Chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì? Lịch sử và chính trị như nào?

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì? Mặc dù tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa, song Nhật vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến; tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vẫn có ưu thế chính trí rất lớn. Những điều đó làm cho chủ nghĩa đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?

Đế quốc Nhật Bản là gì?

Đại Nhật Bản Đế Quốc, thường gọi là Đế quốc Nhật Bản là một nhà nước từng tồn tại trong lịch sử của Nhật Bản từ Cách mạng Minh Trị năm 1868 cho đến khi Hiến pháp Nhật Bản Quốc được ban hành năm 1947.

Quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa nhanh chóng dưới khẩu hiệu phú quốc cường binh đã giúp Nhật Bản nổi lên như một cường quốc và kèm theo đó là sự thành lập của một đế quốc thực dân. Tình hình kinh tế và chính trị bất ổn trong thập niên 1920 đã dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt, và đỉnh điểm là việc Nhật Bản gia nhập phe Trục rồi tiến hành chinh phạt phần lớn các lãnh thổ thuộc châu Á-Thái Bình Dương.

Sau các thắng lợi lớn ban đầu trong Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945) và Chiến tranh Thái Bình Dương, giai đoạn thành công trôi qua và hàng loạt thất bại quân sự diễn ra. Theo sau sự kiện Liên Xô tuyên chiến và tấn công vào Mãn Châu, cùng hai vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, đế quốc đã phải đầu hàng trước quân Đồng minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Tiếp đến là thời kỳ Đồng minh chiếm đóng, và với việc hiến pháp mới được tạo lập vào năm 1947, quyền lực của Thiên Hoàng bị phế bỏ và chỉ còn có tính biểu tượng. Đế quốc Nhật Bản chính thức tan rã.

Chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?

Lịch sử của chủ nghĩa đế quốc Nhật

Cội nguồn của Đại Nhật Bản Đế quốc bắt đầu từ cuộc khôi phục hoàng quyền vào năm 1868. Đây là một cuộc thay đổi chính trị rất lớn trong lịch sử Nhật Bản. Trước đó, Mạc phủ Tokugawa lấn át Thiên hoàng, nắm mọi quyền hạn trong tay cai trị các đảo của Nhật Bản, bế môn tỏa cảng, chú tâm trùng tu xây dựng văn hóa, nghệ thuật. Lúc bấy giờ, các thế lực đế quốc Tây phương như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức và Hà Lan đang nỗ lực lấn chiếm các nước châu Á. Do sức ép của thay đổi bên ngoài, chính quyền Nhật Bản phải chịu ký hiệp ước “bất bình đẳng” với Hoa Kỳ tại Kanagawa. Dân chúng Nhật lấy làm bất mãn khi thấy Nhật chịu yếu thế.

Fukuzawa Yukichi, một nhà tư tưởng Nhật, đưa ra kế hoạch cải tiến Nhật Bản bằng cách thay đổi hoàn toàn hệ thống chính trị, bỏ những tư tưởng Á châu hủ lậu, dồn sức canh tân kỹ nghệ để theo kịp Tây phương, và đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng Nhật đối với các nước láng giềng. Fukuzawa Yukichi thúc đẩy Nhật Bản vào đường lối chính trị thực tiễn, xa rời những tư tưởng có tính chất tình cảm hay lý tưởng không thực. Ông kêu gọi dân Nhật thoát khỏi vòng suy nghĩ Á châu, học hỏi theo Tây phương, biện minh rằng xã hội muốn theo kịp văn minh phải thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Ông viết:

“Văn minh lây giống như bệnh sởi. Nó còn hay hơn bệnh sởi vì nó đem lại nguồn lợi”.

Ông đòi hỏi dân Nhật phải ráng “nếm mùi văn minh” - đó là văn minh Tây phương - và chấp nhận thay đổi. Fukuzawa Yukichi phát huy tinh thần tự tin, tự tạo sức mạnh thể chất và giáo dục của từng cá nhân. Trong vòng 30 năm, nước Nhật thay đổi nhanh chóng và trở thành một trong các đại cường quốc trên thế giới.

Tuy nhiên, Fukuzawa cũng thể hiện tư tưởng có phần quá khích trong quan hệ với nước châu Á láng giềng. Ông viết: “Giờ đây nếu phải chờ nhà Thanh lẫn Triều Tiên đều cận đại hóa để cùng có một châu Á phồn vinh thì e không kịp nữa. Nhật Bản phải thoát ra khỏi Á châu ngay và sẽ tiếp cận với nhà Thanh và Triều Tiên với cùng một tư thế như các nước Âu - Mỹ mới được”.

Điều đó có nghĩa là ông khuyên Nhật Bản cũng phải gia nhập vào nhóm các nước đang cạnh tranh xâm chiếm thuộc địa ở vùng Đông Á như Âu - Mỹ. 20 năm sau, Đế quốc Nhật Bản đã làm đúng theo ý kiến mà Fukuzawa đề xướng, nghĩa là đua tranh với các nước thực dân Âu - Mỹ trong việc xâm chiếm các nước vùng Đông Á.

Đế quốc Nhật Bản

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản chính là đế quốc phong kiến quân phiệt. Vào đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị (người đứng đầu Đế quốc Nhật Bản) đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ, trên tất cả các mặt trận từ kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự. Nhật Bản dần chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.

Trước cải cách, vào đầu thế kỉ XIX, về chính trị, chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô - gun) lâm vào khủng hoảng suy yếu. Cùng với đó, mâu thuẫn Thiên hoàng và tướng quân cũng nổ ra. Nền nông nghiệp thì lạc hậu, nhiều tô thuế nặng nề, mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên. Nền công nghiệp kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản đã phát triển nhanh chóng. Xã hội nổi lên nhiều mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.

Trong hoàn cảnh nước Nhật ngày càng suy yếu, khủng hoảng rơi vào trạng thái sụp đổ, các quốc gia tư bản Âu - Mỹ đã lăm le tìm cách xâm nhập. Với cuộc chiến mở đầu là Mỹ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng.

Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách thì đến năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ, trên tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp và Đế quốc Nhật bản ra đời.

Đây là thời điểm kinh tế nước Nhật phát triển một cách nhanh chóng dẫn tới sự lũng đoạn và chi phối toàn bộ kinh tê, chính trị Nhật khi các tập đoàn kinh tế độc quyền như Mitsui, mitsubishi ra đời. Đồng thời, trong nước thực hiện chính sách bóc lột tối đa với nhân dân, cùng với đó thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến với phát động chiến tranh tại Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên,…

Chính trị chủ nghĩa đế quốc Nhật

Hiến pháp chủ nghĩa đế quốc Nhật

“Thánh chỉ” một phần của Đại Nhật Bản Đế quốc Hiến pháp

Đại Nhật Bản Đế quốc Hiến pháp được ban hành năm 1889, chính thức trao nhiều quyền hạn chính trị vào tay Thiên hoàng. Tuy nhiên cho đến 1936, từ “Đại Nhật Bản Đế quốc” mới được chính thức sử dụng. Những từ khác để chỉ Nhật Bản lúc bấy giờ gồm có: 日本 Nhật Bản, 大日本 Đại Nhật Bản, 日本國 Nhật Bản Quốc, 日本帝國 Nhật Bản Đế quốc.

Trong bản thảo hiến pháp 1946, một năm sau khi đầu hàng, Nhật thiết lập hệ thống chính trị và tên hiệu của nước trở thành: 日本国 Nhật Bản Quốc.

Kinh tế chủ nghĩa đế quốc Nhật

Thiết giáp hạm Yamato, thiết giáp hạm lớn nhất lịch sử năm 1941

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật mở rộng vòng đai đế quốc, cai quản Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu và vùng Bắc Trung Hoa. Nhật xem vòng đai này là một yếu tố quan trọng để bảo vệ quyền lợi và an ninh, đề phòng các thế lực bên ngoài chận khóa đường biển bóp nghẹt kinh tế của mình.

Nhận thức được tài nguyên của mình hạn chế, Nhật ra sức vơ vét tài nguyên từ các thuộc địa để tăng cường quân lực và làm hậu thuẫn cho việc tiếp tục mở rộng lãnh thổ đế quốc. Sau 1868, kinh tế Nhật Bản tiến triển qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu chú trọng phát triển nông nghiệp để cung cấp cho cải tiến kỹ nghệ.

Trong Chiến tranh Nga-Nhật bắt đầu năm 1904, Nhật có 68% dân có việc làm và 38% tổng sản phẩm quốc dân vẫn từ nông nghiệp. Đến giai đoạn thứ nhì trong thập niên 1920 lượng sản xuất kỹ nghệ và mỏ khoáng lên đến 23% GDP so 21% của với sản xuất nông nghiệp. Kỹ thuật giao thông và liên lạc cũng phát triển nhanh để kịp mức tiến của kỹ nghệ.

Quân sự chủ nghĩa đế quốc Nhật

Hàng không mẫu hạm Shokaku với phi cơ chuẩn bị oanh tạc Trân Châu Cảng

Vào thời điểm này, các gia tộc kỹ nghệ đại tư bản như Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo, Yasuda bắt đầu phát triển và nhận thức được sự cần thiết của nguyên liệu và tài nguyên mà Nhật Bản không có sẵn. Quan niệm về xâm lăng nước láng giềng dần dần lớn mạnh với nhiều mục đích: tạo vòng đai quân sự bảo vệ an ninh lãnh thổ Nhật Bản, lấy tài nguyên phát triển kỹ nghệ và tạo thị trường tiêu thụ hàng Nhật.

Trong khi đó, các thế lực Tây phương như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp cũng đang cố gắng bành trướng ảnh hưởng kinh tế vào châu Á - nhất là Trung Hoa. Nhận thấy nguy cơ thua kém các thế lực “mọi da trắng” ngay trên địa bàn của mình, Nhật Bản ra sức củng cố phát huy kỹ nghệ - đặc biệt là vũ khí quân sự và trong vòng vài năm tạo dựng được một lực lượng quân sự hùng mạnh.

Araki Sadao là một lãnh tụ khuynh hữu đảng quân phiệt Nhật, từng lãnh đạo Hội Hoạt động Từ thiện Đế quốc (Kōdōha) đối lập với Nhóm Kiểm soát (Tōseiha) của tướng Kazushige Ugaki. Ông gắn liền cổ học Nhật (võ sĩ đạo) với chủ thuyết phát xít đang thịnh hành tại châu Âu, đưa đến phong trào hoạt động dưới dạng phát xít Nhật (Quốc xã shōwa).

Từ 1932, Nhật Bản lọt vào thế buộc phải đi đến chiến tranh theo hướng dẫn của Araki. Chủ nghĩa độc tài, quân phiệt và bành trướng được chấp nhận như lời giải duy nhất cho tình huống bấy giờ của Nhật Bản và ít có ai lên tiếng phản đối.

Trong cuộc họp báo ngày 23 tháng 9 năm 1932, Araki đưa ra khái niệm Kodoha (Đạo đế quốc), gắn liền Thiên hoàng, người Nhật, đất Nhật và tinh thần Nhật vào một khối không thể tách rời. Từ đó nảy ra một loại “giáo đạo” mới tôn sùng Thiên hoàng trong lòng người Nhật.

Nước Nhật trở thành một công cụ phục vụ cho quân đội và Thiên hoàng Nhật Bản. Kiếm Nhật (katana) được đem ra làm phù hiệu cho lý tưởng đế quốc, súng Nambu được dùng để biểu hiện tinh thần cận chiến của quân đội Nhật.

Một mơ ước của giới quân phiệt cực hữu là làm sống lại hệ thống Mạc phủ khi xưa, nhưng dưới dạng quân trị hiện đại - nghĩa là Thiên hoàng chỉ là long trọng viên và quyền hạn chỉ huy cả nước nằm trong tay lãnh tụ quân sự với danh nghĩa phụ chính - tương tự như chức Duce của Benito Mussolini ở Ý và quyền Führer của Adolf Hitler ở Đức. Tuy nhiên một số nhà quân sự Nhật thời này ra sức ngăn cản lối suy nghĩ này, quyết giành quyền lực hoàn toàn vào tay Thiên hoàng.

Hải quân chủ nghĩa đế quốc Nhật

Hải quân Đế quốc Nhật Bản (kanji cổ: 大日本帝國海軍, kanji mới: 大日本帝国海軍, romaji: Dai-Nippon Teikoku Kaigun, phiên âm Hán-Việt: Đại Nhật Bản đế quốc hải quân), thường gọi tắt là Hải quân Nhật, là lực lượng hải quân của Đế quốc Nhật Bản từ năm 1869 khi thành lập cho đến năm 1947 khi nó bị giải tán theo điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản từ bỏ việc sử dụng vũ lực như là phương cách để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Đây là lực lượng hải quân lớn thứ ba trên thế giới vào năm 1920 sau Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Hoàng gia Anh, và có lẽ là lực lượng hải quân hiện đại nhất thời điểm cận kề Chiến tranh Thế giới II. Những chiến hạm trong lực lượng này còn được hỗ trợ bằng máy bay và hoạt động không kích từ Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Sự xuất hiện của Nhật Bản hiện đại

Kết cục của đế quốc Nhật Bản

Thế chiến thứ hai và những thắng lợi ban đầu Trân Châu Cảng, Hawaii vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, cuộc tấn công kích động Mỹ bước vào Thế chiến thứ hai đã gây bất ngờ hoàn toàn và kết quả là sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương bị suy yếu đáng kể. Mặc dù một số nhà phê bình cáo buộc Roosevelt đã tạo ra “cửa sau cho chiến tranh” bằng cách thúc đẩy xung đột, cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã khích lệ người dân Mỹ và đánh thức trong họ quyết tâm đưa cuộc chiến đi đến hồi kết thành công.

Điều này làm vô hiệu một tiền đề quan trọng mà người Nhật đã dựa vào đó để đưa ra quyết định của mình. Họ đã kỳ vọng rằng một khi họ củng cố được những tài sản mới của mình, các nền dân chủ “mềm” sẽ chùn bước trước một cuộc tái chinh phục chắc chắn sẽ phải trả giá bằng máu và của cải.

Thay vào đó, sức mạnh hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương được mở rộng đáng kể và chuỗi phòng thủ của Nhật Bản đã bị chọc thủng trước khi Nhật Bản có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. Sự bành trướng của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai đã dậy lên cuộc tấn công của quân đội Mỹ.

Tuy nhiên, Chiến tranh Thái Bình Dương đã mang lại cho Nhật Bản những chiến thắng đáng kinh ngạc. Quân Nhật chiếm Manila vào ngày 2 tháng 1 năm 1942, mặc dù quân phòng thủ Corregidor của Mỹ và Philippines đã cầm cự cho đến ngày 6 tháng 5. Singapore thất thủ vào ngày 15 tháng 2, Đông Ấn thuộc Hà Lan bị chiếm vào đầu tháng 3 và Rangoon (Yangon) vào ngày 8 tháng 3.

Đồng minh gặp khó khăn trong việc duy trì đường dây liên lạc với Australia và việc đánh chìm các thiết giáp hạm Repulse và Prince of Wales của Anh. Kết hợp với tổn thất của Mỹ tại Trân Châu Cảng, dường như hứa hẹn với hải quân Nhật Bản hoàn toàn tự do hành động.

Ở Nhật Bản, tình hình quân sự đã củng cố sự tự tin và sự nổi tiếng của Tōjō, ông bắt đầu áp dụng phong cách của một nhà lãnh đạo phát xít. Tuy nhiên, trong những tháng tiếp theo, người ta phát hiện ra rằng Hải quân Hoa Kỳ đã không bị đuổi vĩnh viễn khỏi Nam Thái Bình Dương.

Các trận Midway (3-6 tháng 6 năm 1942) đã tiêu tốn sức mạnh tàu sân bay của hạm đội Nhật Bản mà nó không thể để mất. Trận chiến Guadalcanal ở quần đảo Solomon kết thúc với việc quân Nhật rút lui vào tháng 2 năm 1943. Sau Midway, các chiến lược gia hải quân Nhật Bản bắt đầu phân tích các tổn thất về vận chuyển và chiến đấu và kết luận rằng triển vọng chiến thắng của Nhật Bản là rất kém.

Trận đánh bom Tokyo, Các trận chiến biển Philippine (19-20 tháng 6 năm 1944) đã tàn phá những gì còn sót lại của sức mạnh máy bay trên tàu sân bay Nhật Bản, và dẫn đến sự thất thủ của Saipan vào tháng 7 năm 1944. Điều này khiến các máy bay ném bom Mỹ nằm trong phạm vi hoạt động của Tokyo và tiêu diệt nội các Tōjō.

Nó đã được thay thế bởi Koiso Kuniaki. Koiso đã thành lập một hội đồng chiến tranh tối cao được thiết kế để kết nối giữa chính phủ và bộ chỉ huy cấp cao. Vào thời điểm này, rõ ràng Nhật Bản đang thua trong cuộc chiến, nhưng không có nhóm nào sẵn sàng với chiến lược rút lui được các nhà lãnh đạo quân sự chấp nhận.

Trận chiến vịnh Leyte (23-26 tháng 10 năm 1944) đã chấm dứt một cách hiệu quả khả năng của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản thực hiện các hoạt động tấn công và mở ra việc sử dụng rộng rãi các cuộc tấn công kamikaze nhằm vào các tàu Đồng minh.

Các cuộc tấn công ném bom của Hoa Kỳ năm 1945 đã tàn phá Tokyo và mang đến sự tàn phá cho mọi thành phố lớn ngoại trừ thủ đô cũ Kyōto. Ngay cả khi đó các tướng lĩnh vẫn cam kết tiếp tục chiến tranh, tin tưởng rằng một chiến thắng lớn hoặc thậm chí một trận chiến kéo dài sẽ là cách tốt nhất để đạt được những điều kiện danh dự.

Cuộc thảo luận của quân Đồng minh về việc đầu hàng vô điều kiện đã cung cấp thêm một lý do căn bản để tiếp tục cuộc chiến. Vào tháng 2 năm 1945, hoàng đế gặp các chính khách cấp cao, bao gồm Konoe, Okada và các cựu thủ tướng khác để thảo luận về các lựa chọn của Nhật Bản.

Sau khi quân Mỹ đổ bộ lên Okinawa vào tháng 4 năm 1945, chính phủ Koiso sụp đổ. Thủ tướng mới, Adm.Suzuki Kantarō, là một cựu chiến binh trong Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất và là người ủng hộ việc đạt được thỏa thuận với người Mỹ càng sớm càng tốt; câu hỏi không phải là có nên kết thúc chiến tranh hay không mà là làm thế nào để làm điều đó một cách tốt nhất.

Đề xuất đầu tiên liên quan đến việc kêu gọi sự can thiệp của Liên Xô, quốc gia mà Nhật Bản vẫn còn hòa bình. Konoe dự định tới Moscow, nhưng Liên Xô đã cam kết sẽ tự mình tham gia Chiến tranh Thái Bình Dương. Họ trì hoãn việc trả lời trong khi Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin tham gia Hội nghị Potsdam vào tháng 7.

Trong khi tuyên bố Potsdam ngày 26 tháng 7 nêu lại tối hậu thư của Mỹ về việc đầu hàng vô điều kiện, cam kết rằng Nhật Bản sẽ không “làm nô lệ cho một chủng tộc cũng như không bị tiêu diệt như một quốc gia”. Con đường dẫn tới một sự đầu hàng trong danh dự dường như đã rộng mở, nhưng phản ứng của Suzuki đối với Tuyên bố Potsdam là không mang tính cam kết và chính phủ Nhật Bản không đưa ra tuyên bố bổ sung nào.

Chiến tranh thế giới thứ hai: Sự tàn phá hoàn toàn ở Hiroshima, Nhật Bản Khám phá thêm về những quả bom nguyên tử đầu tiên được thử nghiệm và sử dụng trong Thế chiến thứ hai.

Vào ngày 6 tháng 8, một chiếc B-29 của Lực lượng Phòng không Lục quân Hoa Kỳ đã thả một quả bom nguyên tử xuống Hiroshima, phá hủy thành phố. Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản vào ngày 8 tháng 8. Ngày hôm sau, Hồng quân tiến vào Mãn Châu, nơi Quân đội Kwantung, những đơn vị tốt nhất đã rút lui từ lâu, chỉ có thể kháng cự nhẹ.

Quả bom nguyên tử thứ hai được thả xuống Nagasaki vào ngày 9 tháng 8. Nhật Bản đầu hàng ký hiệp định đầu hàng của Nhật Bản Chính phủ Suzuki lúc này đã cố gắng đạt được điều kiện duy nhất để từ bỏ một tiêu chuẩn liên quan đến việc duy trì thể chế đế quốc. Sau khi quân Đồng minh trả lời rằng ý chí của người dân Nhật Bản sẽ được tôn trọng, hoàng đế nhất quyết đầu hàng.

Chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc vào ngày 14 tháng 8 năm 1945. Những kẻ cực đoan trong quân đội đã thực hiện nỗ lực cuối cùng nhằm kéo dài chiến tranh bằng cách ngăn cản buổi phát thanh ngày 15 tháng 8 thông báo đầu hàng của hoàng đế, nhưng họ đã không thành công.

Việc đầu hàng đi kèm với làn sóng tự sát của các sĩ quan quân đội và những người theo chủ nghĩa dân tộc, những người cảm thấy mình bị sỉ nhục, nhưng uy tín cá nhân của hoàng đế cũng đủ để đưa quá trình đầu hàng đi đến hồi kết. Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chuyển đổi, vào ngày 16 tháng 8, nội các Suzuki được thay thế bởi nội các của hoàng tử Higashikuni Naruhiko. Higashikuni sẽ là thành viên duy nhất của hoàng gia giữ chức thủ tướng. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, đại diện của Mỹ và Nhật Bản gặp nhau trên tàu USS Missouri ở Vịnh Tokyo để ký kết thỏa thuận đầu hàng chính thức.

Sự xuất hiện của Nhật Bản hiện đại

Chính phủ Meiji bắt đầu mà không có một chương trình chính trị được xác định rõ ràng, nhưng các mục tiêu của nó khá rõ ràng. Nhóm lãnh đạo được thống trị bởi Satsuma, Chōshū và những nhân vật triều đình đã đứng về phía chiến thắng trong trận chiến với tướng quân. Họ thừa nhận rằng một chính phủ quốc gia thống nhất là điều cần thiết để đạt được sự bình đẳng về quân sự và vật chất với phương Tây.

Nổi bật trong số đó có Kido Takayoshi và Itō Hirobumi của Chōshū và Saigō Takamori và Ōkubo Toshimichi của Satsuma. Những người đàn ông này là những samurai trẻ có địa vị khiêm tốn, nhưng họ không nỗ lực gì để bảo vệ tính ưu việt của đẳng cấp chiến binh.

Trên thực tế, các chính sách mà họ ban hành sẽ chấm dứt khoảng bảy thế kỷ xã hội do samurai thống trị. Các thành viên của chính phủ Minh Trị tranh thủ sự ủng hộ từ lãnh đạo các thái ấp mà họ từng làm việc - Itagaki Taisuke và Gotō Shōjirō của Tosa, Ōkuma Shigenobu và Soejima Taneomi của Saga, Yuri Kimimasa của Echizen [nay thuộc quận Fukui], duy trì sự hợp tác của họ với quý tộc triều đình như Iwakura Tomomi và Sanjo Sanetomi. Sự đồng ý của vị hoàng đế trẻ dễ gây ấn tượng là điều cần thiết để thực hiện gói cải cách.

Các nhà cải cách Minh Trị nhận thấy rằng sức mạnh của phương Tây có nguồn gốc từ chủ nghĩa hợp hiến, vốn tạo ra sự đoàn kết dân tộc; công nghiệp hóa, tạo ra sức mạnh vật chất; sức mạnh quân sự. Khẩu hiệu mới trong ngày là “Fukoku kyōhei” (“Nước giàu, quân mạnh”). Phương Tây được coi là một nguồn kiến ​​thức và việc sở hữu kiến ​​thức đó là điều cần thiết nếu Nhật Bản mong muốn sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng đã được áp đặt lên nước này.

Vì vậy, một số nhiệm vụ tìm hiểu thực tế đã được tổ chức. Năm 1871, Iwakura Tomomi dẫn đầu một phái đoàn chính phủ đi công du khắp Châu Âu và Hoa Kỳ. Kinh nghiệm thu được ở nước ngoài đã củng cố niềm tin của họ về con đường hiện đại hóa đất nước.

Trên đây là một số thông tin về Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Aloha.edu.vn muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Đế quốc Nhật Bản.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/chu-nghia-de-quoc-nhat-cuoi-the-ky-19-dau-the-ky-20-co-dac-diem-nao-sau-day-a68257.html