Có mấy loại mối nối dây dẫn điện và quy trình chung nối dây dẫn điện

Trong hệ thống điện, việc lắp đặt các thiết bị đúng đúng theo yêu cầu và phù hợp theo yêu cầu của khách hàng nên việc đi dây dẫn phù hợp là yêu cầu tiên quyết. Khi đi dây dẫn bạn không thể đi mỗi thiết bị một đường dây được mà cần phải tính phương thức đi dây phù hợp với hệ thống điện nên việc nối dây điện là rất cần thiết. Vậy có mấy loại mối nối dây dẫn điện để phù hơi với yêu cầu sử dụng, công thức tính tiết diện dây dẫn là gì ?

Các bài viết có thể bạn quan tâm

Mối nối dây dẫn

Tên các loại mối nối dây dẫn điện là gì ?

Có mấy loại mối nối dây dẫn điện TTTT ? hiện nay có 3 loại mối nối dây dẫn điện chính và được sử dụng nhiều nhất. Tên các loại mối nối dây dẫn điện là:

Mối nối thẳng: Được sử dụng để tăng độ dài dây dẫn điện, mối nối có tác dụng nối 2 dây dẫn với nhau tạo thành một sợi dây dẫn dài hơn.

Mối nối phân nhánh: Được sử dụng để rẽ nhánh dây dẫn điện thêm một nhánh khác, mối nối có tác dụng phân dây điện ra thêm một nhánh để cung cấp có một đường dây khác.

Mối nối dùng phụ kiện: Được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt dùng để nối vào các thiết bị như ổ cắm, công tắc, CB,… Mỗi nối có tác dụng chia nhánh dây điện nhầm các mục đích khác nhau như tủ điện cho động cơ máy phát điện.

Yêu cầu mối nối dây dẫn điện và quy trình chung nối dây dẫn điện

Yêu cầu mối nối dây dẫn điện

Yêu cầu mối nối dây dẫn điện là chất lượng dây dẫn điện là mối nối bắt buộc phải dẫn điện tốt là điều kiện tiên quyết, độ bền cơ học cao, phải đảm bảo được độ an toàn kỹ thuật khi truyền tải điện năng, có tính thẩm mỹ cao. Khi nối dây cần có vỏ bọc cách điện, không được cắt vào lõi của dây dẫn, mối nối phải đảm bảo sạch sẽ và bền chắc.

Mối nối dây dẫn ảnh hưởng trực tiếp tới độ truyền tải của hệ thống điện tại đoạn dây nối đó. Mối nối nếu bị lỏng sẽ khiến mạch điện dễ bị đứt và phát sinh ra các nguy hiểm như ngắn mạch, tia lửa điện ảnh hưởng đến độ an toàn của hệ thống điện và có thể làm hỏng và cháy nổ tại mối nối đó.

Quy trình chung nối dây dẫn điện

Quy trình chung nối dây dẫn điện gồm có 5 bước chính bao gồm:

Bóc vỏ cách điện: Chúng ta cần bóc vỏ cách điện ra trước khi bắt đầu nối dây điện, bóc một đoạn vỏ vừa đủ để thực hiện mối nối và tránh ảnh hưởng đến lõi dây điện.

Làm sạch lõi: Làm sạch lõi dây dẫn bằng giấy nhám để có thể cho dây dẫn dẫn điện một cách tốt nhất.

Nối dây dẫn: Nối dây dẫn bằng lõi đã được bóc vỏ bằng 3 mối nối là mối nối thẳng, mối nối phân nhánh và mối nối dùng phụ kiện.

Hàn mối nối: Làm sạch lại mối nối và dùng mỏ hàn, hàn lại mối nối bằng chì để mối nối thêm chắc chắn.

Bọc cách điện mối nối: Dùng bằng keo điện hoặc các chất cách điện để bọc cách điện dây điện tránh để dây dẫn bị rò điện ra ngoài.

Xem thêm: Chức năng của bộ điều chỉnh điện áp của máy phát điện.

Công thức tính tiết diện dây dẫn và điện trở của dây dẫn định luật ôm

Mối nối dây dẫn 1

Công thức tính tiết diện dây dẫn thường được sử dụng nhất là chúng ta tính cường độ dòng điện tối đa chạy qua dây dẫn sau đó suy ra tiết diện dây dẫn bằng phương pháp lấy cường độ dây dẫn chia cho 6. Ví dụ cường độ dòng điện tối đa là 15A thì tiết diện dây dẫn cần chọn là 15/6 = 2,5 vậy chúng ta có thể chọn dây dẫn với tiết diện 2,5 hoặc cao hơn. Hoặc có thể chọn theo thiết bị bảo vệ như CB, CB có dòng điện bảo vệ là 32A thì nên chọn dây dẫn có tiết diện 32/6 = 5,333 vậy nên chọn dây dẫn có tiết diện dưới 5,3 để CB có thể bảo vệ cho dây dẫn.

Điện trở của dây dẫn định luật ôm được tính bằng hiệu điện thế (U) chia cho cường độ dòng điện (I) trong mạch điện để tính điện điện trở của dây dẫn Ôm (R).

Xem thêm: Bộ chỉnh lưu máy phát điện là gì? Nguyên lý hoạt động của nó.

Liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết:

Công ty TNHH TTTT Global.

Địa chỉ: Landmark 4, Vinhomes Central Pank, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Trang web: https://ttttglobal.com

Điện thoại: 0286 2728334

Email: [email protected]

CATEGORY: TECHNICAL QUESTIONS AND ANSWERS

RELATED POSTS

Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/ten-cac-loai-moi-noi-day-dan-dien-la-a55207.html