Khi đăng ký chuyên ngành học, bạn có thể gặp khó khăn khi phân biệt các thuật ngữ về ngành hoặc chuyên ngành tiếng Anh là gì? Chúng khác nhau thế nào? Các từ vựng chuyên ngành tiếng Anh là gì? ILA sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn!
Ngành trong tiếng Anh vốn là một từ đa dạng về nghĩa. Tùy theo từng ngữ cảnh giao tiếp mà bạn có thể hiểu ngành là branch, career, profession, major… Nếu xét “ngành” theo ngành học thì tiếng Anh là major, phát âm /ˈmeɪ.dʒər/.
Định nghĩa đầy đủ về ngành học trong tiếng Anh là:
Major is the main course of students at the University. (Ngành là khóa học chính của sinh viên ở trường đại học.)
Ví dụ:
• Her major is French. (Ngành học của cô ấy là tiếng Pháp.)
• She was a Sociology major at an Ivy League college. (Cô ấy học ngành Xã hội học tại trường đại học Ivy League.)
>>> Tìm hiểu thêm: Khám phá 100+ từ vựng về nghề nghiệp tiếng Anh
Chuyên ngành và ngành trong tiếng Anh là 2 thuật ngữ khác biệt nhau. Chuyên ngành có nghĩa là specialization, phát âm /ˌspeʃ.əl.aɪˈzeɪ.ʃən/.
Định nghĩa đầy đủ về chuyên ngành tiếng Anh theo từ điển Cambridge:
Specialization is a particular area of knowledge or the process of becoming an expert in a particular area. (Chuyên ngành là một lĩnh vực kiến thức cụ thể hoặc quá trình trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể.)
Ví dụ:
• He said that he was unable to help us because our case fell outside his specialization. (Ông ấy nói rằng ông không thể giúp chúng tôi vì trường hợp của chúng tôi nằm ngoài chuyên môn của ông.)
• I majored in Tourism, my specialization is Travel and Tourism Services Management. (Tôi học ngành Du lịch, chuyên ngành Quản lý Dịch vụ Lữ hành và Du lịch.)
>>> Tìm hiểu thêm: Học 100 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày hiệu quả, không nhàm chán
√ Major: Đề cập đến khóa học chính. Bạn cần hoàn thành một số khóa học tối thiểu để nhận bằng đi học. Trên bằng tốt nghiệp sẽ ghi ngành học của bạn là gì.
√ Specialization: Chuyên ngành là môn học trọng tâm của ngành học, có thể yêu cầu phải hoàn thành một số khóa học cụ thể hoặc không. Trên bằng tốt nghiệp sẽ không ghi chuyên ngành là gì.
Ví dụ:
• In university, I majored in Earth Sciences by attending classes in the Earth Sciences department. My Diploma says: University of Michigan, B.S. Earth Sciences. (Ở trường đại học, tôi học ngành Khoa học Trái đất bằng cách tham gia các lớp học ở khoa Khoa học Trái đất. Bằng tốt nghiệp của tôi ghi: Đại học Michigan, Cử nhân Khoa học Trái đất).
• I specialized in petroleum geology by taking classes applicable to the oil major. Nowhere on my diploma does it say Petroleum Geology. (Tôi học chuyên ngành về Địa chất dầu khí bằng cách tham gia các lớp liên quan đến ngành dầu mỏ. Trên bằng tốt nghiệp của tôi không ghi Địa chất dầu khí).
√ Một ngành học thường bao gồm nhiều chuyên ngành. Như vậy, major sẽ bao gồm nghĩa rộng hơn so với specialization.
√ Thông thường, major chỉ được dùng trong trường cao đẳng, đại học. Còn specialization sẽ mô tả công việc chính của ai đó trong lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ:
• University student: I want to become a Neuroscientist, so my major is Neurology. (Sinh viên đại học: Tôi muốn trở thành một nhà Thần kinh học, vì vậy ngành học của tôi là Thần kinh học.)
• Neurosurgeon: I perform surgery on the human brain, but I specialize in tumor removal. (Bác sĩ giải phẫu thần kinh: Tôi thực hiện phẫu thuật não người, nhưng tôi chuyên cắt bỏ khối u.)
>>> Tìm hiểu thêm: Bài tập phân biệt the other, another, others, other để bạn luyện tập
Chuyên ngành học về tiếng Anh gọi là English Specialization.
• English: Chuyên ngành ngôn ngữ Anh
• English Pedagogy: Chuyên ngành sư phạm Anh
• English specialization in Humanities: Tiếng Anh chuyên ngành Nhân văn
• English specialization in Liberal Arts: Tiếng Anh chuyên ngành Nghệ thuật tự do
Ví dụ:
• Her main specialization was English Pedagogy. (Chuyên ngành chính của cô ấy là sư phạm Anh).
• After completing the course, I select a English specialization in Humanities. (Sau khi hoàn thành khóa học, tôi chọn học tiếng Anh chuyên ngành Nhân văn.)
Từ vựng chuyên ngành là hệ thống từ ngữ thuộc về một chuyên ngành nào đó. Từ vựng chuyên ngành chỉ dùng trong ngành đó chứ không dùng trong ngành khác. Sau đây là những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành theo từng lĩnh vực cụ thể.
Chuyên ngành Công nghệ thông tin - Khoa học máy tính là: Information technology - Computer science
• Operating system: Hệ điều hành
• Remote access: Truy cập từ xa
• Application: Ứng dụng
• Binary: Nhị phân
• Microprocessor: Bộ vi xử lý
• Protocol: Giao thức
• Configuration: Cấu hình
• Source code (of a file or program): Mã nguồn
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành ô tô: Các thuật ngữ chính và cách học hiệu quả
Chuyên ngành Kinh tế và Thương mại tiếng Anh là: Economics and Commerce.
• Automated Teller Machine (ATM): Máy rút tiền tự động (ATM)
• Cash On Delivery (COD): Trả tiền khi giao hàng (COD)
• Gross Domestic Product (GDP): Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
• Return On Investment (ROI): Lợi tức đầu tư (ROI)
• Budget: Ngân sách
• Exchange rate: Tỷ giá
• Installment: Trả góp
• Refund: Đền bù
Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị nhân sự là: Administration - Human resources.
• Receiving office: Văn phòng tiếp nhận
• Correspondence: Thư tín
• Conference: Hội nghị
• Internship position: Vị trí thực tập
• Social insurance: Bảo hiểm xã hội
• Average salary: Lương trung bình
• Background check: Kiểm tra lý lịch
• Probation: Kiểm soát
• Paid leave: Nghỉ có lương
Chuyên ngành Marketing và Truyền thông là: Marketing - Communication.
• Advertising: Quảng cáo
• Distribution channel: Kênh phân phối
• Coverage: Phủ sóng
• End-user: Người dùng cuối
• Marketing: Tiếp thị
• Promotion: Khuyến mãi
• Public Relations (PR): Quan hệ công chúng
Tiếng Anh chuyên ngành y học là medicine.
• Emergency room: Phòng cấp cứu
• Consulting room: Phòng tư vấn
• Dispensary: Trạm xá
• Blood bank: Ngân hàng máu
• Outpatient Department: Khoa ngoại trú
• General Medical/ Medicine Department: Khoa Y/ Y học tổng hợp
• Laboratory: Phòng thí nghiệm
• Isolation ward/ room: Khu/ Phòng cách ly
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành điều dưỡng: Cơ hội mở ra cho bạn tương lai tươi sáng
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Luật học là Law.
• Jurisdiction: Quyền hạn
• Defendant: Bị cáo
• Legal benefit: Lợi ích pháp lý
• Indictment: Cáo trạng
• Impeachment: Làm mất danh dự
• Civil law: Luật dân sự
• Grand jury: Bồi thẩm đoàn
• Accredit: Công nhận
Từ vựng chuyên ngành Du lịch là Tourism.
• Domestic travel: Đi lại trong nước
• Inclusive tour: Tour trọn gói
• Itinerary: Hành trình
• Retail travel agency: Đại lý du lịch bán lẻ
• Travel advisories: Lời khuyên du lịch
• Visa: Hộ chiếu
• High season: Mùa cao điểm
• Fully-booked/ No rooms available: Đã kín phòng/ Không có phòng trống
• Reservations: Đặt chỗ
Chuyên ngành kỹ thuật và cơ khí là: Technical and Mechanical.
• Labor safety: An toàn lao động
• Electrical installations: Lắp đặt điện
• Design automation: Tự động hóa thiết kế
• Workpiece: Phôi
• Amplifier: Bộ khuếch đại
• Preventive maintenance: Bảo dưỡng phòng ngừa
• Breakdown maintenance/ Operation to Break Down (OTBD): Bảo trì sự cố/ Vận hành để khắc phục sự cố (OTBD)
>>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh chuyên ngành xây dựng: Không nhiều để có thể làm khó bạn
Ngoài các từ vựng chuyên ngành tiếng Anh trên, bạn có thể tham khảo thêm tên gọi các ngành hoặc chuyên ngành khác như:
• International Business: Kinh doanh quốc tế
• Civil Engineering: Xây dựng dân dụng
• Industrial Design: Thiết kế công nghiệp
• Fashion Design: Thiết kế thời trang
• Psychology: Tâm lý học
• Sociology: Xã hội học
• Dentistry: Nha khoa
• Accounting: Kế toán
• Architecture: Kiến trúc
• Environmental Science: Khoa học môi trường
• Graphic Design: Thiết kế đồ họa
• International Relations: Quan hệ quốc tế
• Public Health: Y tế công cộng
• Astronomy: Thiên văn học
• Biochemistry: Sinh hóa học
• Neuroscience: Thần kinh học
• Astrophysics: Vật lý thiên văn
• Public Administration: Quản lý công cộng
• Environmental Engineering: Kỹ thuật môi trường
• Agricultural Science: Khoa học nông nghiệp
• Mechanical Engineering: Kỹ thuật cơ khí
• Cybersecurity: An ninh mạng
• Renewable Energy: Năng lượng tái tạo
• Urban Planning: Quy hoạch đô thị
• Applied Linguistics: Ngôn ngữ học ứng dụng
• Bioinformatics: Thông tin sinh học
• Sports Science: Khoa học thể thao
• Nutrition Science: Khoa học dinh dưỡng
• Quantum Physics: Vật lý lượng tử
>>> Tìm hiểu thêm: Các môn học bằng tiếng Anh đầy đủ và thông dụng nhất
• What is your major? (Bạn học ngành gì?)
⇒ My major is… / I study…
• Why did you choose this major? (Vì sao bạn chọn ngành này?)
⇒I chose this major because it matches my passion and talent. Throughout my studies, I discovered a genuine interest and desire to further my knowledge in this field. (Tôi chọn ngành này vì nó phù hợp với đam mê và khả năng của tôi. Trong suốt quá trình học tập, tôi đã nhận ra bản thân rất yêu thích và mong muốn nâng cao kiến thức của tôi trong lĩnh vực này.)
• What do you hope to achieve by pursuing this major after graduation? (Bạn mong muốn đạt được điều gì khi theo đuổi ngành học này sau khi tốt nghiệp?)
⇒ After graduation, I look forward to applying my knowledge to contribute to this major. I look forward to the opportunity to intern and work with experts in the field to develop my skills and gain practical experience. (Sau khi tốt nghiệp, tôi mong muốn áp dụng kiến thức của mình để đóng góp cho ngành này. Tôi mong có cơ hội thực tập và làm việc với các chuyên gia trong lĩnh vực này để phát triển kỹ năng của mình và tích lũy kinh nghiệm thực tế.)
• Do you have any practical experience related to your major? (Bạn có kinh nghiệm thực tiễn gì liên quan đến ngành học của mình không?)
⇒ Throughout my studies, I have participated in projects and activities related to my major. For example, I interned at a company in the field and participated in research projects with professors. (Trong suốt quá trình học tập của mình, tôi đã tham gia vào các dự án và hoạt động liên quan đến ngành học của mình. Chẳng hạn, tôi đã thực tập tại một công ty trong lĩnh vực này và tham gia vào các dự án nghiên cứu với các giáo sư.)
Trên đây, ILA đã cung cấp cho bạn những thông tin xoay quanh chuyên ngành tiếng Anh là gì? Ví dụ từ vựng chuyên ngành tiếng Anh là gì? Hy vọng bạn đã biết cách phân biệt major và specialization để sử dụng thành thạo trong giao tiếp tiếng Anh.
>>> Tìm hiểu thêm: 101 bí kíp phỏng vấn tiếng Anh gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/nganh-hoc-tieng-anh-a77868.html