Mô tả công việc 9 vị trí phổ biến ngành Logistics

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu đã mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho ngành Logistics. Vì vậy rất nhiều bạn trẻ chọn theo học ngành này. Thế nhưng khi nhắc đến các vị trí việc làm trong ngành Logistics nhiều bạn còn khá mơ hồ. Vậy nên, trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc khám phá vai trò của Logistics và mô tả công việc các vị trí ngành Logistics để các bạn hiểu rõ hơn Logistics là gì nhé! Tuyển dụng nhân sự cấp cao ngành Logistics Xem thêm >>> Việc làm Logistics tại HRchannels.com

Vai trò của Logistics

Hiện nay các doanh nghiệp đặc biệt coi trọng hoạt động Logistics bởi những vai trò to lớn của hoạt động này đối với sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế. Vai trò đó được thể hiện qua các điểm sau:

Thứ nhất, Logistics là công cụ giúp liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm cung cấp, sản xuất, phân phối, mở rộng thị trường,… Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện đại, các nhà quản lý doanh nghiệp đều coi Logistics là công cụ hữu hiệu giúp họ liên kết các lĩnh vực khác nhau trong chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Thứ hai, Logistics giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chu trình luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới khi sản phẩm được giao tới tay khách hàng.

Thứ ba, Logistics giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. Trước áp lực về vốn và khủng hoảng năng lượng, buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải quan tâm đến chi phí, nhất là chi phí vận chuyển. Trong khi đó, với sự phát triển của công nghệ thông tin, Logistics có thể dễ dàng giải quyết bài toán chi phí này cho doanh nghiệp.

Thứ tư, Logistics giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác hơn. Các nhà quản lý phải đối mặt với rất nhiều vấn đề hóc búa khi điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như nguồn cung nguyên liệu, thời điểm bổ sung nguyên liệu, phương tiện vận chuyển, kho chứa thành phẩm,… Tuy vậy những vấn đề tưởng như nan giải trên sẽ được Logistics dễ dàng “hóa giải”. Các nhà quản lý có thể vận dụng Logistics để kiểm soát và ra quyết định chính xác nhất về các vấn đề kể trên và đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.

Thứ năm, Logistics đảm bảo hàng hóa được giao nhận đúng thời gian và địa điểm. Khi nền kinh tế mở rộng trên phạm vi toàn cầu đã khiến việc lưu chuyển hàng hóa thêm phức tạp và đa dạng. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho nhà quản lý là phải kiểm soát chặt chẽ và có những yêu cầu cụ thể đối với hoạt động giao nhận. Đồng thời phải đảm bảo lượng hàng tồn kho ở mức thấp nhất. Với vai trò của Logistics, hàng hóa luôn được giao đúng lúc, đúng nơi nên toàn bộ quá trình giao nhận trở nên hiệu quả hơn và nhanh hơn. Vai trò của logistics >>>> Xem thêm: Logistics là gì? Tìm hiểu A-Z về ngành Logistics

09 vị trí công việc ngành Logistics phổ biến

Theo Uptalent được biết rất nhiều bạn theo học ngành logistics nhưng lại chưa nắm bắt được những vị trí công việc cụ thể trong các công ty logistics. Vậy nên sau khi đã hiểu được vai trò của Logistics, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các vị trí công việc ngành Logistics phổ biến nhé.

Trong thực tế, ngành logistics có 9 vị trí công việc phổ biến sau:

1- Nhân viên kho vận (Warehouse staff)

Nhân viên vận hành kho chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa được lấy từ đâu, lấy bao nhiêu, phân phối như thế nào, vận chuyển ra sao,… Tất cả những việc này đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng và khả năng phân tích mới đạt hiệu quả tốt nhất.

Mô tả công việc:

- Tiếp nhận đơn hàng và sắp xếp lịch giao hàng khoa học, hợp lý nhằm đảm bảo giao đúng thời hạn và tiết kiệm chi phí.

- Quản lý hoạt động vận chuyển, bốc xếp và giao nhận hàng hóa.

- Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa từ lúc xuất kho đến khi giao cho khách hàng.

- Quản lý hóa đơn, chứng từ hàng hóa trong kho.

- Phối hợp với đơn vị vận tải, khách hàng và các bên liên quan xử lý các sự cố trong quá trình giao hàng.

2- Nhân viên kinh doanh/ Logistics Staff

Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh ngành logistics là bán hàng, mà cụ thể hơn là bán dịch vụ vận chuyển. Họ phải đảm bảo tạo ra doanh thu và duy trì uy tín của doanh nghiệp.

Mô tả công việc:

- Cung cấp thông tin về dịch vụ và thuyết phục khách hàng chọn dịch vụ của doanh nghiệp.

- Giữ liên lạc với các khách hàng hiện hữu của doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật các chính sách, ưu đãi mới cho họ.

- Tìm kiếm khách hàng mới.

- Hỗ trợ và giám sát quá trình cung cấp dịch vụ để đảm bảo khách hàng luôn hài lòng. Logistics Staff

3- Nhân viên chứng từ (Document staff)

Chức năng chính của nhân viên chứng từ là thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ xuất nhập được vận chuyển bằng tàu. Họ phải đảm bảo tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thông quan và đảm bảo việc giao hàng diễn ra đúng quy trình, thủ tục pháp lý.

Mô tả công việc:

- Soạn thảo và xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu như: hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, giấy báo hàng đến,…

- Chuẩn bị hồ sơ hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng, các công văn, tờ trình cho các bên liên quan,…

- Làm việc với khách hàng và phối hợp với bộ phận hiện trường làm các thủ tục thông quan hàng hóa.

- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ đầy đủ và khoa học.

4- Nhân viên cảng/ điều phối container

Nhân viên cảng là người chịu trách nhiệm điều phối các container lên hoặc xuống tàu.

Mô tả công việc:

- Kiểm soát các thiết bị, công cụ xếp dỡ và băng tải vận chuyển hàng nhằm đảm bảo an toàn lao động.

- Bố trí tàu ra vào sao cho hợp lý.

- Điều động các phương tiện bốc dỡ và công nhân bốc xếp.

- Lập biên bản nếu xảy ra sự cố trong quá trình bốc dỡ hàng lên và xuống tàu. Nhân viên cảng - logistics >>>> Có thể bạn quan tâm: Vai trò của bộ phận logistics trong doanh nghiệp

5- Chuyên viên thu mua (Purchasing staff)

Nhiệm vụ của nhân viên thu mua là phải đảm bảo nguồn nguyên liệu được mua từ những nhà cung cấp uy tín với mức giá tốt nhất và thời gian giao hàng hợp lý.

Mô tả công việc:

- Làm việc với bộ phận sản xuất, xác định mặt hàng cần mua và lập kế hoạch thu mua.

- Xác định các yêu cầu mua hàng và quản lý hoạt động mua hàng.

- Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết cho nhà cung cấp.

- Theo dõi tình trạng đơn hàng để kịp thời xử lý các sự cố phát sinh.

- Xác định thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng, theo dõi đơn đặt hàng và chi phí mua hàng.

- Đánh giá hiệu quả các đơn đặt hàng.

- Đảm bảo các thỏa thuận trong hợp đồng mua hàng được tuân thủ.

6- Nhân viên giao nhận (Forwarder)

Trách nhiệm của nhân viên giao nhận là quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc chuyển thư từ, kiện hàng hoặc hàng hóa.

Mô tả công việc:

- Tiếp nhận và xử lý thông tin các lô hàng được giao.

- Lấy D/O, giấy ủy quyền tại hãng tàu, đại lý.

- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng tìm được phương án giao nhận tối ưu.

- Sắp xếp và điều phối các phương tiện hỗ trợ việc vận chuyển.

- Phối hợp với các bộ phận liên quan để phục vụ khách hàng tốt nhất.

- Theo dõi tiến độ giao nhận. Nhân viên hải quan

7- Nhân viên hải quan (Customs Clerk)

Trách nhiệm chính của nhân viên hải quan là đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa xuất nhập khẩu và đảm bảo hàng hóa tại cảng lưu thông thuận lợi, không bị ùn ứ. Công việc này đòi hỏi bạn phải có năng lực chuyên môn cao nhưng đổi lại bạn sẽ nhận được mức thu nhập rất tốt. Chính vì vậy đây là công việc thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ.

Mô tả công việc:

- Kiểm tra các giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu.

- Kiểm tra, phân luồng hàng hóa và đảm bảo tính hợp pháp đối với các loại hàng hóa tại cảng.

- Thực hiện các công việc khai báo hải quan.

- Hướng dẫn nhân viên hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hóa.

8- Chuyên viên thanh toán quốc tế

Nhiệm vụ của chuyên viên thanh toán quốc tế là hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, như: mở L/C, chuyển T/T, kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ,… Vị trí này đòi hỏi bạn phải giỏi tiếng Anh và hiểu rõ các tiêu chuẩn, nguyên tắc quốc tế về thương mại.

Mô tả công việc:

- Tiếp nhận chứng từ, cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng.

- Kiểm tra tính pháp lý các loại giấy tờ, hồ sơ của khách hàng.

- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi giao dịch đã ký kết.

- Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ thanh toán.

- Lưu giữ sổ sách, tài liệu, hồ sơ thanh toán theo đúng quy định của ngân hàng.

9- Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service)

Trách nhiệm của nhân viên chăm sóc khách hàng ngành logistics là tư vấn, cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách hàng và theo dõi tình trạng hàng hóa để cập nhật cho khách hàng.

Mô tả công việc:

- Cung cấp cho khách hàng các tài liệu cần thiết.

- Xử lý nhanh chóng và hiệu quả các yêu cầu của khách hàng.

- Thông báo tình trạng vận chuyển hàng hóa cho khách hàng.

- Theo dõi sát các đơn hàng lớn và nhanh chóng giải quyết các yêu cầu của khách hàng.

- Lưu giữ thông tin khách hàng và duy trì mối quan hệ mật thiết với họ.

Tóm lại, có thể thấy rằng các vị trí việc làm trong ngành Logistics không hề đơn giản, đặc biệt còn đòi hỏi cao về chuyên môn và kỹ năng. Tuy nhiên, các công việc trong ngành Logistics cũng rất thú vị và đầy tính thử thách. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về công việc bạn sẽ làm khi theo học ngành Logistics. Mong rằng bạn sẽ chọn được công việc phù hợp với năng lực và sở thích của mình để đạt được thành công trong sự nghiệp.

TÌM KIẾM NHÂN SỰ CẤP CAO >>>> Bạn quan tâm: Ngành logistics - xu hướng nghề nghiệp của thế hệ trẻ

-

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/logistic-lam-gi-a77998.html