Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tống Văn Hoàn - Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực Hồi sức cấp cứu.
Trong cuộc sống đôi khi gặp phải trường hợp người bị chấn thương, ngừng thở, ngừng tim do đuối nước, ngạt, điện giật... Việc duy trì sự sống của nạn nhân có đạt được hay không phần lớn nhờ vào kỹ thuật sơ cứu. Khi nạn nhân ngưng thở, cần tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ cho đến khi tự thở lại hoặc khi xác định nạn nhân chắc chắn không qua khỏi. Vậy nguyên lý hô hấp nhân tạo là gì và thực hiện như thế nào?
Hô hấp nhân tạo là biện pháp hỗ trợ hô hấp quan trọng cho bệnh nhân. Nếu tình trạng ngừng thở diễn ra quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong máu và tế bào, khiến tế bào bị tê liệt rồi chết, đầu tiên là tế bào thần kinh.
Dựa trên nguyên tắc hô hấp nhân tạo cần được thực hiện ngay tại nơi nạn nhân bị thương hoặc nơi xảy ra tai nạn, vì đây là một cấp cứu tối khẩn cấp, cần được tiến hành khẩn trương nếu muốn cứu sống nạn nhân.
Ngoài ra, còn có thể thổi ngạt bằng phương pháp miệng - mũi (thổi vào mũi). Chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn ngừng thở nhưng tim còn đập.
Có nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo khác nhau và tùy trường hợp mà người cấp cứu sẽ lựa chọn một phương pháp thích hợp và hiệu quả nhất. Để biết các phương pháp hô hấp nhân tạo ứng với mỗi trường hợp cụ thể, bạn có thể tham khảo bài viết “Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo?”
Nguyên lý hô hấp nhân tạo dựa trên 2 thì hít vào và thì thở ra. Theo lý thuyết hô hấp nhân tạo, vì một nguyên do nào đó mà nạn nhân ngưng thở, không thể tự thực hiện động tác hít vào và thở ra một cách tự nhiên, khi đó nếu được người cấp cứu hô hấp nhân tạo sẽ hỗ trợ đáng kể cho quá trình hô hấp của nạn nhân.
Để đảm bảo nạn nhân được hô hấp đầy đủ, người cứu hộ phải thực hiện động tác hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân với tần số 15-20 lần/phút, tương ứng với 15 đến 20 nhịp thở vừa phải mỗi phút của quá trình hô hấp tự nhiên.
Một nguyên tắc hô hấp nhân tạo quan trọng đó là người cấp cứu phải tiếp tục hô hấp nhân tạo liên tục cho nạn nhân cho đến khi nạn nhân bắt đầu thở lại hoặc khi bắt đầu có được sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Động tác hô hấp nhân tạo thành công có thể quan sát được khi nhìn thấy chuyển động lên xuống của lồng ngực người bị thương khi người cứu hộ thực hiện hà hơi thổi ngạt.
Ngoài việc thổi ngạt bằng phương pháp miệng - miệng như đã đề cập ở trên, Người cứu hộ còn có thể thực hiện thổi ngạt bằng phương pháp miệng - mũi (thổi vào mũi người bị nạn trong khi bịt kín miệng) hoặc sử dụng một ống đặc biệt để thổi vào miệng nạn nhân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/thuc-hanh-ho-hap-nhan-tao-a67859.html