Việt nam đang có những bước đột phá lớn trong công nghệ thông tin, cùng với sự phát triển một cách nhanh đến chóng mặt. Công nghệ 4.0 có những tác động to lớn đến không chỉ kinh tế mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị, xã hội của nước ta.
Hiện nay có nhiều ngành đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến công nghệ, máy tính để đáp ứng được xu thế phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp. Đặc biệt, không thể bỏ qua ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính (CNKTMT), đây là một trong những chuyên ngành đầy tiềm năng, được đào tạo bài bản kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn tốt.
CNKTMT là ngành học hot nhất hiện nay trong nhóm CNTT, nên được rất nhiều bậc phụ huynh, bạn trẻ quan tâm. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu Công nghệ kỹ thuật máy tính là gì?, sinh viên ra trưởng sẽ có những cơ hội việc làm như thế nào?
Ảnh minh họa - nguồn internet
CNKTMT là ngành học kết hợp kiến thức chuyên môn của cả hai lĩnh vực điện tử - truyền thông và công nghệ thông tin. Ngành này liên quan đến lĩnh vực thiết kế mạch số, vi xử lý, lập trình điều khiển thiết bị, vì vậy tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực phần cứng và ngôn nhữ lập trình bậc thấp. Các kỹ sư theo học ngành này được đào tạo chuyên sâu về một trong hai lĩnh vực:
- Lập trình hệ thống nhúng - Embedded System: Hệ nhúng là một hệ thống được hình thành dựa trên các công nghệ của sự tối ưu các kỹ thuật và công nghệ thiết kế, chế tạo máy tính. Chuyên ngành lập trình hệ thống nhúng tập trung đào tạo các kỹ sư am hiểu về hệ nhúng, từ đó có thể xây dựng các hệ nhúng mới và làm chủ các công nghệ của các hệ nhúng đang thịnh hành trên thị trường hiện nay như: Điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, robot,...
- Quản trị hệ thống máy tính - Maintaining Computer System: Chuyên ngành này tập trung đào tạo kỹ sư chuyên sâu về quản trị hệ thống máy tính: Bảo mật an toàn, an ninh dữ liệu cho máy tính nhằm chống lại sự xâm hại của virus và các hacker, thiết kế, cài đặt và vận hành máy tính và hệ thống mạng máy tính cũng như các dây chuyền sản xuất tự động dựa trên các công nghệ của máy tính.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Sinh viên được đào tạo các kiến thức chuyên môn như: Xử lý tín hiệu số, xử lý âm thanh, hình ảnh, tiếng nói... Biết ứng dụng kỹ thuật điện tử tương tự số, lập trình IC, lập trình các hệ thống dùng vi điều khiển, PLC, lập trình mạng, lập trình nhúng và ứng dụng trong giám sát điều khiển hệ thống điện tử bằng máy tính. Am hiểu cấu hình hoạt động của máy tính, mạng máy tính và áp dụng khắc phục các sự cố. Các bạn có khả năng phân tích nguyên lý vận hành của hệ thống điện tử có sự giám sát điều khiển của maý tính. Đồng thời, được tiếp cận và nắm bắt các CNKTMT mới trên nền tảng các hôn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường.
Sau 4 - 4,5 năm học tập chuyên ngành ở trường Đại học, bạn có thể tự tin giải đáp câu hỏi: ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính là gì?, Kỹ năng làm việc ra sao? Ở đây, bạn thành thạo với các công việc: Thiết kế và thi công mạch điện từ, mạch điện tử dùng vi xử lý hoặc vi điều khiển, thiết bị điều khiển điện tử dân dụng và công nghiệp. Lập trình các hệ thống dùng vi điều khiển, PLC, CPLD/FPGA, DSP, mạng máy tính, lập trình nhúng, cài đặt được các thuật toán xử lý trên nền tảng VXL, DSP,... Vận hành hệ thống, phân tích để nâng cấp, xử lý các tình huống cấp bách của hệ thống máy tính, mạng máy tính, hệ thống truyền số liệu. Xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án liên quan có hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành kỹ thuật máy tính như: Orcad, Protues,... các phần mềm lập trình, quản lý mạng.
Ngoài ra, sinh viên theo học ngành này cũng được đào tạo một số kỹ năng mềm: Có khả năng tổ chức nơi làm việc khoa học, an toàn lao động, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Đạt trình độ năng lực ngoại ngữ Tiếng Anh bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Đạt chuẩn đầu ra kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao xác định theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ảnh minh họa hệ thống nhúng - nguồn ảnh: internet
Thời gian đào tạo 4 năm - cấp bằng: Kỹ sư CNKTMT. Chuyên ngành CNKTMT trực thuộc khoa Điện tử - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
Việt Nam đang trong thời kỳ số hóa, từ việc trao đổi thông tin, tính toán trong khoa học kỹ thuật cũng như kinh tế và quản lý xã hội, tất cả đều được xử lí trên nền hệ thống điện tử - máy tính, các vi mạch điện tử nhúng tích hợp thông minh, chúng ta đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong tất cả các ngành nghề. Vì vậy, Công nghệ kỹ thuật máy tính - ngành hot nhất hiện nay, sẽ là lĩnh vực đóng vai trò then chốt trong sự phát triển chung của khoa học công nghệ, kinh tế cũng như xã hội. Cho nên Việt Nam trong thời điểm này rất cần thiết đến nguồn nhân lực ngành CNKTMT chuyên môn cao. Các kỹ sư chuyên ngành CNKTMT có thể đảm nhận các công việc sau:
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới, viết chương trình nhúng lõi điều khiển trong các hệ nhúng như: Điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, robot tự động…
- Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng: Lập trình với các hệ điều hành nhúng trên điện thoại như Android, Tizen, Linux, Windows Phone, RTOS,…
- Kỹ sư Quản trị hệ thống máy tính: Thiết kế, lắp đặt, vận hành máy tính và mạng máy tính, bảo mật an ninh dữ liệu, cứu hộ dữ liệu máy tính, sửa chữa, lắp ráp, cài đặt và tối ưu hệ thống máy tính.
Các đơn vị kỹ sư CNKTMT có thể làm việc:
- Kỹ sư lập trình ứng dụng, kiểm thử phần mềm nhúng cho các tập đoàn viễn thông: Samsung, FPT, Nokia, Viettel, Mobile Phone, Vina Phone…
- Kỹ sư thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống máy tính trong các đơn vị, hành chính sự nghiệp nhà nước, các công ty, doanh nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng như: LG Electronics, Toshiba, Panasonic…
- Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính của Mỹ như Intel, Dolphin tại Việt Nam
- Kỹ sư quản lý, vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính, các hệ thống dùng vi điều khiển và PLC tại các nhà máy xí nghiệp có sử dụng các dây truyền tự động hóa, điều khiển tự động.
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật máy tính.
- Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật máy tính.
Nguồn: timviecit.net
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/nganh-ky-thuat-may-tinh-ra-lam-gi-a42370.html