Còn ống động mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Còn ống động mạch là bệnh lý tim bẩm sinh thường được phát hiện ở trẻ sơ sinh. Ống động mạch nhỏ có thể tự đóng. Đối với những ống động mạch lớn gây ra các vấn đề về lưu thông máu ở trẻ, bác sĩ sẽ lựa chọn điều trị bằng thuốc, can thiệp đóng lỗ thông qua da hoặc phẫu thuật.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Oanh, khoa Tim mạch, BVĐK Tâm Anh Hà Nội.

còn ống động mạch

Ống động mạch là một phần bình thường của hệ thống tuần hoàn bào thai, thường đóng lại ngay sau khi trẻ chào đời. Còn ống động mạch (Patent ductus arteriosus - PDA) là kết quả của việc ống động mạch không tự đóng được trong những tuần lễ đầu sau sinh. (1)

Ống động mạch lớn không được điều trị có thể khiến dòng máu chảy bất thường từ các động mạch lớn trong tim, tăng áp lực trong buồng tim, làm suy yếu cơ tim và gây ra các biến chứng khác.

Còn ống động mạch là gì?

Còn ống động mạch là tình trạng máu sẽ lưu thông trực tiếp từ động mạch chủ qua động mạch phổi, dẫn đến gia tăng dòng máu vào hệ tuần hoàn phổi, tăng lượng máu trở về tim trái. Nếu còn ống động mạch lớn, áp lực trong mạch máu phổi cũng tăng theo. Hệ quả là trẻ có nguy cơ bị suy tim khi chỉ mới vài tuần tuổi. (2)

Những trẻ còn ống động mạch nhỏ thường không xuất hiện triệu chứng nhưng có khả năng mắc bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Phẫu thuật có thể cần thiết nếu còn ống động mạch lớn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, ống động mạch được đóng bằng dụng cụ hoặc dây cuộn (coil) qua các ống thông tim.

Triệu chứng bệnh còn ống động mạch

Các biểu hiện của còn ống động mạch ở mỗi trẻ là khác nhau, tùy thuộc kích thước của khiếm khuyết cũng như tình trạng trẻ sinh đủ tháng hay sinh non. Một PDA nhỏ thường không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng, nên bệnh không được phát hiện cho đến khi trẻ trưởng thành. Trong khi đó, PDA lớn có thể gây ra các dấu hiệu suy tim ngay sau khi sinh.

Còn ống động mạch lớn xảy ra trong thời kỳ sơ sinh hoặc thời thơ ấu của trẻ sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng như:

trái tim bị còn ống động mạch
Trái tim khỏe mạnh (hình A) và trái tim còn ống động mạch

Nguyên nhân còn ống động mạch

Các nhà nghiên cứu không biết chính xác tại sao tình trạng còn ống động mạch lại xảy ra. Trước khi sinh, thai nhi có một lỗ thông nối hai mạch máu chính dẫn từ tim - động mạch chủ và động mạch phổi. Lỗ thông này cần thiết cho sự lưu thông máu của em bé, giúp em bé nhận được oxy từ tuần hoàn của mẹ. (3)

Sau khi sinh, ống động mạch thường đóng lại trong vòng 2 hoặc 3 ngày. Ở trẻ sinh non, quá trình này mất nhiều ngày hơn. Nếu sau thời gian này, lỗ thông vẫn mở (bệnh lý còn ống động mạch), máu sẽ chảy đến phổi và tim của em bé quá nhiều. Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến huyết áp trong phổi trẻ tăng lên (tăng áp động mạch phổi), tim to ra và suy yếu.

Các nguyên nhân gây còn ống động mạch gồm:

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ có thể nghe thấy tiếng thổi của trái tim còn ống động mạch khi khám sức khỏe cho trẻ lúc mới chào đời. Nếu nghi ngờ trẻ bị bệnh lý này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng sau:

Hiện nay, nhờ hệ thống máy móc hiện đại và chuyên gia siêu âm tim giàu kinh nghiệm, chúng ta có thể phát hiện các bất thường tim ở trẻ từ trong bào thai, giúp xử lý kịp thời ngay khi trẻ chào đời. Tại BVĐK Tâm Anh, thai phụ được siêu âm tim thai từ tuần thứ 18 thai kỳ. Việc làm này giúp chẩn đoán và sàng lọc trước sinh, phát hiện bệnh tim bẩm sinh từ trong bụng mẹ, theo dõi chặt chẽ và can thiệp sớm ngay sau sinh.

Còn ống động mạch có nguy hiểm không?

Một ống động mạch nhỏ có thể tự đóng lại mà không gây ra biến chứng. Ngược lại, ống động mạch lớn không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới:

Phương pháp điều trị còn ống động mạch

Phương pháp điều trị còn ống động mạch phụ thuộc vào mức độ bệnh và độ tuổi của bệnh nhân. (4)

Ở trẻ sinh non, PDA thường tự đóng lại. Bác sĩ sẽ theo dõi tim của bé để đảm bảo mạch máu mở đang đóng lại đúng cách. Đối với trẻ sinh đủ tháng, PDA nhỏ thường không gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Cho nên, trường hợp này chưa cần điều trị mà chỉ cần theo dõi sát sao.

phẫu thuật điều trị bệnh tim bẩm sinh
Các bác sĩ BVĐK Tâm Anh TP.HCM thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh tim bẩm sinh cho trẻ

Biện pháp phòng ngừa

Không thể ngăn ngừa tuyệt đối tình trạng còn ống động mạch. Tuy nhiên, một thai kỳ khỏe mạnh sẽ tạo tiền đề để thai nhi phát triển tốt, phòng tránh các khuyết tật bẩm sinh. Để làm được điều này, mẹ bầu cần:

Hướng tới mục tiêu mang đến cho trẻ một trái tim lành lặn, khỏe mạnh, khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ tin cậy trong thăm khám, tầm soát bệnh lý tim bẩm sinh. Tại đây trang bị hệ thống máy móc hiện đại như máy siêu âm tim 4D thế hệ mới giúp phát hiện sớm các dị tật tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất, tứ chứng Fallot… từ giai đoạn bào thai, đưa ra phác đồ theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ và điều trị phù hợp ngay khi trẻ chào đời, chăm sóc đến trưởng thành. Phòng khám Tim bẩm sinh quy tụ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, yêu thương và hiểu tâm lý trẻ nhỏ, đảm bảo cho các bé luôn cảm thấy thoải mái, an tâm trong quá trình khám và điều trị.

Khi đã được chẩn đoán còn ống động mạch, dù đã được phẫu thuật hay can thiệp đóng ống động mạch qua da khi còn nhỏ, trẻ vẫn có nguy cơ phát triển các biến chứng khi trưởng thành. Vì vậy, trẻ mắc PDA nói riêng và bệnh tim bẩm sinh nói chung cần được chăm sóc và theo dõi suốt đời. Bố mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng cân đối, khuyến khích trẻ vận động phù hợp, uống thuốc đúng liều lượng và tái khám đều đặn để có trái tim khỏe mạnh và phát triển thể chất, trí não toàn diện.

Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/shunt-tim-la-gi-a52382.html