Môi bé là gì? Cấu tạo, vị trí, chức năng và các vấn đề thường gặp

Môi bé còn được gọi là môi nhỏ, là một cơ quan nhỏ thuộc cấu tạo bộ phận sinh dục nữ. Môi bé nằm bên trong môi lớn, bao quanh lỗ âm đạo. Chức năng của môi bé là bảo vệ, che chắn cho âm đạo khỏi các tác động và viêm nhiễm từ bên ngoài.

Để hiểu rõ và chi tiết hơn về môi bé là gì, vị trí, cấu tạo và chức năng của môi bé như thế nào, mời bạn đọc tiếp bài viết ngay sau đây!

Môi bé là gì?

Môi bé hay môi nhỏ (labia minora) là 2 lớp da ở hai bên cửa âm hộ, nằm ngay giữa môi lớn. Về mặt lý thuyết giải phẫu, môi bé có chiều dài từ 4 -5 cm và rộng khoảng 0,5 - 1 cm. Vị trí của môi bé nằm ngay bên trong môi lớn và được tạo thành bởi các mô liên kết.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, môi bé có thể dài hơn, rộng hơn hay thậm chí bao phủ lên bên ngoài môi lớn.

Cấu tạo của môi bé

Cấu tạo của môi bé bao gồm: Hai cấu trúc nằm phía trong âm hộ, kéo dài từ âm vật (hột le) xuống dưới và bao quanh lỗ âm đạo. Phía dưới cùng của môi bé được nối với nhau bằng một lớp mô mềm được gọi là da nối môi âm hộ.

Cấu tạo, màu sắc và kích thước của môi bé sẽ có sự khác nhau ở mỗi người. Tùy cơ địa của mỗi người, màu sắc môi bé có thể là hồng, nâu… Kích thước môi bé của người này có thể dài hơn, lớn hơn hoặc nhỏ hơn người khác.

Hình ảnh mô phỏng cấu tạo môi bé của phụ nữ
Hình ảnh mô phỏng cấu tạo môi bé của phụ nữ

Chức năng của môi bé

Chức năng của môi bé là giữ ẩm, che chắn và bảo vệ âm đạo khỏi nguy cơ viêm nhiễm. Đồng thời cũng giúp bảo vệ lỗ niệu đạo khỏi các tác động từ bên ngoài.

Ngoài ra, khi bạn chạm vào môi bé cũng sẽ tạo ra kích thích tình dục. Khi quan hệ, môi bé sẽ được bôi trơn bằng dịch nhầy tiết ra từ âm đạo, chất nhờn này được tạo ra nhờ vào tuyến Bartholin bên trong âm đạo. Nhờ chức năng này mà dương vật có thể thâm nhập âm đạo một cách dễ dàng và không bị đau.

Theo thời gian, phụ nữ càng lớn tuổi càng giảm hormone nội tiết estrogen. Theo đó, phần da ở môi bé cũng sẽ mỏng và khô dần.

Môi bé như thế nào là bình thường?

Tuy nhiên, về mặt y tế, môi bé bình thường là khi không có các dấu hiệu liên quan đến bệnh lý phụ khoa hay có xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường.

Các vấn đề thường gặp ở môi bé

Tương tự như các cơ quan sinh dục khác trên cơ thể, môi bé cũng có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến sinh lý và bệnh lý. Dưới đây là những vấn đề thường gặp ở môi bé.

Môi bé bị phì đại

Môi bé bị phì đại (labial hypertrophy) là tình trạng một hoặc ở cả hai bên môi bé bị to hơn bình thường. Hoặc khiến cho môi bé vừa to và vừa dài, tràn ra tới bên ngoài môi lớn.

Về mặt y khoa, môi bé bị phì đại không hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khiến cho phụ nữ dễ cảm thấy tự ti khi gần gũi với bạn tình. Vì thế, nhiều người đã chọn cách phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín để lấy lại sự tin cho bản thân.

Môi bé là gì? Cấu tạo, vị trí, chức năng và các vấn đề thường gặp

Môi bé bị dính

Môi bé bị dính hay môi bé bị hợp nhất (fused labia) thường xảy ra ở trẻ em và sẽ tự tách ra khi trẻ kết thúc tuổi dậy thì. Trường hợp môi bé bị dính khiến cho bé (hoặc người lớn) gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh cơ bản thì cách tốt nhất là nên gặp bác sĩ để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

Môi bé dài hơn môi lớn

Môi bé bị dài một bên hoặc môi bé dài hơn môi lớn là tình trạng kích thước môi bé bị thay đổi trong thời kỳ phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Nguyên nhân là vì trong quá trình mang thai, lượng máu đi đến vùng kín sẽ nhiều hơn bình thường. Điều này khiến môi bé trông sẫm màu và bị kích thích dài ra hơn so với lúc chưa mang thai.

Môi bé là gì? Cấu tạo, vị trí, chức năng và các vấn đề thường gặp

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Những dấu hiệu cho thấy bạn nên thăm khám với bác sĩ:

Kết luận

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về môi bé là gì, cấu tạo, vị trí, chức năng và các vấn đề có thể xảy ra ở môi bé. Để giữ gìn sức khỏe vùng kín, bạn cần xây dựng cho mình thói quen vệ sinh cơ thể mỗi ngày, lối sống lành mạnh và thăm khám phụ khoa định kỳ.

[embed-health-tool-ovulation]

Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/moi-be-a52873.html