Fresher, Junior, Senior là gì? Chắc hẳn bạn không ít lần nghe mọi người nhắc đến những từ này nhỉ! Cụ thể, đây là những từ chỉ mức độ kinh nghiệm của người lao động trong nhiều ngành nghề. Những tên gọi này thay đổi tùy theo công ty và tùy theo công việc. Dưới đây, mình sẽ đưa ra một góc nhìn trong yêu cầu công việc và mức độ nhiệm vụ của những cấp bậc này.
Các cấp bậc như Fresher, Junior, Senior hay các vị trí cao hơn giúp phân loại và đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhân viên, đồng thời tạo ra hệ thống phân cấp công việc rõ ràng trong một tổ chức. Có 3 level cơ bản trong công việc phổ biến như sau:
Phân chia cấp bậc công việc có mục đích quan trọng trong việc quản lý và phát triển nhân sự trong tổ chức. Dưới đây là những lý do chính cho việc phân chia cấp bậc:
Phân chia cấp bậc giúp nhà quản lý dễ dàng xác định mức độ phức tạp của từng công việc và giao đúng người có năng lực phù hợp. Những nhiệm vụ khó và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm có thể được giao cho nhân viên cấp cao như Senior, trong khi các nhiệm vụ cơ bản hơn có thể phù hợp với Junior hoặc Fresher.
Cấp bậc công việc giúp nhân viên hiểu rõ vị trí hiện tại của họ và xác định các mục tiêu cần đạt được để tiến bộ trong sự nghiệp. Nhân viên có thể biết rõ họ cần học hỏi và cải thiện những kỹ năng gì để thăng tiến từ Fresher lên Junior, rồi đến Senior, và xa hơn nữa.
Phân chia cấp bậc giúp công ty thiết lập các chính sách đãi ngộ phù hợp với từng cấp độ. Cấp bậc cao hơn thường đi kèm với mức lương, phúc lợi tốt hơn, từ đó tạo động lực để nhân viên phấn đấu nâng cao năng lực, kỹ năng của mình.
Các cấp bậc giúp phân định rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên trong tổ chức. Senior thường chịu trách nhiệm về các quyết định kỹ thuật quan trọng và hướng dẫn nhóm, trong khi Junior và Fresher tập trung vào học hỏi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Điều này giúp tránh xung đột và nhầm lẫn trong quá trình làm việc.
Phân chia cấp bậc công việc giúp công ty tuyển dụng đúng đối tượng cho từng vị trí và đưa ra kế hoạch đào tạo phù hợp. Một người được tuyển dụng ở cấp độ Junior sẽ cần được đào tạo khác với người ở cấp độ Senior, vì vậy quá trình đào tạo có thể được tùy chỉnh theo cấp bậc của nhân viên.
Dưới đây là giải thích chi tiết về các tiêu chí phân chia level công việc dựa trên các yếu tố quan trọng như kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng lãnh đạo:
Fresher chỉ những bạn đã có kiến thức chuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm thực chiến. Hoặc các bạn đã tham gia vào dự án thực tế, tuy nhiên đều được giám sát và giúp đỡ bởi những người có kinh nghiệm. Thường Fresher có kinh nghiệm làm việc dưới 6 tháng.
Giai đoạn Fresher là thời gian để họ học hỏi, làm quen với môi trường làm việc và tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Fresher thường được giao các nhiệm vụ đơn giản, lặp đi lặp lại và không đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc hoặc khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Các công việc điển hình bao gồm:
Tham khảo tuyển dụng fresher IT lương cao trên TopDev
Junior là level thường có ít hơn 2 năm kinh nghiệm làm việc, đã có một số kiến thức cơ bản về công việc. Junior lúc này đã có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đơn giản một cách độc lập nhưng vẫn cần sự hướng dẫn từ các Senior hoặc quản lý khi gặp các tình huống phức tạp.
Ví dụ trong lập trình, mối quan tâm của các bạn Junior Developer xoay quanh việc làm sao để code chạy được.
Nhân viên Junior có thể tự hoàn thành các công việc cơ bản nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ các cấp trên đối với các vấn đề phức tạp. Họ có thể làm việc độc lập trong các nhiệm vụ được giao nhưng thường không chịu trách nhiệm cho các phần quan trọng trong dự án:
Middle là cấp độ trung bình, nằm giữa Junior và Senior. Nhân viên Middle có kinh nghiệm làm việc từ 2-4 năm, đã tích lũy được kỹ năng chuyên môn đáng kể và có khả năng làm việc độc lập với nhiều nhiệm vụ hơn. Họ có thể xử lý các dự án từ đơn giản đến phức tạp mà không cần nhiều sự giám sát.
Tất nhiên, các task được giao cho Middle không đòi hỏi quá nhiều kiến thức kỹ thuật chuyên sâu, mặc dù đã làm việc độc lập tuy nhiên cũng cần cố vấn của leader.
Nhân viên Middle có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn mà không cần giám sát nhiều. Họ thường tham gia vào các dự án tầm trung và có thể quản lý một số phần quan trọng của dự án như:
Chắc hẳn bạn nghĩ rằng trên Middle sẽ là Senior nhưng không hẳn như vậy. Có thể nói, khoảng cách giữa Midde và Senior khá lớn, bạn sẽ phải cố gắng tự phát triển rất nhiều khía cạnh mới có thể trở thành Senior hoặc bạn chỉ có thể mãi mãi dừng lại ở cấp độ Middle.
Xem xét dựa trên sự nỗ lực 110% của các bạn lập trình viên với mong muốn trở thành Senior thì Senior Developer nhìn chung có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 8 năm. Là một Senior bạn hẳn đã phải “kinh” qua rất nhiều lĩnh vực, mắc rất nhiều lỗi, từ đó mới đưa ra được kết luận đúng đắn về quá trình tổng thể.
Senior là cấp độ cao nhất trong các vị trí chuyên môn, với kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên. Senior không chỉ có khả năng hoàn thành công việc độc lập mà còn đảm nhận vai trò hướng dẫn, đào tạo, và quản lý các dự án phức tạp. Họ thường chịu trách nhiệm về các quyết định quan trọng trong dự án và có thể lãnh đạo nhóm.
Một Senior trong lĩnh vực phần mềm có thể làm phần lớn các công việc như:
Những định nghĩa về Fresher, Junior, Senior là gì mình đưa ra với góc nhìn về những yêu cầu chính và mức độ nhiệm vụ sẽ giúp bạn xác định được level của bản thân ở đâu, từ đó nổ lực phát triển lên những level cao hơn. Bên cạnh đó, việc xác định cấp độ của bản thân sẽ giúp bạn tìm việc và thỏa thuận mức lương một cách tự tin hơn. Chúc bạn thành công!
Bạn là Fresher, Junior hay Senior? Bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm? Tham khảo ngay việc làm IT mọi cấp độ trên TopDev!
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/cac-cap-bac-trong-it-a77495.html