Khái niệm F&B là gì (Food & Beverage) từ lâu đã quen thuộc và phổ biến đối với chúng ta nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc trong thuật ngữ ấy Beverage là gì? Bài viết hôm nay, Cet.edu.vn sẽ cùng bạn khám phá, tìm hiểu về lĩnh vực ấy cũng như chúng ta cùng xem cách phân loại hình kinh doanh beverage như thế nào nhé? F&B từ lâu dùng để chỉ lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống rộng lớn. Với sự phát triển của kinh tế, xã hội cũng như nhu cầu ăn uống ngày càng cao của con người thì các loại hình kinh doanh thức ăn (Food), đồ uống (Beverage) ngày càng độc đáo, đa dạng. Không những thế, ngoài việc cung cấp các đồ ăn thức uống mà thông qua các dịch vụ F&B người ta còn để giao lưu văn hoá với nhau.
Beverage là gì? Nơi kinh doanh Beverage là như thế nào?(Nguồn: Internet)
Beverage trong tiếng Anh có nghĩa là đồ uống, trong thuật ngữ F&B chúng dùng để chỉ lĩnh vực kinh doanh các loại đồ uống trong các nhà hàng - khách sạn, quán bar, tiệm cà phê… mang đến cho khách hàng sản phẩm tự chế biến (cocktail, cafe, trà) hay các thức uống được mua sẵn như (bia, nước ngọt). Lĩnh vực kinh doanh Beverage tuy không “ồn ào” như bên lĩnh vực Food nhưng chúng cũng mang lại lợi nhuận đáng kể và có tính cạnh tranh cao.
- Phân loại theo sản phẩm: như đã nêu ở phía trên, nếu dựa vào sản phẩm thì sẽ phân loại thành cơ sở kinh doanh đồ uống tự chế biến (quán cafe, quầy bar…) và doanh nghiệp kinh doanh đồ uống đóng sẵn (như: Coca Cola, Pepsi..)
- Phân loại theo quy mô kinh doanh: đây là phương pháp phân loại mang tính tương đối, rất khó xác định cụ thể, thường thì chúng ta sẽ có quán nước vỉa hè, quán nước bình dân, các bar cao cấp…
- Phân loại theo sản phẩm: kiểu phân loại này áp dụng khá phổ biến hiện nay cũng như dễ dàng nhận biết nhất, chúng sẽ được phân loại thành: quán cafe, quán bar, Beer Club, tiệm trà sữa…
- Phân loại theo hình thức phục vụ: theo cách phân loại này chúng ta có: quán nước take - away, quán nước tại chỗ, giao tận nơi…
- Phân loại theo chủ đề: ngoài việc mang đến các món đồ uống thì các cơ sở kinh doanh Beverage còn cung cấp các dịch vụ theo chủ đề để thu hút khách hàng. Chúng ta có thể liệt kê ra như: cafe sách, cafe phim, cafe thú cưng, cafe nhạc sống, phòng trà, cafe bánh…
- Phân loại theo sự liên kết: cũng giống với nhà hàng thì các nơi kinh doanh đồ uống sẽ còn được phân chia dựa vào nơi kiên kết để kinh doanh như: quầy bar trong khách sạn, quán nước trong siêu thị, trung tâm thương mại, quán cafe chuỗi… và quán nước hoạt động độc lập.
Chúng ta có thể phân loại mô hình kinh doanh Beverage theo sản phẩm chính ở nơi đó(Nguồn: Internet)
- Hiện nay một cơ sở kinh doanh đồ uống thường kết hợp nhiều loại hình phục vụ với nhau (vừa bán tại chỗ, vừa bán take - away, giao hàng) cũng như kết hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau (quán cafe có thể bán thêm các sản phẩm như nước ngọt, đồ ăn…)
- Sản phẩm của kinh doanh Beverage dễ bắt chước, đòi hỏi sự sáng tạo cao, liên tục. Khách hàng đòi hỏi sự khác biệt, mới lạ thường xuyên.
- Khách hàng trong của kinh doanh Beverage có tính trung thành cao.
- Ngoài sản phẩm chính là đồ uống thì hiện nay tất cả các nơi kinh doanh đồ uống còn cung cấp thêm các dịch vụ khác để thu hút khách hàng (nhạc sống, phim…)
- Giống như thức ăn thì mỗi món đồ uống khách hàng ngoài yếu tố ngon còn phải được trình bày đẹp mắt.
- Ngoài ra, doanh thu kinh doanh đồ uống với lợi nhuận cao nhưng chúng tương đối không ổn định và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau (thời tiết, thị trường…)
- Đội ngũ nhân viên ở các cơ sở kinh doanh đồ uống hầu hết là lực lượng lao động thủ công nhưng có nghiệp vụ, chuyên môn cao, đặc trưng (như Barista, Bartender…)
Kinh doanh Beverage mang lại lợi nhuận cao nhưng doanh thu không ổn định(Nguồn: Internet)
Hy vọng, thông qua bài viết hôm nay, Cet.edu.vn đã giúp bạn hiểu hơn Beverage là gì? Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có thêm các thông tin bổ ích về hoạt động kinh doanh Beverage hiện nay. Chúc các bạn thành công nhé!
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/beverage-la-gi-a49148.html