Bạch cầu trung tính giảm là tình trạng sức khỏe đáng lo ngại, làm tăng nguy cơ tái phát nhiễm trùng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Việc chẩn đoán, theo dõi và can thiệp điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Bạch cầu trung tính giảm (neutropenia) là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính trong máu thấp bất thường, làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng tái phát.
Bạch cầu trung tính là những bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch ban đầu đối với tình trạng viêm và nhiễm trùng. Bạch cầu trung tính có chức năng tiêu diệt và tiêu hóa các vi sinh vật gây hại, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của nấm, vi khuẩn… Do đó, bất kỳ khiếm khuyết nào về thành phần, chức năng hoặc số lượng bạch cầu trung tính đều có thể dẫn đến nhiễm trùng tái phát.
>> Tham khảo thêm về tình trạng: Bạch cầu trung tính tăng
Bạch cầu trung tính giảm có thể là nguyên phát (giảm sản xuất hoặc hoạt động bạch cầu trung tính không hiệu quả) hoặc thứ phát (bạch cầu trung tính bị phá hủy). Việc xác định nguyên nhân chính xác là điều quan trọng để dự đoán tiên lượng cũng như đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả.
Các hội chứng bẩm sinh hiếm gặp như hội chứng giảm sản sụn tóc, hội chứng Chediak-Higashi, rối loạn sừng hóa bẩm sinh, bệnh dự trữ glycogen loại Ib, hội chứng Shwachman-Diamond, giảm gammaglobulin máu, nhiễm trùng, hội chứng myelokathexis [1]… đều có thể liên quan đến tình trạng suy tủy xương, dẫn đến giảm bạch cầu trung tính.
Nhiễm trùng có thể làm suy yếu quá trình sản xuất bạch cầu trung tính hoặc phá hủy miễn dịch, dẫn đến giảm số lượng bạch cầu trung tính trong máu [2]. Trong đó, nhiễm trùng huyết là một nguyên nhân đặc biệt nghiêm trọng.
Nhiễm trùng do virus thông thường ở trẻ em có thể làm bạch cầu trung tính giảm với triệu chứng diễn tiến từ 1 - 2 ngày, thậm chí kéo dài từ 3 - 8 ngày với các trường hợp nghiêm trọng. Giảm bạch cầu trung tính thoáng qua cũng có thể là kết quả của quá trình phân phối lại bạch cầu trung tính do virus hoặc nội độc tố gây ra từ tuần hoàn đến vùng biên.
Ngoài ra, thói quen uống rượu cũng có nguy cơ làm bạch cầu trung tính giảm do phản ứng hóa hướng động bạch cầu trung tính của tủy bị ức chế trong một số bệnh nhiễm trùng, điển hình là viêm phổi do phế cầu khuẩn.
Ung thư và các rối loạn về máu và/hoặc tủy xương khác, bao gồm bệnh bạch cầu và ung thư hạch đều có thể ức chế quá trình sản xuất tế bào bạch cầu khỏe mạnh trong cơ thể, dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu trung tính.
Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị có thể gây hại hoặc phá hủy bạch cầu trung tính và/hoặc tủy xương tạo ra bạch cầu trung tính. Ngoài ra, tác dụng phụ từ các loại thuốc điều trị không liên quan đến ung thư cũng có thể làm giảm bạch cầu trung tính trong máu.
Cơ thể không được cung cấp đủ vitamin, khoáng chất như vitamin B12, folate hoặc đồng cũng có thể dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu.
Khi mắc một số bệnh tự miễn như Crohn, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp…, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể để tiêu diệt bạch cầu trung tính khỏe mạnh, từ đó làm giảm số lượng bạch cầu trung tính trong máu.
Bạch cầu hạt trung tính giảm không gây ra triệu chứng, nhưng các bệnh nhiễm trùng xảy ra do tình trạng này có thể biểu hiện với các dấu hiệu điển hình sau:
Nếu bạch cầu trung tính giảm nhẹ, cơ thể có thể có đủ bạch cầu trung tính để chống nhiễm trùng. Trong trường hợp này, người bệnh thường không nhận thấy triệu chứng bất thường để đi khám.
Phạm vi tham chiếu về số lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối (ANC) ở người lớn nằm trong khoảng từ 1500 - 8000 tế bào trên mỗi microlit máu [3]. Dưới đây là phân loại mức độ nghiêm trọng của tình trạng số lượng bạch cầu trung tính giảm dựa trên ANC (được biểu thị dưới đây bằng số tế bào/microlit máu):
Các đối tượng dễ bị giảm bạch cầu trung tính bao gồm:
Phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bạch cầu trung tính giảm là xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC). Xét nghiệm này có thể được thực hiện thường xuyên để theo dõi mức bạch cầu trung tính ở bệnh nhân đang hóa trị. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định lấy mẫu tủy xương và đem đi kiểm tra tế bào dưới kính hiển vi nếu nguyên nhân gây giảm bạch cầu vẫn chưa được xác định chính xác.
Các biến chứng thường gặp của bạch cầu trung tính giảm là nhiễm trùng tái phát do vi khuẩn, virus và nấm, có nguy cơ dẫn đến gây tử vong. Ngoài ra, người bệnh bị giảm bạch cầu bẩm sinh thứ phát do đột biến ở ELane, HAX1, WAS, GATA2, G6PC3 và SBDS cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn sinh tủy hoặc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
Những hội chứng này là nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở bệnh nhân bị giảm bạch cầu bẩm sinh. Phác đồ điều trị bắt buộc là theo dõi công thức máu toàn phần mỗi 3 - 4 tháng, kết hợp sinh thiết tủy xương hàng năm nhằm phát hiện và xử lý sớm các tình trạng nguy hiểm.
Một số loại giảm bạch cầu trung tính có thể không cần điều trị y tế. Đối với các trường hợp còn lại, điều trị sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Phương pháp phổ biến gồm:
Nếu nguyên nhân làm bạch cầu trung tính giảm là do thuốc, bác sĩ có thể chỉ định ngừng dùng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng phù hợp để cải thiện bệnh.
Để phòng ngừa nhiễm trùng do bạch cầu trung tính giảm, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
Người bệnh nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, hoặc sử dụng nước rửa tay chứa cồn để sát khuẩn, tránh lây lan vi khuẩn, virus, nấm…
Nếu đang bị giảm bạch cầu trung tính, người bệnh tuyệt đối không được dùng chung đồ dùng, cốc, thức ăn, đồ uống, khăn tắm, dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng với người khác.
Để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng, quá trình chế biến thực phẩm cần thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo vệ sinh. Biện pháp quan trọng là rửa sạch trái cây, rau quả trước khi ăn/ nấu, bảo quản thịt, cá cách xa các thực phẩm khác, sát khuẩn nhà bếp hàng ngày, nấu thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp…
Người bệnh bị giảm bạch cầu trung tính cần tránh các vết thương như vết xước, vết rách hoặc vết cắt, bao gồm cả vết xăm, đồng thời phải chăm sóc vết thương ngay lập tức nếu da bị tổn thương để tránh nhiễm trùng.
Người bệnh bị giảm bạch cầu trung tính cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng.
Dưới đây là phần giải đáp một số thắc mắc thường gặp về tình trạng bạch cầu trung tính giảm:
Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị có thể gây hại hoặc phá hủy bạch cầu trung tính và/hoặc tủy xương tạo ra bạch cầu trung tính.
Giảm bạch cầu trung tính nguy cơ gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc can thiệp điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại chuyên khoa Nội tổng hợp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin về tình trạng bạch cầu trung tính giảm. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm để chữa trị kịp thời, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/tut-bach-cau-a71965.html