Sở hữu chứng chỉ tiếng Anh đồng nghĩa với việc bạn đang nắm trong tay chiếc chìa khóa quan trọng để thành công và thăng tiến hơn trên con đường học tập cũng như sự nghiệp.
Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu tất cả những thông tin trên qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé! MỤC LỤC: 1- Chứng chỉ tiếng Anh là gì? 2- 10 loại chứng chỉ tiếng Anh phổ biến 2.1- Chứng chỉ tiếng Anh TOEIC 2.2- Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL 2.3- Chứng chỉ tiếng Anh IELTS 2.4- Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge 2.5- Chứng chỉ CEFR 2.6- Chứng chỉ SAT 2.7- Chứng chỉ tiếng Anh theo KNLNN 6 bậc 2.8 - Chứng chỉ TESOL 2.9 - Chứng chỉ BULATS 2.10 - Chứng chỉ PTE 3- Thi Chứng chỉ tiếng Anh ở đâu? 4- Chứng chỉ nào cao nhất? 5- Chứng chỉ tiếng Anh có thời hạn bao lâu >>>> Tìm việc làm Tiếng Anh tại HRchannels.com
Chứng chỉ tiếng Anh là một loại chứng nhận trình độ tiếng Anh của người học. Các chứng chỉ này sẽ do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức thi và cấp bằng. Để nhận được chứng chỉ, bạn sẽ phải trải qua một kỳ kiểm tra và kết quả thi sẽ thể hiện trình độ tiếng Anh của bạn.
Mỗi loại chứng chỉ tiếng Anh sẽ có giá trị, thời gian, mục đích sử dụng riêng. Vì vậy, bạn cần xem xét nhu cầu của bản thân để lựa chọn chứng chỉ phù hợp với mình.
Bạn nên có kế hoạch lấy chứng chỉ tiếng Anh từ sớm vì bạn sẽ cần dùng đến nó trong rất nhiều trường hợp khác nhau:
- Thứ nhất, bạn cần chứng chỉ tiếng Anh để chứng minh năng lực.
- Thứ hai, bạn cần chứng chỉ tiếng Anh để nâng cao khả năng tìm việc.
- Thứ ba, bạn cần chứng chỉ tiếng Anh để mở rộng kiến thức, nâng cao khả năng nghiên cứu các lĩnh vực, chủ đề mới.
- Thứ tư, bạn cần chứng chỉ tiếng Anh để lấy học bổng, du học, xuất khẩu lao động,…
- Thứ năm, bạn sẽ cần dùng chứng chỉ tiếng Anh để mở rộng con đường thăng tiến. Nếu bạn đang có một công việc, chứng chỉ tiếng Anh sẽ giúp bạn đạt được những quyền lợi tốt hơn và dễ dàng thăng chức.
Tại Việt Nam, có rất nhiều chứng chỉ tiếng Anh đa dạng đang được công nhận. Trong đó có 10 loại chứng chỉ phổ biến sau:
TOEIC là viết tắt của cụm từ “Test of English for International Communication”. Đây là bài kiểm tra tiếng Anh tiêu chuẩn quốc tế vô cùng phổ biến do trung tâm IIG Việt Nam tổ chức thi và cấp chứng chỉ.
Bài thi TOEIC bao gồm hai bài kiểm tra riêng biệt là đọc nghe và nói viết. Bạn có thể tham gia thi cả hai bài hoặc chỉ lựa chọn một trong hai tuỳ theo nhu cầu của mình.
Chứng chỉ TOEIC được xem là chứng nhận thông dụng nhất hiện nay. Bạn có thể sử dụng nó cho mục đích học tập và ứng tuyển việc làm tại các doanh nghiệp.
TOEFL là viết tắt của “Test Of English as a Foreign Language”. Đây là chứng chỉ nhằm đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của người học trong môi trường quốc tế.
Bạn sẽ cần đến chứng chỉ TOEFL khi có ý định du học tại Mỹ. Theo ghi nhận của Uptalent, hầu hết các trường Cao đẳng, Đại học tại Mỹ đều yêu cầu du học sinh phải có bằng TOEFL.
Tại Việt Nam, kỳ thi TOEFL do IIG tổ chức và cấp chứng chỉ. Kỳ thi này được chia thành 3 dạng bài thi, bao gồm TOEFL trên Internet (iBT), TOEFL trên máy tính (CBT) và TOEFL trên giấy (PBT). Trong đó, bài thi iBT phổ biến nhất với hầu hết thí sinh và khu vực tổ chức thi.
IELTS là từ viết tắt của “International English Language Testing System”. Bạn có thể hiểu đây là một hệ thống bài kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Anh của người học.
Kỳ thi IELTS được điều hành bởi ba đơn vị, bao gồm tổ chức ESOL của Đại học Cambridge (University of Cambridge ESOL), Hội Đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc từ năm 1989.
Chứng chỉ IELTS đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết của người học. Nó cũng đòi hỏi bạn phải có vốn tiếng Anh đa dạng và khả năng sử dụng tiếng Anh linh hoạt.
Kỳ thi IELTS có hai dạng bài thi là Academic (học thuật) và General training module (đơn vị đào tạo chung). Trong đó Academic có độ khó cao hơn General rất nhiều. Bạn có thể lựa chọn bài thi phù hợp với mình dựa trên mục đích sử dụng chứng chỉ.
Cambridge là chứng chỉ tổng quát dành cho sinh viên, học sinh viên và người đi làm. Chứng chỉ này được cấp bởi Cambridge - một tổ chức hàng đầu thế giới về các kỳ thi tiếng Anh dành cho mọi lứa tuổi.
Chứng chỉ Cambridge được chia thành các cấp độ sau:
- Tiếng Anh YLE dành cho trẻ em, gồm có Starters, Movers và Flyers.
- Tiếng Anh tổng quát, gồm có: KET, PET, FCE, CAE và CPE.
- Tiếng Anh tài chính ICFE.
- Tiếng Anh thương mại, gồm có BEC, BULATS.
- Tiếng Anh luật ILEC.
- Tiếng Anh sư phạm, gồm có CELTA, DELTA và TKT.
CEFR là viết tắt của “Common European Framework of Reference for Languages”. Đây là bài thi quốc tế nhằm đánh giá trình độ ngôn ngữ của người học.
Chứng chỉ CEFR còn được gọi là “Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu”. Với những bạn đang là sinh viên thì chứng chỉ CEFR B1 sẽ rất cần thiết để đủ điều kiện tốt nghiệp. Trong khi đó, các chứng chỉ CEFR B2 hay C1, C2 lại rất cần thiết cho việc tham gia ứng tuyển việc làm.
Ưu điểm lớn nhất của chứng chỉ CEFR là bài thi không quá khó, phù hợp với những bạn có trình độ cơ bản. Tuy nhiên, bạn phải đăng ký học chứng chỉ CEFR mới có thể tham gia kỳ thi này.
SAT là viết tắt của “Scholastic Aptitude Test”. Đây là chứng chỉ được sử dụng trong hầu hết các kỳ thi đầu vào của các trường Cao đẳng, Đại học tại Mỹ.
Kỳ thi SAT được sáng lập và quản lý bởi tổ chức College Board. Mục đích của kỳ thi là nhằm đo lường mức độ sẵn sàng tham dự chương trình Đại học của học sinh. Đồng thời nó cũng cung cấp cho các trường điểm dữ liệu chung để đánh giá tất cả thí sinh.
Hiện tại, có hai loại kỳ thi SAT:
- SAT I (SAT Reasoning): Đây là điều kiện bắt buộc để xét tuyển tại một số trường Đại học Mỹ.
- SAT II (SAT Subject Test): Được sử dụng để đánh giá kiến thức của học sinh trong một môn học cụ thể. Tham khảo >>>> Dịch tiếng Anh sang tiếng Việt có những cách nào?
KNLNN được hiểu là “Khoá năng lực ngoại ngữ” hay còn được biết đến với tên gọi VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency).
Chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc là chứng chỉ mới được ban hành và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Đây là chứng chỉ dành cho nhiều đối tượng thí sinh khác nhau.
Hiện tại, chỉ một số trường Đại học được phép tổ chức thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc. Lệ phí thi cũng thay đổi theo từng Hội đồng thi.
6 bậc trong chứng chỉ này có thể quy đổi theo khung ngôn ngữ chung của Châu Âu như sau:
- Bậc 1 tương đương với CEFR A1.
- Bậc 2 tương đương với CEFR A2.
- Bậc 3 tương đương với CEFR B1.
- Bậc 4 tương đương với CEFR B2.
- Bậc 5 tương đương với CEFR C1.
- Bậc 6 tương đương với CEFR C2.
TESOL được viết tắt bởi Teaching English to Speakers of Other Languages, là chứng chỉ đào tạo giảng dạy tiếng Anh. Có nghĩa là những ai muốn trở thànhg giáo viên giảng dạy tiếng Anh chuyên nghiệp thì nên thi chứng chỉ này. Với những trường đại học, các trung tâm tiếng Anh lớn khi tuyển dụng giáo viên đứng lớp thì sẽ yêu cầu ứng viên có loại chứng chỉ TESOL.
BULATS được viết tắt của "Business Language Testing Service" là một chứng chỉ ngoại ngữ do Cambridge Assessment English cung cấp, chứng chỉ này tập trung vào đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường kinh doanh và doanh nghiệp. Chứng chỉ này đánh giá các kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc và viết các tình huống trong công việc và giao tiếp trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Là chứng chỉ do Tập đoàn Pearson cung cấp với tên gọi Pearson Testing English, chứng chỉ này đánh giá và chứng nhận khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường học tập, làm việc và di cư. PTE được nhiều trường đại học đại học, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục trên thế giới chấp nhận . Chứng chỉ này chia làm 3 loại dành riêng cho từng đối tượng có mục đích khác nhau: - PTE General: chứng chỉ dành cho có mục đích học tập, làm việc và di cư. - PTE Academic: đánh giá khả năng sử dụng tiếng anh trong môi trường học thuật, với mục đích cho người nhập học đại học, các khóa học chuyên môn sâu. - PTE Young Learns: dành cho đối tượng học tiểu học, trung học để có thể sử dụng tiếng anh trong môi trường học tập.
Tuỳ thuộc vào chứng chỉ bạn muốn thi mà địa điểm thi sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
IDP (Tổ chức giáo dục Quốc tế).
British Council (Hội đồng Anh).
Văn phòng IIG tại Hà Nội và 2 chi nhánh Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh.
Trung tâm Ngoại ngữ trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trung tâm Ngoại ngữ trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.
Viện ngôn ngữ - Quốc tế học trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Trung tâm ngoại ngữ - tin học Đại học Ngân hàng.
Trung tâm ngoại ngữ trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM.
Trường đại học Cần Thơ.
Văn phòng IIG tại Hà Nội và 2 chi nhánh Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh.
Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
TT Ngoại ngữ Đại học Bách khoa TP.HCM.
Trường Quốc tế Newton.
Trường đại học Cần Thơ.
Đại học Hùng Vương TP.Việt Trì.
Đại học Công nghiệp kỹ thuật Thái Nguyên.
Văn phòng IIG tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
Trung tâm Anh ngữ Apollo TP.HCM hoặc Hà Nội.
Sở giáo dục và đào tạo TP.HCM.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng TP.HCM.
Ngoại ngữ Atlantic - Hà Nội.
Trung tâm Khảo thí Anh ngữ Quốc tế Đà Nẵng.
Anh ngữ PEC Hải Phòng.
Trung tâm ngoại ngữ Dalat Academy.
Viện Khoa học Quản lý Giáo dục - (IEMS). Có thể bạn quan tâm >>> Biên dịch Tiếng Anh: Công việc, Mức lương và Khó khăn
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trường Đại học Hà Nội.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế.
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh.
Đại học Thái Nguyên.
Trường Đại học Cần Thơ.
Trường Đại học Vinh.
Trung tâm SEAMEO RETRAC.
Có thể thấy, có rất nhiều chứng chỉ tiếng Anh khác nhau. Vậy, chứng chỉ nào cao nhất? Nên thi lấy chứng chỉ nào?
Khi xem qua một lượt các chứng chỉ tiếng Anh bạn sẽ thấy mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng và phù hợp với những đối tượng nhất định. Vì vậy, không thể nói chính xác chứng chỉ nào cao nhất. Ở đây sẽ chỉ có cái nào phù hợp với bạn mà thôi.
Để biết nên thi loại nào, bạn cần xác định rõ mục đích thi lấy chứng chỉ của mình. Kế đó hãy xem xét kỹ lưỡng nhu cầu của bản thân để lấy những chứng chỉ tiếng Anh phù hợp nhất.
Thực tế, trên chứng chỉ tiếng Anh không thể hiện thời hạn hiệu lực. Tuy nhiên, các chứng chỉ tiếng Anh sẽ có giá trị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo nơi cấp bằng và nơi sử dụng bằng.
Cụ thể:
- Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC, TOEFL, IELTS có thời hạn hiệu lực trong vòng 2 năm kể từ ngày cấp bằng.
- Chứng chỉ SAT có giá trị trong vòng 5 năm kể từ ngày thi.
- CEFR B1 có thời hạn sử dụng trong 2 năm, B2 có thời hạn sử dụng trong 1,5 năm, C1 có giá trị trong vòng 1 năm, A2 có giá trị vĩnh viễn nếu không có quy định khác của đơn vị sử dụng.
- Chứng chỉ Cambridge có thời hạn vĩnh viễn.
- Chứng chỉ tiếng Anh 6 bậc tại Việt Nam có thời hạn vĩnh viễn nếu đơn vị sử dụng bằng không có quy định gì khác.
Trên đây là một số thông tin Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc về các chứng chỉ tiếng Anh đang được sử dụng rộng rãi. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ và sớm lấy được chứng chỉ phù hợp với mình. Chúc bạn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/cac-bang-tieng-anh-quoc-te-a42730.html