Dung tích bình xăng xe máy, ô tô các loại bao nhiêu lít? Đây là thắc mắc mà rất nhiều người đặt ra, đặc biệt là khi giá xăng đang tăng mạnh như hiện tại. Để giải đáp câu hỏi này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của VinID nhé.
Lưu ý: Thông số tiêu thụ nhiên liệu được đo trong điều kiện tiêu chuẩn. Mức tiêu thụ nhiên liệu thực tế có thể thay đổi do kỹ năng lái xe, điều kiện sử dụng và tình trạng bảo dưỡng kỹ thuật của xe.
Nhiều người khi đổ xăng có thắc mắc là khi bình cạn và bơm đầy ở cây xăng thì bị dư 1 - vài lít so với con số dung tích mà nhà sản xuất đưa ra. Tức là đổ đầy bình mà số tiền phải trả lại nhiều hơn so với mức dung tích quy định.
Thực tế, đây là hiện tượng bình thường bởi có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai số trong quá trình bơm xăng. Bình xăng ô tô để xuống đất bơm sẽ được mức khác, lắp vào xe bơm lại được cho mức khác. Chưa kể thời điểm bơm, chất lượng xăng khi bơm.
Cụ thể, lượng xăng bơm vào xe không chỉ lấp đầy bình xăng mà còn chứa trong cả hệ thống đường ống dẫn từ vòi tới động cơ. Tùy vào cấu tạo mỗi dòng xe mà lượng xăng này thay đổi khác nhau. Ví dụ, một chiếc sedan hạng trung cũng tốn khoảng 2 - 3 lít đường ống.
Thêm vào đó, chất lượng xăng khi bơm cũng ảnh hưởng đến dung tích. Đây là lý do khi mua xe hay bảo dưỡng các hãng thường khuyên đổ xăng vào buổi sáng, tránh buổi trưa, ban đêm. Bởi buổi trưa là thời điểm nhiệt độ tăng cao khiến độ giãn nở của xăng tăng, lượng xăng bơm vào bình sẽ chứa cả khí. Buổi tối là thời điểm các trạm nạp xăng từ xe bồn. Lượng xăng mới vừa đổ vào do va chạm nhiều cũng tăng lượng khí nên bộ đếm ở cây xăng tăng lên.
Với xe máy, khi đổ xăng nhiều người có thói quen lắc bình xăng để làm thoát hết lượng khí ra ngoài giúp phần xăng chất lỏng chiếm chỗ được nhiều hơn.
Ngoài ra, con số ghi trên giấy tờ xe mà nhà sản xuất đưa ra thường thấp hơn giá trị dung tích thực của bình xăng. Điều này mục đích là để đảm bảo an toàn khi xăng giãn nở theo nhiệt độ. Ví dụ bình xăng ghi 60 lít thì dung tích thực tế là khoảng 62 lít. Xăng dầu không như nước, độ giãn nở phụ thuộc nhiệt độ là rất lớn.
Để chiếc xe vận hành được ổn định, bạn không nên đổ đầy tràn bình xăng. Lý do là bởi:
Tốn kém chi phí
Việc đổ xăng đầy bình sẽ làm trọng lượng của xe tăng, tiêu hao nhiên liệu. Hơn nữa, bình xăng được thiết kế theo vòi bơm để khi lượng nhiên liệu đã đạt đến mức vừa đủ, vòi sẽ tự ngắt. Lượng xăng dư thừa sẽ được hút lại bằng một ống nhỏ về bể chứa. Vì thế, việc đổ xăng đầy bình có thể khiến bạn phải trả nhiều tiền hơn so với lượng xăng thực tế được đổ.
Dễ gây cháy nổ
Xăng đổ bị tràn ra ngoài sẽ tăng nguy cơ cháy nổ nếu gặp mồi lửa. Nhất là trong những ngày hè nắng nóng.
Dễ gây hỏng hóc linh kiện
Khi được đốt nóng, xăng giãn nở nên khi lượng xăng quá nhiều sẽ gây áp lực không cần thiết lên bình chứa nhiên liệu của xe. Với ô tô, một số nhà sản xuất đã thiết kế bình xăng có bầu lọc than hoạt tính để hạn chế việc thoát hơi, thu gom hơi xăng, đưa chúng trở lại buồng đốt. Việc xăng đầy tràn trong bình sẽ làm hệ thống này không thể thực hiện nhiệm vụ. Bầu lọc than hoạt tính bị hư hỏng vì phải hút chất lỏng.
Mặt khác, đổ đầy bình xăng còn khiến cho không khí trong bình không có không gian để bay hơi, khiến các linh kiện máy dễ bị hỏng.
Gây ô nhiễm môi trường
Xăng đổ tràn bình khi bị rớt ra ngoài sẽ bốc hơi và phản ứng với ánh sáng mặt trời tạo ra khói. Lớp khói này gây hại cho tầng ozon và nếu con người hít phải cũng tác động không tốt cho sức khỏe.
Làm xe mất thẩm mỹ
Lượng xăng thừa dính lên bề mặt của xe nếu để lâu không vệ sinh sạch sẽ hình thành các vết ố vàng ở miệng bình. Những vết này khá khó để tẩy rửa và làm mất giá trị của xe.
Trên đây, VinID đã tổng hợp chi tiết dung tích bình xăng các loại xe máy, ô tô phổ biến tại Việt Nam. Hy vọng bạn đã biết được bình xăng xe của mình bao nhiêu lít rồi! Đừng quên thường xuyên ghé VinID Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé!
>>> Cách đổ xăng xe máy tiết kiệm <<<
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/binh-xang-xe-honda-city-bao-nhieu-lit-a68799.html