Key Account Manager là gì? Lộ trình thăng tiến của vị trí Key Account Manager như thế nào?

Mỗi doanh nghiệp luôn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để thành công họ sẽ phải xây dựng được tệp khách hàng chất lượng, đặc biệt là các khách hàng lớn. Vì vậy vai trò của Key Account Manager lại càng được chú trọng hơn. Nếu bạn cũng quan tâm đến công việc này, hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu Key Account Manager là gì cũng như lộ trình thăng tiến của vị tríKey Account Managernhư thế nào trong doanh nghiệp qua bài viết sau. MỤC LỤC 1- Key Account Manager là gì? 2- Lộ trình thăng tiến của vị trí Key Account Manager như thế nào? 3- Sự khác nhau giữa Key Account Manager và Sales Manager 4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở Key Account Manager? 4.1- Kỹ năng chuyên môn 4.2- Thành thạo ngoại ngữ 4.3- Kỹ năng quản lý, điều phối công việc 4.4- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán 4.5- Kỹ năng lãnh đạo 4.6- Chịu được áp lực công việc Việc làm kế toán, kiểm toán, tài chínhXem thêm >>>>> Việc làm Kế toán/ Kiểm toán

1- Key Account Manager là gì?

Key Account Manager còn được biết đến với tên gọi Trưởng phòng quản lý khách hàng trọng yếu. Người đảm nhận vị trí này có trách nhiệm quản lý mối quan hệ với các đối tượng Key Account, tức là khách hàng quan trọng.

Key Account ở đây có thể là những khách hàng được doanh nghiệp ưu tiên, khách hàng lớn hoặc các đối tượng doanh nghiệp đang hướng đến. Nói chung, các Key Account là những đối tượng có khả năng mua hàng hoá với số lượng lớn hoặc có hành vi mua hàng phức tạp. Đôi khi Key Account còn là đối tác lớn của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp Agency thì vị trí này rất quan trọng. Họ giữ vai trò chính trong việc liên hệ với khách hàng. Từ đó mang lại lợi nhuận cho công ty.

Công việc chính của Key Account Manager là tìm kiếm các khách hàng trọng yếu để tư vấn, đàm phán, ký kết hợp đồng và giữ mối quan hệ với họ. Bên cạnh đó, Key Account Manager cũng có trách nhiệm quản lý các Account Executive.

Dưới đây là bảng mô tả một số công việc chính mà Key Account Manager phải thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho các hoạt động quản lý Key Account cả online và offline nhằm gia tăng doanh số và điều phối các chương trình khuyến mãi, quản lý công nợ.

- Quản lý doanh số, kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo mọi việc diễn ra đúng chiến lược chung.

- Triển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo như dự tính.

- Đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng với khách hàng.

- Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để lên kế hoạch marketing.

- Theo dõi tốc độ tăng trưởng, doanh thu và lợi nhuận đảm bảo mọi thứ phát triển phù hợp với mục tiêu của thương hiệu.

- Quản lý các số liệu hàng tồn kho.

- Hoàn thành các chỉ tiêu bán hàng và kiểm soát hiệu quả các khoản chi phí liên quan.

2- Lộ trình thăng tiến của vị trí Key Account Manager như thế nào?

Để trở thành Key Account Manager bạn sẽ phải trải qua lộ trình thăng tiến với nhiều cấp bậc. Ban đầu bạn sẽ làm việc ở vị trí nhân viên, sau đó tích lũy kinh nghiệm để trở thành chuyên viên, rồi tiếp tục thăng tiến lên Key Account Manager.

Vị trí Key Account Manager đòi hỏi bạn phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương. Đồng thời bạn phải có các kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết khác.

Về cơ bản bạn sẽ phải chọn cho mình một công việc phù hợp để bắt đầu sự nghiệp. Kế đó bạn cần nỗ lực rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao năng lực bản thân nhằm đáp ứng được các tiêu chí cần thiết của một Key Account Manager. Cụ thể bạn phải đáp ứng được những điều sau:

+ Thứ nhất, nắm vững kiến thức chuyên môn

Để có thể thực hiện tốt vai trò của một Key Account Manager bạn cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn về bán hàng và quy trình thực hiện công việc. Điều này sẽ đảm bảo bạn có đủ kiến thức và hiểu biết cần thiết để tư vấn cũng như đề xuất giải pháp phù hợp cho những khách hàng quan trọng của doanh nghiệp.

Đồng thời, bạn cũng cần hiểu rõ đặc điểm của các Key Account và những yêu cầu của họ. Bạn nên học cách lắng nghe khách hàng, thu thập các thông tin cần thiết để thuận lợi hơn trong quá trình đàm phán, thoả thuận và có thể giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất.

+ Thứ hai, nâng cao khả năng tư duy và sáng tạo

Sáng tạo là yếu tố rất quan trọng với Key Account Manager. Bởi vì vai trò của họ là tìm ra những giải pháp mới, chưa từng xuất hiện trên thị trường.

Việc liên tục tư duy, tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo sẽ giúp bạn phát triển nhiều chiến dịch mới lạ và mang lại sự phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp về doanh thu cũng như tốc độ tăng trưởng.

Bạn sẽ không ngừng sáng tạo ra những ý tưởng mới bằng cách duy trì việc nghiên cứu, khảo sát các đối tượng mục tiêu, thị trường, xu hướng ngành nhằm giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ.

+ Thứ ba, có tầm nhìn xa rộng

Một Key Account Manager giỏi cần có khả năng nhìn thấy vấn đề một cách tổng thể nhất và nắm rõ từng chi tiết nhỏ nhất. Điển hình là bạn cần phải biết được thế mạnh của doanh nghiệp, hành động của công ty đối thủ, biến động thị trường và những điều đó có thể tác động như thế nào đến doanh nghiệp.

Việc có tầm nhìn xa rộng sẽ giúp bạn hoạch định và vạch ra hướng phát triển phù hợp. Đồng thời bạn cũng nhận biết được điều gì quan trọng và điều gì cần phải ưu tiên giải quyết trước.

3- Sự khác nhau giữa Key Account Manager và Sales Manager

Nếu chỉ lướt qua bạn sẽ thấy công việc của Key Account Manager và Sales Manager khá giống nhau. Đều là bán hàng và tăng trưởng doanh số. Tuy nhiên, giữa hai vị trí này có những điểm khác nhau như sau:

+ Mục đích công việc

Sales Manager tập trung vào việc bán hàng, chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người tiêu dùng. Còn Key Account Manager tập trung vào việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng.

+ Cách thức làm việc

Trong khi Sales Manager tìm mọi cách để đưa về càng nhiều khách hàng càng tốt, thì Key Account Manager sẽ tìm cách để thu hoạch được nhiều hơn từ khách hàng và kéo dài mối liên hệ với họ.

+ Thời gian

Với Sales Manager, chỉ cần chốt được đơn hàng, tiền về tài khoản công ty là hoàn tất. Nhưng Key Account Manager thì khác. Họ sẽ phải duy trì mối quan hệ với khách hàng trong thời gian dài với mong muốn khách hàng sẽ tiếp tục hoặc mở rộng hợp đồng.

Nói cách khác, những nỗ lực của Sales Manager sẽ mang về lợi nhuận tức thì. Còn Key Account Manager cần thời gian dài hơn, khi nào họ có thể kết nối thành công với khách hàng lợi nhuận sẽ về.

4- Các công ty FDI tìm kiếm những kỹ năng nào ở Key Account Manager?

Các công ty FDI có kỳ vọng rất lớn với vị trí Key Account Manager. Vì vậy khi tuyển dụng vị trí này họ luôn tìm kiếm ở ứng viên những kỹ năng nhất định. Đó là những kỹ năng sau:

4.1- Kỹ năng chuyên môn

Tùy thuộc vào ngành nghề, sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp sẽ có nhóm khách hàng riêng. Do đó, bạn cần am hiểu các nhóm khách hàng trọng điểm của doanh nghiệp và nắm vững các kiến thức ngành nghề đặc thù để có thể trở thành một Key Account Manager.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có kinh nghiệm quản lý khách hàng trong cùng lĩnh vực. Thông thường ứng viên cho vị trí Key Account Manager cần có từ 4 - 5 năm kinh nghiệm trở lên. Nếu đã từng làm việc tại công ty FDI bạn sẽ có ưu thế lớn khi ứng tuyển.

4.2- Thành thạo ngoại ngữ

Kỹ năng này được xem là kỹ năng bắt buộc với vị trí Key Account Manager tại các công ty FDI. Bởi vì khách hàng, đối tác, sếp và đồng nghiệp của bạn sẽ là người nước ngoài. Không giỏi ngoại ngữ bạn sẽ không thể làm việc và đàm phán với họ.

4.3- Kỹ năng quản lý, điều phối công việc

Với trách nhiệm quản lý một nhóm các Account Executive, bạn cần có năng lực quản lý và điều phối công việc thành thạo. Từ đó bạn có thể tạo dựng một môi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp cho đội ngũ account và chỉ đạo, hướng dẫn công việc cho nhân viên hiệu quả hơn.

4.4- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

Việc thuyết phục khách hàng kết nối và chọn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khó hơn tìm kiếm khách hàng rất nhiều. Vì vậy, Key Account Manager phải là người giỏi giao tiếp, đàm phán để có thể nắm bắt tâm lý khách hàng và xử lý linh hoạt các điều khoản, thoả thuận. Nói chung, không giỏi giao tiếp bạn sẽ không thể thành công ở vị trí này.

4.5- Kỹ năng lãnh đạo

Key Account Manager không chỉ có trách nhiệm quản lý nhân sự dưới quyền mà còn phải phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác trong doanh nghiệp. Bởi vậy, có năng lực lãnh đạo xuất sắc chính là điều không thể thiếu với vị trí quản lý như Key Account Manager.

4.6- Chịu được áp lực công việc

Áp lực công việc là điều khó tránh đối với Key Account Manager. Điều này phát xuất từ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, cùng với đó là những thách thức về thu hút thị phần, tìm kiếm khách hàng lớn tiềm năng.

Chính vì vậy, Key Account Manager cần sở hữu những tố chất cần thiết như sự bình tĩnh, khả năng xử lý vấn đề, tính kiên nhẫn,… để vượt qua áp lực công việc và hỗ trợ nhân viên của mình khi họ gặp áp lực.

Trên đây là một số thông tin về Key Account Manager và lộ trình thăng tiến của vị trí này trong doanh nghiệp. Hiện tại, vị trí Key Account Manager là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp đều rất coi trọng việc tuyển dụng vị trí này. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn và giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội làm việc vô cùng lý tưởng như Key Account Manager. Chúc bạn tìm được việc làm phù hợp và có một sự nghiệp thành công!

Dịch vụ headhunting - săn đầu người -

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/key-account-manager-la-gi-a77599.html