Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề thông qua các bài toán.
Bài toán 1: Để so sánh kết quả điểm trung bình chung của các môn học (Toán, Văn, Tiếng Anh) của lớp 6A giữa học kỳ I và học kỳ II, giáo viên chủ nhiệm lập biểu đồ như sau:
Dựa vào biểu đồ trên, em hãy cho biết:
Giải:
a.
* Đối tượng thống kê: Các môn học: Văn, Toán, Tiếng Anh.
* Tiêu chí thống kê: Điểm trung bình chung của mỗi môn học ở mỗi học kỳ.
b. Dựa vào biểu đồ ta thấy điểm trung bình môn Toán học kỳ I cao hơn học kỳ II.
c. Dựa vào biểu đồ ta thấy điểm trung bình chung môn Văn trong học kỳ II, cao hơn các môn còn lại.
Nhận xét:
* Biểu đồ như biểu đồ ở bài toán 1 gọi là biểu đồ cột kép.
* Ứng với mỗi đối tượng thống kê ta có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt được biểu diễn ở trục thẳng đứng.
* Dựa vào biểu đồ cột kép, ta có thể so sánh một cách nhanh chóng các số liệu của các tiêu chí của cùng một đối tượng.
Bài toán 2: Biểu đồ cột kép dưới đây biểu diễn số lượng ca mắc covid-19 trong hai ngày 2/12/2021 và 3/12/2021 ở bốn huyện, thành phố của tỉnh Bình Dương có số ca mắc cao.
(Nguồn: Binhduong.gov)
a. Tính tổng số các mắc Covid-19 trong hai ngày (2/12/2021 và 3/12/2021) của thành phố Thủ Dầu Một.
b. Tổng số ca mắc Covid-19 của bốn huyện, thành phố nêu trên ngày 3/12/2021 tăng hay giảm so sới tổng số ca mắc trong ngày 2/12/2021 bao nhiêu ca?
c. Một trang Facebook tung tin rằng, huyện Dầu Tiếng trong hai ngày 2/12/2021 và 3/12/2021 có 200 ca mắc Covid-19, theo em thông tin đó có chính xác không?
Giải:
a. Tổng số ca mắc Covid-19 của Thành Phố Thủ Dầu Một trong hai ngày 2/12/2021 và 3/12/2021 là: 82 + 67 = 149 (ca).
b. Tổng số ca mắc Covid-19 của cả bốn huyện, thành phố trong ngày 2/12/2021: 82 + 69 + 65 + 57 = 273 (ca).
Tổng số ca mắc Covid-19 của cả bốn huyện, thành phố trong ngày 3/12/2021: 67 + 20 + 60 + 42 = 189 (ca).
Tổng số ca mắc Covid-19 của cả bốn huyện, thành phố trong ngày 3/12/2021 giảm hơn so với ngày 2/12/2021: 273 - 189 = 84 (ca).
c. Tổng số ca mắc Covid-19 của Huyện Dầu Tiếng trong hai ngày 2/12/2021 và 3/12/2021: 65 + 60 = 125 (ca).
Vậy thông tin trên trang Facebook là không chính xác.
Lưu ý: Ngoài việc dùng biểu đồ cột kép để so sánh các tiêu chí, ta cũng có thể tổng hợp các số liệu mà ta muốn tìm hiểu
Bài 1: Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng xe máy thống kê biểu đồ cột kép số lượng xe máy bán trong tháng 1 và tháng 2 của hai cửa hàng như sau:
Dựa vào biểu đồ trên em hãy:
a. Điền số liệu vào bảng sau:
ThángCửa hàng 1Cửa hàng 2Tháng 1Tháng 2b. Tính tổng số xe máy hai cửa hàng bán được trong hai tháng.
c. Địa điểm kinh doanh nào thuận lợi hơn, vì sao?
d. Tháng nào doanh nghiệp bán được nhiều xe máy hơn và hơn bao nhiêu chiếc?
ĐÁP ÁNa.
ThángCửa hàng 1Cửa hàng 2Tháng 12529Tháng 23039b. Tổng số xe máy của hai cửa hàng bán ra trong hai tháng: 25 + 30 + 29 + 39 = 123 (chiếc).
c. Cửa hàng 2 kinh doanh thuận lợi hơn. Vì tổng số xe máy bán ra trong hai tháng nhiều hơn tổng số xe máy bán ra ở cửa hàng 1.
d. Tổng số xe máy bán ra ở tháng 1 của doanh nghiệp: 25 + 29 = 54 (chiếc)
Tổng số xe máy bán ra ở thansg của doanh nghiệp: 30 + 39 = 69 chiêc).
Tháng 2 doanh nghiệp bán nhiều xe hơn tháng 1 với số xe là: 69 - 54 = 15 (chiếc).
Bài 2: Một huyện tổ chức thi học sinh năng khiếu cấp huyện cho khối học sinh trung học cơ sở và được thống kê bằng biểu đồ cột kép hai trường có số lượng giải top đầu của huyện như sau:
a. Dựa vào biểu đồ trên, tính tổng số giải thưởng của mỗi trường.
b. Số giải nhì ở trường nào nhiều hơn, và nhiều hơn bao nhiêu giải?
c. Nếu quy ra điểm để xếp thứ hạng giữa các trường, mỗi giải nhất tương ứng 3 điểm, mỗi giải nhì tương ứng 2 điểm, mỗi giải ba tương ứng 1 điểm. Hỏi trường nào có đội tuyển học sinh năng khiếu tốt hơn?
ĐÁP ÁNa. Số giải thưởng của trường A là : 11 + 24 + 20 = 55 (giải).
Số giải thưởng của trường B là : 22 + 16 + 17 = 55 (giải).
b. Giải nhì ở trường A nhiều hơn trường B với số giải thưởng là : 24 - 16 = 8 (giải).
c. Tổng điểm quy đổi trường A : 11 . 3 + 24 . 2 + 20 . 1 = 101 (điểm).
Tổng điểm quy đổi trường B : 22 . 3 + 16 . 2 + 17 . 1 = 115 (điểm).
Vậy chất lượng đội tuyển học sinh năng khiếu trường B tốt hơn trường A (115 > 101).
Bài 3: Một trang trại chăn nuôi thống kê lượng gà và lợn xuất bán ra thị trường trong hai tháng 11 và 12 như biểu đồ dưới đây.
a. Trong hai tháng 11 và 12, tháng nào xuất bán được nhiều thịt lợn hơn?
b. Sau 20 năm nữa (kể từ năm 2021), nếu em làm chủ một trang trại thì em sẽ chọn chăn nuôi để xuất bán tập trung tháng nào nhiều nhất?
c. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến thị trường tiêu thịt gia súc, gia cầm tháng đó tăng lên? (chọn đáp án em cho là hợp lý).
a. Trong hai tháng, tháng 12 xuất bán nhiều thịt lợn hơn tháng 11.
b. Sau 20 năm (kể từ năm 2021), em chọn tháng 12 xuất bán nhiều thịt hơn, vì tháng này thị trường tiêu thụ nhiều thịt hơn.
c. Chọn B. Do dịp cuối năm cận Tết Nguyên đán (tết âm lịch) có nhiều lễ hội, liên hoan v.v..
Bài 4: Biểu đồ cột kép ở hình dưới đây biểu diễn lượng mưa và lượng bốc hơi tại ba địa điểm là Hà Nội, Huế và Thành Phố Hồ Chí Minh vào mùa mưa.
(Nguồn: Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014).
a. Tổng lượng mưa của ba địa điểm nói trên là bao nhiêu mi - li - mét?
b. Lượng mưa ở Huế cao hơn Hà Nội là bao nhiêu mi - li - mét?
c. Cân bằng ẩm nơi nào thấp nhất, biết rằng cân bằng ẩm là hiệu của lượng mưa và lượng bốc hơi.
ĐÁP ÁNa. Tổng lượng mưa của ba địa điểm: 1667 + 2868 + 1931 = 6466 (mm).
b. Lượng mưa ở Huế cao hơn lượng mưa ở Hà Nội là: 2868 - 1667 = 1201 (mm).
c. Cân bằng ẩm ở Hà Nội: 1667 - 989 = 678 (mm).
Cân bằng ẩm ở Huế: 2868 - 1000 = 1868 (mm).
Cân bằng ẩm ở Thành Phố Hồ Chí Minh: 1931 - 1686 = 245 (mm).
Vậy cân bằng ẩm ở Thành Phố Hồ Chí Minh thấp nhất.
Biên soạn: Đặng Hồng Dự (Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến BD).
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/doi-tuong-thong-ke-va-tieu-chi-thong-ke-a73263.html