Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Cao Thanh Tâm - Bác sĩ Nội tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Đột quỵ là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong cao và có xu hướng trẻ hóa. Đột quỵ thường gây ra những khuyết tật lâu dài nghiêm trọng, thậm chí kéo dài đến suốt đời. Vì thế, việc hiểu biết về các dấu hiệu xảy ra khi bị đột quỵ sẽ kịp thời cứu sống bản thân và những người xung quanh.
Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị gián đoạn hoặc khi một mạch máu trong não vỡ khiến máu tràn vào vào không gian xung quanh các tế bào não. Các tế bào não chết do không còn nhận được oxy và chất dinh. Các triệu chứng của đột quỵ bao gồm tê hoặc liệt đột ngột, đặc biệt là ở một bên của cơ thể; nhầm lẫn, khó nói hoặc không hiểu lời nói, rối loạn cảm xúc, suy giảm thị lực, chóng mặt, mất thăng bằng, hoặc đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân. Có ba dạng đột quỵ:
Không có một triệu chứng cụ thể nào cho tất cả các ca đột quỵ. Đôi khi người bệnh chỉ cảm thấy một chút căng thẳng, khó diễn tả suy nghĩ của mình hay gặp khó khăn trong việc di chuyển trước khi bị đột quỵ. Dưới đây là 6 triệu chứng phổ biến nhất giúp pháp hiện đột quỵ:
Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào khu vực não bộ bị tổn thương. Đột quỵ thường chỉ ảnh hưởng đến một bên não trái hoặc phải.
Ngoài ra, do các triệu chứng đột quỵ thường xuất hiện đột ngột nên để nhanh chóng phát hiện và xử trí kịp thời, Hiệp hội đột quỵ Mỹ đã đưa ra đề nghị sử dụng thuật ngữ FAST (dấu hiệu nhanh), có nghĩa là:
Đột quỵ là tình trạng khẩn cấp, vì thế cấp cứu đột quỵ nhanh chóng có thể làm giảm sự nghiêm trọng của các di chứng sau đột quỵ. Vậy cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ ở bản thân và cả những người xung quanh? Các biện pháp sau đây có thể giúp bạn tìm ra câu trả lời:
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới chỉ xếp sau bệnh tim và ung thư. Mặt khác, chúng cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những gánh nặng về tàn tật. Những di chứng đột quỵ để lại khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm nghiêm trọng. Đột quỵ thường xuất hiện bất ngờ nhưng nếu có sự chuẩn bị tốt, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh cũng như hạn chế tối đa được di chứng của đột quỵ để lại.
Mỗi người nên chủ động khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để đánh giá thể lực toàn diện, đặc biệt là ở những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ có những lời khuyên và đề xuất giải pháp giúp người bệnh kịp thời điều chỉnh về lối sống, cách sinh hoạt và đưa ra hướng điều trị phù hợp để giảm nguy cơ đột quỵ.
Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT)
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, stroke.nih.gov, healthline.com
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/bi-dot-quy-a69444.html