Bảo vệ cơ thể là điều bắt buộc khi đi xe moto phân khối lớn và không gì có thể quan trọng hơn mũ bảo hiểm. Hiện biker có nhiều lựa chọn mũ bảo hiểm tùy theo mục tiêu, sở thích của mình, cũng chính vì thế mà nhiều người bối rối không biết chọn như thế nào là đúng.
Có sáu loại mũ bảo hiểm moto PKL chính: full face, modular, open face, half, off-road, and dual-sport.
Các loại mũ khác nhau như thế nào nếu so sánh về độ an toàn? Loại mũ nào phù hợp với những mục đích sử dụng nào? Bài viết hướng dẫn về các loại mũ bảo hiểm moto PKL dưới đây hi vọng có thể trở thành nguồn tham khảo cho các biker khi muốn chọn mua một chiếc nón bảo hiểm mới.
► Mũ bảo hiểm Full Face Mũ bảo hiểm full face là loại mũ bảo hiểm moto PKL cung cấp độ che phủ nhiều nhất quanh đầu và cổ của biker và được coi là loại mũ bảo hiểm xe máy an toàn nhất để bảo vệ bạn khỏi tác động của va chạm. Một đặc điểm khác biệt của mũ bảo hiểm moto PKL toàn mặt là thanh cằm, đây là một tính năng an toàn quan trọng mà nhiều mũ bảo hiểm thiếu. Theo một nghiên cứu về thiệt hại mũ bảo hiểm và chấn thương đầu xe máy, cằm gặp phải 50% các tác động nghiêm trọng trong một vụ tai nạn, và chỉ có một chiếc mũ bảo hiểm full face mới có thể cung cấp cho bạn sự bảo vệ cho cằm và hàm.
Ảnh sưu tầm
Một chiếc mũ bảo hiểm moto PKL full face là sự lựa chọn linh hoạt cho tất cả biker, bất kể bạn đang đi loại moto nào, và chạy xe với tốc độ, tần suất như thế nào. Dù vậy, mũ full face cũng được chia ra thành nhiều loại khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau. Chẳng hạn như một tay đua moto thể thao cần một chiếc mũ bảo hiểm cản gió, cản ma sát khi di chuyển ở tốc độ cao, do đó, họ thường chọn một chiếc mũ bảo hiểm có thanh cằm cao hơn và một miếng kính mở nhẹ về phía trên của mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, người đi phượt, đi tour có xu hướng lái xe với tư thế ngồi thẳng, không cúii người như sportbike, vì vậy mũ bảo hiểm được trang bị thanh cằm thấp hơn và miếng kính đặt trực diện, mang lại tầm nhìn thẳng và trực tiếp. Bên cạnh đó, nhiều tính năng mới đã được thêm vào mũ bảo hiểm moto PKL full face trong những năm gần đây, bao gồm loa có tính năng Bluetooth, tùy chọn và thiết kế màu sắc có khả năng hiển thị cao, và miếng kính có màu và có thể tự điều chỉnh theo điều kiện ánh sáng mặt trời,…
► Mũ bảo hiểm open face (3/4) Mũ bảo hiểm open face, còn được gọi là mũ bảo hiểm moto PKL 3/4, che phần phía sau và hai bên đầu của biker nhưng để khuôn mặt của bạn lộ ra. Chúng rất phổ biến trong cộng đồng người lái các xe tay ga, café racer, moto touring hay cruiser, vì khu vực mặt được để mở, giúp người lái cảm nhận được luồng gió cũng như quang cảnh xung quanh tốt hơn. Một hạn chế nổi bật của mũ bảo hiểm 3/4 là không có thanh cằm, từ đó làm giảm đáng kể sự an toàn của mũ bảo hiểm xe máy, vì khuôn mặt lộ ra đồng nghĩa với việc mặt dễ bị tổn thương hơn nếu có va chạm hay tai nạn xảy ra.
Ảnh sưu tầm
Mũ bảo hiểm moto PKL open face có cấu trúc tương đương với mũ bảo hiểm full face và do không có thanh cằm nên trọng lượng của nó sẽ nhẹ hơn một chút so với mũ bảo hiểm toàn mặt (dù trọng lượng giảm không đáng kể). Ngoài ra, vì độ mở của mũ bảo hiểm, nó sẽ không thể bảo vệ biker trước tình trạng thời tiết và các mảnh vụn trên đường. Chúng có thể được trang bị kính che (kính một phần hoặc kính toàn mặt) nhằm bảo vệ mắt và mặt biker khỏi ánh sáng mặt trời, song cũng có một số nón bảo hiểm 3/4 không được trang bị kính này và bạn phải phải mua riêng để gắn vào.
► Mũ bảo hiểm modular (Flip-up hay Lật cằm) Mũ bảo hiểm modular, còn được gọi là mũ bảo hiểm moto PKL flip-up hoặc mũ bảo hiểm lật cằm, là sự kết hợp giữa mũ bảo hiểm 3/4 và mũ bảo hiểm toàn mặt. Theo đó, mũ có thanh cằm và tấm kính có thể linh hoạt lật lên, biến nón trở thành một chiếc mũ 3/4 hay gập xuống để trở thành mũ full face. Đôi khi, mũ bảo hiểm modular còn được trang bị thêm tấm kính thứ hai bên trong, đóng vai trò như kính râm bảo vệ mắt biker khỏi ánh sáng mặt trời.
Ảnh sưu tầm
Mũ bảo hiểm moto PKL modular có xu hướng nặng hơn một chút so với mũ bảo hiểm full face truyền thống do các tính năng bản lề thiết kế bổ sung được tích hợp vào khu vực phía trước mũ. Độ an toàn của người lái bị giảm đi đôi chút do cấu trúc bản lề (tức phần mặt trước và phần nón không đồng nhất) so với cấu trúc đồng nhất của mũ bảo hiểm toàn mặt, nhưng nó bảo vệ biker tốt hơn so với mũ bảo hiểm 3/4, đặc biệt là ở khoản bảo vệ cằm, hàm biker. Mũ bảo hiểm modular thường được sử dụng bởi biker đi tour, cruiser hay adventure.
Phía trên là những loại mũ bảo hiểm moto PKL cơ bản nhất, các loại mũ bảo hiểm khác sẽ được phân tích tiếp ở bài viết thứ 2. Các bạn hãy click vào đây để tham khảo thêm phần 2 nhé!
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/non-bao-hiem-moto-pkl-a67210.html