Một chiếc mũi cao, nhỏ gọn đôi khi có thể khiến khuôn mặt thanh thoát hơn, giúp nhan sắc thăng hạng. Nhiều bạn trẻ thắc mắc tuổi dậy thì mũi có cao được không? Có cách nào làm mũi cao lên không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này dưới góc độ kiến thức thẩm mỹ để giúp bạn hiểu rõ và có quyết định đúng đắn trước khi thực hiện nâng mũi.
Có một thực tế là mũi cao hay không phụ thuộc nhiều vào gen di truyền. Và mũi có cao hay không đều được hình thành từ nhỏ. Vì vậy ở tuổi dậy thì, chiều cao và hình dáng mũi không thay đổi quá nhiều. Ở độ tuổi từ 13 - 25, sống mũi có thể cao hơn, do xương phát triển nhưng không đáng kể. Cho đến năm 25 tuổi, sống mũi ổn định và không có bất kỳ thay đổi nào.
Nhìn chung, các tác động bên ngoài như đẩy mũi, kẹp mũi, massage không làm sống mũi cao lên. Nếu lạm dụng thậm chí có thể ảnh hưởng đến chức năng mũi.
Cách tốt nhất để cải thiện hình dạng của mũi là phẫu thuật thẩm mỹ. Bác sĩ sử dụng nhiều kỹ thuật nâng mũi khác nhau để thay đổi dáng mũi cao và thon gọn. Trong đó có các phương pháp nâng mũi bằng sụn, nâng mũi bằng chỉ sinh học, tiêm filler,...
Sau khi biết tuổi dậy thì mũi có cao được không. Nhiều bạn băn khoăn không biết tuổi dậy thì có thể nâng mũi được không? Theo các chuyên gia thẩm mỹ, trẻ tuổi dậy thì không nên nâng mũi. Vì đây là thời kỳ xương còn đang phát triển nên cấu trúc khuôn mặt có thể thay đổi. Vì vậy, phẫu thuật nâng mũi không phù hợp, có thể làm mất cân đối khuôn mặt sau này.
Bên cạnh đó, tâm lý chưa ổn định, dễ bị tác động và thiếu hiểu biết nếu không biết cách chăm sóc sau nâng mũi đúng cách, dễ gây biến chứng. Tốt hơn hết, bạn phải trên 18 tuổi trước khi quyết định có phẫu thuật nâng mũi hay không. Do khung xương lúc này đã phát triển hoàn thiện nên việc tạo hình mũi sẽ cố định, hài hòa với gương mặt hơn.
Dáng mũi cao hay thấp phần lớn là do gen di truyền. Khoa học đã chứng minh rằng môi trường sống và nhiệt độ xung quanh ảnh hưởng đến chiều cao và chiều rộng của khoang mũi.
Người sống ở vùng khí hậu lạnh và khô có sống mũi cao, dài và đầu mũi nhỏ. Những người sống ở vùng nhiệt đới có mũi ngắn và rộng để thích nghi với điều kiện môi trường. Đó là lý do tại sao người châu Á thường có sống mũi thấp hơn so với người châu Âu và châu Mỹ. Ngoài ra, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến hình dáng mũi như chế độ ăn uống, luyện tập, cũng có vai trò trong quá trình hình thành dáng mũi nhưng chưa chắc có nhiều ảnh hưởng. Đôi khi hậu quả của tai nạn có thể làm thay đổi hình dạng của mũi.
Nếu bạn đã trên 18 tuổi và có nhu cầu chỉnh sửa dáng mũi thì có thể tham khảo một số phương pháp nâng mũi sau.
Một số mẹo trang điểm đơn giản sẽ giúp bạn “ăn gian” hình dáng mũi, giúp mũi thon gọn và thanh thoát hơn. Bạn có thể sử dụng phấn để tạo khối hoặc đắp bột cho phần sống mũi. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp bạn tự tin khi ra ngoài, dự tiệc, gặp gỡ bạn bè,…
Nâng mũi được cho là phương pháp hiệu quả nhất, giúp bạn xử lý các khuyết điểm như mũi thấp, to bè, hếch, đầu mũi to,… Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn cần một thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Phương pháp này mang lại hiệu quả lâu dài, giúp giữ được chiếc mũi cao hài hòa với khuôn mặt. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ, việc nâng mũi cũng trở nên đơn giản và đem lại kết quả chiếc mũi tự nhiên hơn rất nhiều.
Nếu ngại đụng dao kéo, bạn có thể tham khảo các phương pháp tiêm filler hoặc luồn chỉ để cải thiện dáng mũi. Các dịch vụ này thường ít xâm lấn, không ảnh hưởng đến sức khỏe hay đau đớn, không cần thời gian hồi phục nhưng hiệu quả chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định và cần duy trì định kỳ.
Với phương pháp nâng mũi bằng chỉ, bác sĩ sẽ đưa chỉ sinh học có độ tương thích rất cao với cơ thể vào sống mũi. Chỉ sinh học sẽ kích thích chữa lành bên trong da, làm sản sinh collagen ở vùng mũi, giúp cải thiện hình dáng mũi, ngay cả khi chỉ đã tiêu mất. Sau 6 tháng đến 1 năm, các sợi chỉ hoà tan vào da. Tuy nhiên, phương pháp nâng mũi này chỉ duy trì trong thời gian nhất định, khoảng 1 - 2 năm. Đôi khi chỉ có thể gây sẹo bên trong và làm quá trình tạo hình mũi sau này khó khăn hơn.
Tiêm filler mũi giúp điều chỉnh hình dạng tổng thể của mũi. Phương pháp này thường được lựa chọn cho những ai muốn thay đổi dáng mũi nhưng sợ biến chứng, tác dụng phụ cũng như giảm chi phí và thời gian nghỉ dưỡng sau phẫu thuật nâng mũi. Chất làm đầy được sử dụng phổ biến nhất là axit hyaluronic (HA), đây là loại chất làm đầy có thể sử dụng cho cả má và môi.
Mặc dù đây là phương pháp đơn giản nhưng tiêm filler nâng mũi đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao của bác sĩ. Nếu không, bạn có thể phải đối mặt với những nguy cơ tắc mạch máu, nhiễm trùng, hoại tử vùng mũi. Ngoài ra, chất làm đầy có xu hướng di chuyển theo thời gian, cần tiêm bổ sung sau mỗi 1 - 1.5 năm.
Chắc hẳn bạn sẽ có được câu trả lời cho thắc mắc tuổi dậy thì mũi có cao được không và có nên nâng mũi ở tuổi dậy thì không. Đối với những người có dáng mũi thấp hay khuyết điểm ở mũi muốn chỉnh sửa và khắc phục thì bạn không cần quá lo lắng, bởi công nghệ thẩm mỹ hiện đại sẽ giúp bạn giải quyết hầu hết các khuyết điểm này. Nhưng nếu bạn muốn sửa mũi thì hãy đợi trên 18 tuổi, xương mũi phát triển hoàn thiện rồi hãy thực hiện nhé!
Xem thêm:
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/vuot-mui-co-cao-len-khong-a41551.html