Ngành du lịch nước ta trong những năm gần đây đang được chú trọng và trên đà phát triển mạnh mẽ, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, dịch vụ du lịch cũng được quan tâm ngày càng nhiều. Vậy dịch vụ du lịch đóng vai trò như thế nào trong đời sống và kinh tế? Cùng POS365 tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Dịch vụ du lịch (Travel Services) là kết quả mang lại nhờ vào những hoạt động tương tác giữa khách du lịch và tổ chức cung ứng du lịch. Đồng thời các hoạt động đó được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách và mang lợi ích về cho tổ chức cung ứng.
Dịch vụ du lịch là sự kết hợp của những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác tiềm năng. Nhằm cung cấp trải nghiệm trọn vẹn, thú vị và hài lòng dành cho du khách.
Tìm hiểu chung về dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch mang một số đặc điểm chính như sau:
Đây được đánh giá là một đặc điểm đặc trưng đóng vai trò quan trọng nhất của dịch vụ du lịch. Đặc điểm này thể hiện ở yếu tố sản phẩm du lịch không thể cầm, nắm hay nhìn hoặc nghe thấy trước khi sử dụng. Bởi vậy mà khách hàng chỉ có thể đánh giá chất lượng của sản phẩm, dịch vụ bằng cảm nhận của bản thân.
Trên thực tế, dịch vụ du lịch vẫn đồng hành cùng nhiều sản phẩm vật chất khác. Nhưng không vì thế mà tính chất vô hình của chúng bị thay đổi. Các nhà cung cấp dịch vụ phải mô tả, nhấn mạnh lợi ích của dịch vụ mà du khách sẽ nhận được. Từ đó thu hút, thuyết phục khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ.
Tính phi vật chất - vô hình
Tùy thuộc vào nhà cung cấp, thời điểm, địa điểm mà chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch dễ dàng thay đổi. Dịch vụ không thể thực hiện kiểm tra chất lượng bởi nó được cung cấp và tiêu thụ diễn ra cùng lúc.
Thông thường tính chất không đồng nhất thay đổi lớn nhất vào mùa cao điểm, phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu khách hàng.
>>Xem thêm: Kinh doanh du lịch là gì? Các loại hình dịch vụ du lịch phổ biến
Đây là một đặc điểm quan trọng làm nên sự khác biệt của dịch vụ du lịch so với đặc tính hữu hình của hàng hóa thông thường. Dịch vụ du lịch giữa khách hàng và người cung cấp không hề tách rời nhau. Bởi quá trình sản xuất phục vụ và sử dụng diễn ra đồng thời trong một không gian và thời gian.
Nếu khách hàng có thể mua sản phẩm hữu hình để dự trữ dùng dần thì sản phẩm du lịch lại không thể lưu kho. Bởi vậy nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có du khách thì họ sẽ không có doanh thu.
Tính chất đồng thời của tiêu dùng và sản xuất
Vốn dĩ cơ sở du lịch vừa là nơi cung ứng vừa là nơi sản xuất dịch vụ. Bởi vậy mà dịch vụ du lịch mang tính chất không di chuyển được. Khách hàng muốn sử dụng dịch vụ thì phải đến tận nơi các cơ sở du lịch.
>>Xem thêm: Bí quyết kinh doanh tour du lịch hiệu quả được chuyên gia chia sẻ
Ngành du lịch sở hữu đặc trưng rõ nét nhất trong tính thời vụ. Bởi vậy mà dịch vụ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ. Phần lớn nhu cầu và cung ứng du lịch không có sự đồng đều theo thời gian. Mà trong năm sẽ có một số thời điểm tập trung cao nhu cầu du lịch của khách hàng.
Tính thời vụ của du lịch
Vai trò của dịch vụ du lịch được thể hiện rõ nhất trong 3 mục đích sau đây.
Du lịch đóng góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước. Từ đó tăng thu nhập quốc dân, tỷ trọng GDP ngành du lịch tăng và góp phần tích cực cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Không chỉ vậy, đây còn là “con đẻ trứng vàng” giúp nhiều quốc gia có nguồn thu nhập ngoại tệ cực khủng. Các dịch vụ trong ngành du lịch không mất đi mỗi lần đưa ra thị trường mà còn gia tăng uy tín khi làm thỏa mãn được nhu cầu khách hàng.
Mang lại nguồn thu ngoại tệ
Dịch vụ du lịch tạo cơ hội việc làm cho rất nhiều tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất cho người dân. Hơn nữa còn mở rộng giao lưu giữa các vùng miền trong nước và nước ngoài.
Khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công, lễ hội truyền thống, chỉnh trang nông thôn sạch đẹp hơn, thay đổi diện mạo đô thị.
>>Xem thêm: Kinh doanh du lịch lữ hành là gì? Điều kiện đăng ký mới nhất 2023
Tạo điều kiện phân phối thu nhập quốc dân giữa các vùng và giữa các thành phần lao động trong xã hội. Dịch vụ du lịch góp phần kích thích sự tăng trưởng kinh tế, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang các vùng kém hơn.
Kích thích tăng trưởng kinh tế
Hiện nay, dịch vụ du lịch bao gồm các nhóm phân loại như sau:
Đây là những dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Bao gồm việc di chuyển từ nơi ở đến điểm du lịch, giữa các điểm du lịch với nhau. Dịch vụ lưu trú và ăn uống đảm bảo du khách có nơi nghỉ ngơi thoải mái. Cơ sở vật chất bao gồm nhà hàng, khách sạn, phương tiện di chuyển,...
Một số dịch vụ cơ bản
Dịch vụ đặc trưng được hiểu là những dịch vụ đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đó có thể là:
Du lịch văn hóa thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu phong tục tập quán, nếp sống, loại hình văn hóa phi vật thể,...
Dịch vụ du lịch kế hợp nghiên cứu khoa học tự nhiên thông qua hệ sinh thái môi trường, dịch vui chơi giải trí,...
>>Xem thêm: Bỏ túi ngay 10 ý tưởng kinh doanh du lịch độc đáo năm 2023
Mua sắm là hoạt động không thể thiếu của du khách trong các chuyến du lịch. Họ mua sắm quà kỷ niệm về cho người thân, bạn bè có thể là sản vật đặc trưng, hàng tiêu dùng có ý nghĩa,... Dịch vụ mua sắm đóng vai trò thúc đẩy ngành nghề thủ công tại địa bàn du lịch.
Dịch vụ mua sắm
MICE là viết tắt của Meeting - Incentive - Conference - Event hay còn gọi là dịch vụ hội thảo. Đây là hoạt động du lịch của một tập thể, doanh nghiệp được kết hợp với sự kiện, khen thưởng tổ chức cho nhân viên.
Dịch vụ này sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng tại điểm du lịch miễn là hợp pháp. Ví dụ như tư vấn, hỗ trợ, spa, làm đẹp, massage,... Dịch vụ trung gian và bổ sung không mang tính chất bắt buộc. Tuy nhiên chúng cần có để hoàn thành hành trình du lịch của khách hàng và nâng cao trải nghiệm của họ tại điểm du lịch.
Trên đây, POS365 vừa cùng các bạn tìm hiểu chi tiết vai trò của dịch vụ du lịch trong đời sống và kinh tế. Theo dõi POS365 để biết thêm nhiều kiến thức kinh doanh hữu ích nhé!
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/dich-vu-du-lich-la-gi-a81009.html