QMI Education - Một trong những biện pháp tu từ người Việt hay sử dụng cả trong văn nói và văn viết là nhân hóa. Hãy cùng Học Tiếng Việt Online tìm hiểu về phép nhân hóa nhé!
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng hoặc gọi để mô tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, động vật… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Có 3 kiểu nhân hóa chính thường được sử dụng gồm
Dùng những vốn từ gọi người để chỉ vật, có thể là các bộ phận trên cơ thể người hay tên gọi, danh từ riêng.
Ví dụ: Từ đó, lão miệng, bác tai, cô mắt, cậu chân, cậu tay, lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị nhau cả.
Ta thấy đoạn văn trên sử dụng các bộ phận trên cơ thể người như mắt, tay, chân, tai để nhân hóa sự vật.
Dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật. Những hoạt động của chúng ta như nói chuyện, múa, hát, chạy, nhảy… được áp dụng cho sự vật, cây cối, đồ vật…
Ví dụ: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”
Các từ được nhân hóa chỉ hoạt động của người trong đoạn văn trên là: chống lại, xung phong, giữ.
Ví dụ: “ Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”
Từ được nhân hóa là “ơi” .
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn văn sau:
“ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.”
Các từ ngữ sử dụng biện pháp nhân hóa gồm: đông vui, xe anh, xe em, tàu mẹ, tàu con, bận rộn”.
Tác dụng của các từ nhân hóa trên giúp quan cảnh bến tàu trở bên sinh động hơn, giúp người đọc, người nghe hình dung được cảnh nhộn nhịp của các phương tiện giao thông trên bến tàu.
Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo thành bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?
a ) Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
b ) Dọc sông, những chòm cổ thụ mạnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Nước bị cản văng bột tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
Với câu a thì từ nhân hóa ở đây là từ “ơi” có tác dụng trò chuyện, xưng hô với vật như với người. Làm cho sự vật gần gũi với con người, đồng thời bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của con người.
Với câu b thì từ được nhân hóa là “ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn, vùng vằng”
Đây là biện pháp nhân hóa dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật. Nó có tác dụng làm cho sự vật thêm sinh động.
Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:
QMI EDUCATION
->>> Đăng ký tư vấn <TẠI ĐÂY>
Inbox: m.me/YeutiengViet154
Tel: 024 3869 1999
Hotline: 0914 154 668
Mail: [email protected]
Address: số 14 TrungYên 3, Cầu Giấy, Hà Nội
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/cac-kieu-nhan-hoa-a73128.html