Với giáo án bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.
Xem thử
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/yêu cầu cần đạt
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong văn bản có nhiều chủ đề.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Biết cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông qua thực hành giải thích một số từ khó, từ đa nghĩa trong văn bản; qua đó chủ động bồi đắp vốn từ ngữ và sử dụng từ ngữ chinh xác, có hiệu quả.
- Năng lực văn học: Nhận biết được cái cao cả, quan điểm sống của Nguyễn Công Trứ.
3. Phầm chất
- Biết tôn trọng con người cá nhân đồng thời luôn nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho cộng đồng, biết thể hiện sự can đảm và sáng suốt ở những lựa chọn có tính bước ngoặt trong cuộc đời.
- Tôn trọng sự bình đẳng, cổ vũ cho cái mới, sự tiến bộ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu trên máy Ô chữ bí mật
GV gọi HS chọn bất kỳ ô câu hỏi, trả lời câu hỏi để tìm ra từ trong các ô chữ
1. Đây là hoạt động nghệ thuật nào?
2. Tên một địa danh của tỉnh Thái Bình, mang nghĩa Hán Việt là “Biển tiền”?
3. Tỉnh quê hương Đại thi hào Nguyễn Du?
4. Điền từ vào câu: “ Kiếp sau xin chớ làm người/Làm …đứng giữa trời mà reo”
5. Người Việt trẻ ngày nay muốn thể hiện cá tính của mình thông qua điều gì?
6. Dòng họ có dân số đông nhất của Việt Nam hiện nay?
7. Hình mẫu lí tưởng, mô thức hoàn hảo trong lĩnh vực đời sống, văn hóa, xã hội, nghệ thuật…. mà người hâm mộ muốn, học hỏi, noi theo và tiếp nối được gọi là gì?
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ cá nhân.
- GV quan sát, gợi ý (nếu cần).
B3. Báo cáo thảo luận:
- GV gọi HS lựa chọn, trả lời
- Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:
GV nhận xét, dẫn vào bài
Ô chữ:
1. Hát ca trù
2. Tiền Hải
3. Hà Tĩnh
4. cây thông
5. Cái tôi
6. Nguyễn
7. Thần tượng
Nhắc đến Nguyễn Công Trứ, nhà thơ Tố Hữu từng vái lạy và bày tỏ: “Thật là một người có một không hai. Tài đến rứa là cùng, khí phách đến rứa là cùng, đức độ làm quan đến rứa là cùng mà chơi nhởi cũng hay đến rứa là cùng…”. Tài năng, cá tính, chất ngông của NCT thể hiện trong cả đời thường và văn học. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu tp Bài ca ngất ngưởng để khám phá đánh giá chủ đề, tư tưởng, thông điệp của ông….
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc - hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả và văn bản dựa vào nội dung đã đọc ở nhà, trả lời câu hỏi sau:
+ Qua tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu về Nguyễn Công Trứ, hãy khái quát một số thông tin cơ bản về tác giả.
+ Hãy xác định hoàn cảnh sáng tác, thể loại và vị trí của bài thơ ?
+ HS kể một số tác phẩm thuộc thể loại hát nói.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
1. Tác giả
- Nhà nho tài tử
- Có tài năng và nhiệt huyết ở nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp cho dân cho nước.
- Con đường làm quan không bằng phẳng, thăng giáng nhiều lần
- Sự nghiệp sáng tác: Hầu hết bằng chữ Nôm và góp phần quan trọng vào việc phát triển của thể loại hát nói trong VHVN
2. Văn bản
- HCRĐ: Được làm sau năm 1848 khi nhà thơ đã cáo quan về hưu.
- Thể loại: Hát nói - một thể thơ tự do, phóng khoáng.
- Vị trí:
+ Trực tiếp bộc lộ quan điểm sống khác người, cái tôi cá nhân “ngất ngưởng” khác biệt với xã hội phong kiến.
+ Là bức chân dung tự hoạ về thân thế, sự nghiệp, lối sống với một cá tính độc đáo.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Ngữ Văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Giáo án Ngữ Văn 11 Cộng đồng và cá thể
Giáo án Ngữ Văn 11 Thực hành tiếng Việt trang 110
Giáo án Ngữ Văn 11 Viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
Giáo án Ngữ Văn 11 Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/giao-an-bai-ca-ngat-nguong-a68681.html