Sở hữu trí tuệ tiếng Anh là gì?

Sở hữu trí tuệ tiếng Anh là Intellectual property. Dưới góc độ kinh tế, sở hữu trí tuệ được hiểu là mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ, như là mối quan hệ của mình hay thuộc về mình và do đó tài sản trí tuệ này được xác định là không thuộc về những cá nhân và tổ chức khác.

Sở hữu trí tuệ thực chất là mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức đối với tài sản trí tuệ giúp xác định sự thuộc về cá nhân, tổ chức cụ thể nào đó (sự chiếm đoạt). Nói một cách ngắn gọn, sở hữu trí tuệ là các quan hệ chiếm hữu, chiếm đoạt đối với tài sản trí tuệ.

Đây là một thuật ngữ bao gồm các quyền đối với các sản phẩm của trí tuệ và tinh thần của con người, chẳng hạn như:

- Bản quyền (Copyright): Bảo vệ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, phần mềm, phim ảnh, v.v.

- Sáng chế (Patent): Bảo vệ các phát minh kỹ thuật mới và có tính ứng dụng.

- Kiểu dáng công nghiệp (Industrial Design): Bảo vệ hình dáng bên ngoài của sản phẩm.

- Nhãn hiệu (Trademark): Bảo vệ tên gọi, biểu trưng, dấu hiệu đặc biệt dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ.

- Tên gọi xuất xứ (Geographical Indication): Bảo vệ tên gọi gắn liền với một địa danh, chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm.

- Bí mật kinh doanh (Trade Secret): Bảo vệ thông tin bí mật có giá trị kinh tế.

Quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Rights - IPRs) là các quyền được pháp luật thừa nhận và bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Các quyền này cho phép chủ sở hữu trí tuệ ngăn chặn người khác sử dụng, khai thác hoặc sao chép đối tượng SHTT của mình mà không được phép.

Quyền sở hữu trí tuệ tiếng Anh là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ tiếng Anh là intellectual property rights. Quyền sở hữu trí tuệ là sự định hình các quan hệ sở hữu trí tuệ bằng pháp luật. Đây chính là hình thức thực hiện các quan hệ hữu trí tuệ dựa trên sự điều chỉnh pháp luật việc chiếm đoạt các đối tượng sở hữu trí tuệ của cá nhân và tổ chức.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giông cây trồng (khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).

Ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ đã được mở rộng thêm đối với giống cây trồng, mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, sự thể hiện văn học nghệ thuật truyền thống…

->>> Tham khảo thêm: Đăng ký sở hữu trí tuệ

Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ

Thứ nhất: Về đối tượng của quyền

Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình, không mang hình thái vật thể. Các đối tượng sở hữu trí tuệ có thể dễ dàng được sử dụng độc lập bởi nhiều chủ thể khác nhau trong không gian, thời gian khác nhau.

Quyền sở hữu trí tuệ được chia làm 03 nhánh tùy thuộc vào đối tượng quyền:

- Quyền tác giả và quyền liên quan:

+ Đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kì phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kì thủ tục nào và được gọi là tác phẩm. Theo đó, các tác phẩm phổ biến được pháp luật ghi nhận như các tác phẩm văn học, các bài giảng, bài phát biểu, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu…

+ Đối tượng quyền liên quan bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu mang chương trình được mã hóa.

- Quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh.

- Quyền đối với giống cây trồng, bao gồm giống cây trồng và vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Thứ hai: Về nội dung quyền sở hữu

- Quyền nhân thân, quyền tài sản

- Quyền sử dụng, quyền định đoạt

(quyền chiếm hữu không có ý nghĩa vì nó manh tính chất vô hình)

Thứ ba: Về phạm vi của quyền

Nhiều người có thể cùng khai thác, sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, không bị giới hạn về phạm vi, sử dụng nhiều lần, nhiều cách thức khác nhau.

Thứ tư: Về mức độ bảo hộ

Mức độ bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ mang tính giới hạn

- Với tài sản thông thường: mang tính tuyệt đối, chỉ giới hạn trong một số trương hợp để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng

- Đối với quyền sở hữu trí tuệ: là quyền mang tính giới hạn, nguyên tắc bằng lợi ích trong sở hữu trí tuệ

Một số thuật ngữ về sở hữu trí tuệ

STT Thuật ngữ tiếng Anh Nghĩa 1 European patent Bằng sáng chế Châu Âu 2 Domestic patent Bằng sáng chế trong nước 3 Infringement (trademark or patent) Vi phạm (nhãn hiệu hoặc bằng sáng chế) 4 Industrial designs Kiểu dáng công nghiệp 5 Domestic industrial designs Kiểu dáng công nghiệp trong nước 6 EU industrial designs Kiểu dáng công nghiệp của EU 7 International industrial designs Kiểu dáng công nghiệp quốc tế 8 PCT international patent application Đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế PCT 9 Invention Sự phát minh 10 License (trademark or patent) Giấy phép (nhãn hiệu hoặc bằng sáng chế) 11 EU trademark Nhãn hiệu EU 12 International trademark Nhãn hiệu quốc tế 13 Domestic trademark Nhãn hiệu nội địa 14 Utility models Các mô hình tiện ích 15 Domain name Tên miền 16 WIPO - World Intellectual Property Organization WIPO - Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới 17 Opposition (to registration of a trademark) Phản đối (đăng ký nhãn hiệu) 18 Opposition (to assignment of a European patent) Phản đối (chuyển nhượng bằng sáng chế Châu Âu) 19 Industrial property Sở hữu công nghiệp 20 Intellectual property Sở hữu trí tuệ 21 Register of patents and trademarks Đăng ký bằng sáng chế và nhãn hiệu 22 Distinctive signs Dấu hiệu phân biệt 23 EUIPO - European Union Intellectual Property Office EUIPO - Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu 24 EPO - European Patent Office EPO - Văn phòng Sáng chế Châu Âu 25 UIBM - Italian Patent and Trademark Office UIBM - Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Ý

Trên đây là những chia sẻ của Dịch vụ thương hiệu giúp Quý vị giải đáp Sở hữu trí tuệ tiếng Anh là gì? mong rằng đã cung cấp cho Quý vị những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về sở hữu trí tuệ.

Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/tri-tue-tieng-anh-la-gi-a47263.html