chặt chẽ của những người có chuyên môn khác nhau. Vậy, bạn đã biết tới các vị trí công việc khác của nghề producer là gì hay chưa? Hãy cùng Uptalent tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Như Uptalent được biết thì ngoài vị trí chính là producer chúng ta còn có nhiều vị trí công việc liên quan khác như:
5.1- Executive Producer
Executive Producer là vị trí giữ vai trò điều hành hay kêu gọi vốn trong tổ sản xuất. Hiểu đơn giản thì họ sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc tìm nguồn tài trợ, kêu gọi đầu tư cho các dự án.
5.2- Associate Producer (Nhà sản xuất liên kết)
Các nhà sản xuất liên kết thường không tham gia nhiều vào quá trình thực hiện dự án. Trách nhiệm chính của họ là làm việc, kết nối cùng các đơn vị bên ngoài để dự án có thể thực hiện, phát hành thuận lợi.
Nói cách khác, vị trí này không liên quan đến yếu tố tài chính mà tập trung chủ yếu vào các mối quan hệ. Ví dụ, họ quen biết một nghệ sĩ nào đó và tìm cách lôi kéo người đó tham gia dự án.
5.3- Creative Producer
Creative Producer là người có khả năng sáng tạo rất cao. Họ thường phối hợp với đạo diễn, biên kịch trong việc điều chỉnh và phát triển nội dung kịch bản.
Trong phần credit của một tác phẩm bạn sẽ không tìm thấy vị trí creative producer này. Tuy nhiên, họ chính là người tìm kiếm ý tưởng và phối hợp với biên kịch để tạo ra kịch bản hoàn chỉnh cho mỗi dự án.
5.4- Post Producer
Post Producer là người tham gia quá trình sản xuất hậu kỳ. Nhiệm vụ của họ là thực hiện những công việc sau khi quá trình quay chụp hoàn thành.
5.5- Line Producer
Line Producer là người chịu trách nhiệm chính trong việc lên kế hoạch ngân sách cho dự án và giám sát, quản lý chi phí sản xuất.
5.6- Marketing Producer
Marketing Producer có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tiếp thị, quảng bá tác phẩm tới công chúng. Họ sẽ phải vận dụng các biện pháp thích hợp để gia tăng độ phủ sóng cho tác phẩm.
5.7- Producer assistant (Trợ lý sản xuất)
Trợ lý sản xuất có trách nhiệm hỗ trợ producer trong quá trình điều hành dự án. Họ phải đảm đương nhiều đầu mục công việc khác nhau tùy theo từng dự án và phụ trách các giấy tờ, hồ sơ liên quan.
Trên đây là một số thông tin Ms Uptalent muốn chia sẻ về vị trí producer. Hy vọng sau bài viết bạn có thể hiểu đầy đủ producer là gì cũng như công việc và các kỹ năng cần có với người đảm nhận vai trò này. Chúc bạn luôn thành công và đừng quên theo dõi Uptalent để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet