Mụn là vấn đề da phổ biến có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, giới tính. Bên cạnh những yếu tố: hormone, nội tiết tố, ô nhiễm môi trường…, vị trí mụn còn nói lên các bệnh lý tiềm ẩn khác, liên quan đến chức năng gan, phổi, hệ tiêu hóa,... Vậy, mỗi vị trí mụn trên mặt nói lên điều gì? Mụn mọc ở vị trí nào là cảnh bảo tình trạng sức khỏe có vấn đề? Cùng Eucerin tìm hiểu qua bài viết sau!
>>> Xem thêm: Nổi mụn đỏ, đốm đỏ trên da không ngứa là bệnh gì? Cách xử lý
Có nhiều ý kiến về “Vị trí mụn trên mặt nói lên điều gì?”. Nhiều người cho rằng các vị trí mọc mụn liên quan tới vấn đề sức khỏe, số còn lại cho rằng mụn chủ yếu do yếu tố hormone, nội tiết hay ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm.
Theo ý kiến các chuyên gia da liễu thẩm mỹ, mụn thường xuất hiện nhiều nhất trên khuôn mặt và bất kì vị trí nào trên mặt từ trán, má, cằm, mũi, đầu lông mày hay quai hàm… đều có thể mọc mụn. Trong khi đó, bên Y học cổ truyền cho rằng các vị trí mọc mụn đều phản ánh bệnh lý của cơ thể. Kết hợp 2 nguồn ý kiến trên, bản đồ mụn (Face Mapping) được hình thành. Bản đồ liên kết các vị trí mọc mụn trên khuôn mặt: cằm, trán, mũi, tai… với cơ quan mật thiết trên cơ thể. Dựa vào đó, chúng ta sẽ dễ dàng xác định được cơ quan có thể gặp vấn đề sức khỏe ngay khi mụn mọc ở vị trí nào đó.
Việc hiểu rõ về mối liên hệ giữa vị trí mụn trên mặt và các cơ quan cơ thể không chỉ giúp chúng ta xác định cách trị mụn phù hợp mà còn hỗ trợ theo dõi và cải thiện sức khỏe kịp thời. Ngoài ra, việc kết hợp chăm sóc da từ bên ngoài và tăng cường sức khỏe từ bên trong cũng hỗ trợ giảm mụn nhanh chóng và mang lại lợi ích tích cực cho cơ thể.
>>> Xem thêm: Mụn Thịt Là Gì? Nguyên nhân, Dấu Hiệu, Cách Trị Hiệu Quả
Vị trí mụn trên mặt nói lên điều gì? (Nguồn: Internet)
Việc nhận biết và hiểu rõ về các vị trí mụn xuất hiện không chỉ giúp chúng ta xác định phương pháp điều trị mụn phù hợp mà còn hỗ trợ việc theo dõi và cải thiện sức khỏe kịp thời. Bởi vì theo những gì đề cập ở trên. vị trí mọc mụn trên khuôn mặt có thể là dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể, cụ thể như sau:
Vị trí mụn ở trán nói lên cơ thể bạn đang tích tụ quá nhiều độc tố. Nguyên nhân gây mụn ở vị trí này có thể do chức năng gan có vấn đề, hệ tiêu hóa kém, sức khỏe tinh thần không ổn định (stress, căng thẳng kéo dài…). Bên cạnh đó, việc vệ sinh da mặt không sạch, dùng sản phẩm tạo kiểu, dưỡng tóc có thể gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn ẩn trên trán, mụn bọc ở trán,...
Để ngăn ngăn ngừa mụn mọc ở trán, bạn nên:
>>> Xem thêm: Mụn dị ứng trên da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hữu hiệu
Mụn mọc ở trán riêng lẻ từng nốt nhưng cũng có thể chi chít thành từng đám (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân khiến mụn mọc ở lông mày là do vệ sinh da chưa sạch, kích ứng khi sử dụng mỹ phẩm,... Vị trí mụn ở trên lông mày còn có thể do một số nguyên nhân bên trong cơ thể mà ít ai ngờ đến như quá trình tuần hoàn máu kém, chức năng gan và túi mật có vấn đề, cơ thể thiếu nước,...
Để giảm thiểu nguy cơ mụn xuất hiện ở trên lông mày, bạn nên:
>>> Xem thêm: Cách trị mụn viêm đỏ không nhân nhanh và hiệu quả
Vị trí mụn mọc trên lông mày rất phổ biến (Nguồn: Internet)
Vùng da thái dương, gần chân tóc cũng là vị trí mụn dễ xuất hiện. Nguyên nhân gây mụn ở thái dương có thể là do sử dụng dầu gội hoặc sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, gây kích ứng; chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh.
Ngoài ra, vị trí mụn ở thái dương còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe liên quan đến túi mật, túi dịch.
Để giảm thiểu sự xuất hiện của mụn ở vùng thái dương, một số biện pháp dinh dưỡng và lối sống có thể được áp dụng:
>>> Xem thêm: Cách chăm sóc da dầu mụn hàng ngày với 8 bước đơn giản
Mụn xuất hiện ở vùng thái dương cũng không phải là trường hợp hiếm gặp (Nguồn: Internet)
Chăn, ga, gối, điện thoại, cọ trang điểm,... là những vật dụng tiếp xúc với má mỗi ngày. Những vật dụng này nếu không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn nên rất dễ lây lan, khiến các loại mụn hình thành ở 2 bên má: mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm,...
Bên cạnh đó, vị trí mụn ở má trái có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan như viêm gan, suy gan,… Những tình trạng này tác động trực tiếp lên quá trình bài tiết của cơ thể, gây ra tích tụ độc tố và dẫn đến hình thành mụn. Mụn viêm đỏ ở má phải thường là dấu hiệu cho thấy các vấn đề về phổi, có thể do người bệnh lạm dụng thuốc lá.
Để ngăn ngăn ngừa mụn ở má, bạn nên:
>>> Xem thêm: 10 cách trị mụn ẩn dưới da hiệu quả được các chuyên gia da liễu khuyên dùng
Vị trí mụn ở má cảnh báo nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe (Nguồn: Internet)
Mũi cũng là vị trí mà mụn đầu đen, mụn cám, mụn viêm,... thường xuyên xuất hiện. Nguyên nhân gây mụn chủ yếu là do dầu nhờn, lỗ chân lông to, vệ sinh da chưa sạch,... Ngoài ra, theo bản đồ mụn, vị trí này liên quan mật thiết tới tim và phổi. Việc mọc các loại mụn ở mũi cảnh báo tình trạng tim và phổi đang gặp vấn đề
Để hạn chế mụn mọc ở vùng mũi, bạn cần:
>>> Xem thêm: Mụn bọc chai cứng: Nguyên nhân, cách điều trị và có nên nặn?
Vị trí mụn mọc ở mũi khá nguy hiểm (Nguồn: Internet)
Vị trí mụn mọc trên miệng nếu xem xét trên phương diện sức khỏe thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề như hệ tiêu hóa kém, dạ dày, ruột non, ruột già,... đang gặp trục trặc. Một chế độ ăn kém khoa học: đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,... sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của ruột và gan, khiến cơ thể tích tụ độc tố và nổi mụn quanh miệng. Trong đó, mụn đinh râu mọc quanh miệng khá nguy hiểm và thường xuất hiện khi chức năng ruột, gan gặp vấn đề.
Để hạn chế mụn mọc ở vị trí quanh miệng, dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:
Mụn mọc trên miệng gây đau nhức và rất mất thẩm mỹ (Nguồn: Internet)
Cằm là vị trí mà mụn trứng cá, mụn bọc ở cằm thường xuyên xuất hiện. Nguyên nhân thường do những thói quen xấu gây mụn như sờ tay, chống tay lên cằm khiến vi khuẩn lây lan nhanh và gây mụn. Vị trí mụn mọc ở cằm còn do biến đổi hormone, rối loạn nội tiết tố hoặc sức khỏe buồng trứng, tử cung có vấn đề.
Để giảm thiểu mụn ở vùng cằm, bạn nên:
Mụn mọc ở cằm do nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Internet)
Mụn trên quai hàm thường mọc từng nốt riêng lẻ hoặc mọc theo từng đám. Vị trí mụn mọc trên quai hàm cảnh báo cho bạn biết sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Ngoài ra, hệ thống bạch huyết hoạt động kém hiệu quả gây cản trở quá trình thải độc cũng có thể gây mụn trên quai hàm.
Để giảm mụn ở vùng quai hàm, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
>>> Xem thêm: Mụn Nhọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả
Mụn mọc ở quai hàm liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe (Nguồn: Internet)
Một số người có thói quen lạm dụng thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, đồ ăn cay nóng,... đều khiến vùng hàm dưới mọc nhiều mụn. Ngoài ra, vị trí mụn xuất hiện ở hàm dưới còn là dấu hiệu cảnh báo hệ thống bạch huyết bài độc không hiệu quả, hệ miễn dịch, sức đề kháng cơ thể giảm sút.
Để hạn chế mụn mọc ở vùng hàm dưới, bạn nên:
Mụn xuất hiện ở vùng hàm dưới gây đau nhức (Nguồn: Internet)
Mụn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn mặt. Mỗi một vị trí mụn mọc đều là biểu hiện của một hoặc một vài cơ quan của cơ thể đang gặp vấn đề. Trong các vị trí mụn đã được nhắc đến ở trên, vị trí mụn mọc nguy hiểm và đáng lo ngại nhất là mụn ở vùng mũi, chân mày, thái dương và mụn trên miệng. Mụn mọc ở những vị trí này theo bản đồ trị mụn đều liên quan trực tiếp đến sức khỏe các cơ quan như: ruột, gan, phổi, thận,... Bên cạnh đó, những vị trí này nếu xuất hiện ổ mụn bị viêm, sưng to hoặc có mủ mà không được can thiệp, xử lý kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Mụn cóc là gì? Tác nhân lây nhiễm và cách điều trị
Từng vị trí mụn trên mặt đều có thể là cảnh báo những vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe. Do đó, khi thấy da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn ở vị trí nào đó, bạn nên chủ động đến cơ sở da liễu gần nhất để thăm khám. Đặc biệt, mụn xuất hiện và đi kèm với những biểu hiện sau thì bạn không được chủ quan mà cần gặp ngay bác sĩ để thăm khám và tiếp nhận điều trị:
>>> Xem thêm: Bị mụn nên kiêng ăn gì? Những thực phẩm nên & không nên ăn khi bị mụn
Không được chủ quan với mụn mọc ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt (Nguồn: Internet)
Vị trí mụn trên mặt không chỉ có khả năng liên quan đến sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, làm người mắc phải giảm tự tin cũng như gặp khó khăn trong giao tiếp. Đối với những trường hợp mụn nội tiết, các loại mụn nhẹ và không gây nguy hiểm cho sức khỏe, bạn có thể áp dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm mụn và ngăn ngừa mụn tái phát. Để đảm bảo an toàn cho làn da, bạn nên cân nhắc lựa chọn các thương hiệu dược mỹ phẩm trị mụn uy tín, được các chuyên gia da liễu khuyên dùng như Eucerin - thương hiệu dược mỹ phẩm hàng đầu từ Đức.
Dưới đây là những sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn ở từng vị trí trên mặt hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
A.I Clearing Treatment là serum trị mụn được nhiều tín đồ skincare tin dùng hiện nay. Với công thức đặc biệt gồm các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm mụn, đây là cứu tinh hàng đầu cho những làn da mụn.
Thành phần nổi bật:
Điểm nổi bật:
Giá tham khảo: 490.000 VND/40ML.
Tinh chất trị mụn A.I Clearing Treatment (Nguồn: Eucerin)
Để ngăn ngừa mụn tái đi tái lại trên mặt, cách tốt nhất là tăng cường hệ miễn dịch cho làn da. Tinh chất Eucerin Pro-Acne SOS Serum là lựa chọn tốt nhất với khả năng bổ sung dưỡng chất, giúp làn da mụn khỏe hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn có công thức nhẹ nhàng, không gây kích ứng cho da, kể cả làn da nhạy cảm khó chiều.
Thành phần nổi bật:
Điểm nổi bật:
Giá tham khảo: 519.000 VND/40ML.
Tinh chất trị mụn Pro-Acne SOS Serum (Nguồn: Eucerin)
Trên đây là những vị trí mụn dễ xuất hiện trên khuôn mặt và những cảnh báo về vấn đề liên quan đến sức khỏe mà Eucerin muốn chia sẻ đến bạn. Sau khi nắm được những kiến thức này, bạn có thể chủ động phát hiện sớm những bất thường của cơ thể để có giải pháp can thiệp kịp thời. Chúc bạn luôn sở hữu làn da khỏe đẹp, không một nốt mụn. Đừng quên theo dõi Eucerin.vn để cập nhật các kiến thức chăm sóc da hữu ích và chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp bản thân nhé!
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/mun-o-tran-a52466.html