Rung chân có phải là bệnh? - Y Khoa Diamond

Chân rung không ngừng thường là thói quen vô thức nhưng chúng cũng có thể liên quan tới một số loại bệnh lý.

Rung chân có phải là bệnh?

Một người có thể lắc chân nếu họ cảm thấy buồn chán, lo lắng, căng thẳng

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, cho biết rung chân là cử chỉ có thể được thực hiện vì rất nhiều lý do. Một người có thể lắc chân nếu họ cảm thấy buồn chán, lo lắng, căng thẳng.

Nguyên nhân

Theo bác sĩ Vũ, cũng giống như các cử chỉ ngôn ngữ cơ thể khác, chúng xảy ra vô thức. Điều này có nghĩa một người thường không cố ý rung chân mà họ chỉ làm như vậy để cảm thấy dễ chịu hơn hoặc cân bằng cảm xúc của mình. Cử chỉ này thường có thể được nhìn thấy trong nhiều tình huống, bao gồm:

Một số người thực hiện động tác đó như thói quen. Họ không cần phải lo lắng hay căng thẳng để làm điều đó. Nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến việc áp dụng thói quen này như:

Theo bác sĩ Vũ, về mặt lý thuyết, các phần của bộ não chịu trách nhiệm về chuyển động vật lý trùng lặp với tư duy nhận thức. Vì vậy, bằng cách rung chân, một người thực sự có thể giúp mình tập trung hơn hoặc hiểu điều gì đó tốt hơn.

Chán nản được xem là một kích thích tiêu cực. Đó là một trong những cách cơ thể nói với ta rằng không bị kích thích thích hợp bởi hoạt động hiện tại. Rung chân có thể tạo ra một kích thích nhỏ để đánh lạc hướng khỏi sự nhàm chán và giảm bớt căng thẳng khi ngồi yên.

Bên cạnh đó, rung chân là một trong những hoạt động thể chất có thể giúp ta tập trung hơn. Ví dụ, khi nghĩ về một vấn đề khó khăn, người ta thường bắt đầu đi bộ xung quanh trong phòng, nhưng khi họ bị mắc kẹt trong một tư thế ngồi hoặc ngồi yên phía sau bàn làm việc, họ có thể bắt đầu rung chân.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khu vực kiểm soát các chức năng nhận thức và vận động chồng chéo với nhau trong não và có thể dễ dàng kích thích động tác rung chân khi đang tập trung suy nghĩ. Hơn nữa, việc rung chân khi phải đối mặt với một điều gì đó khó khăn cũng có thể là một cách để giải phóng năng lượng thần kinh.

"Rung chân đôi khi được thực hiện ngoài ý muốn khi cơ thể tìm cách cân bằng cảm xúc. Các dây thần kinh có thể là một yếu tố quan trọng đằng sau sự lo lắng và rung lắc có thể giúp giải tỏa căng thẳng, gần giống như dopamin", bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ nói.

Rung chân có phải là bệnh?

Rung chân đôi khi được thực hiện ngoài ý muốn khi cơ thể tìm cách cân bằng cảm xúc.

Theo vị chuyên gia, đôi khi, rung là lối thoát duy nhất có thể chấp nhận được để đối phó với cả lo lắng nhẹ và nghiêm trọng. Trong một bối cảnh như phòng chờ của bệnh viện hoặc phòng xử án, việc chạy, la hét, thất vọng hoặc phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy khác là không thể chấp nhận về mặt xã hội.

Tuy nhiên, bạn chỉ cần di chuyển chân hoặc gõ nhẹ vào chân được xem là một phương pháp tinh tế và đáng tin cậy để giải tỏa lo lắng.

Khi nào rung chân là bệnh?

Theo bác sĩ Vũ, trong một số trường hợp, các chuyển động vượt ra ngoài hành vi tiềm thức và trở thành triệu chứng của tình trạng bệnh lý hoặc tổn thương tiềm ẩn (tổn thương thần kinh hoặc tổn thương não, cường giáp/các vấn đề về tuyến giáp).

Những người mắc hội chứng chân không yên (RLS) cảm thấy không thể kiểm soát được việc di chuyển chân để giảm bớt cảm giác bò, ngứa, đau hoặc khó chịu khác.

Nó cũng có thể là triệu chứng của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Những người bị ADHD đặc biệt có khả năng lắc chân hoặc thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại khác trong khi tập trung.

Rung chân có phải là bệnh?

Hội chứng chân không yên khiến chân đau nhức, bỏng rát.

Tuy nhiên, rung hoặc TIC (cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại không kiểm soát được) cũng có thể là triệu chứng của bệnh Parkinson hoặc đa xơ cứng. Cả hai đều là rối loạn hệ thần kinh làm suy giảm khả năng kiểm soát tay chân và tứ chi của con người một cách có ý thức.

Theo Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, rung là một chuyển động không chủ ý phổ biến nhất, được đặc trưng bởi sự dao động nhịp nhàng quanh một trục cố định, thường trùng với trục chuyển động của khớp. Vì vậy, rung chân liên tục trong khoảng thời gian dài có thể làm tổn thương các khớp.

Rung là kết quả của sự co thắt xen kẽ của các cơ ở hai bên khớp, có thể gây mỏi cơ ở chân. Chúng cũng có thể làm các dây thần kinh ở chân chịu tác động ngược lại dẫn đến gây đau chân.

Theo nghiên cứu, nguy cơ đau tim tăng gấp đôi ở những người bị rung chân. Một người bị RLS lắc chân từ 200 đến 300 lần trước khi chìm vào giấc ngủ. Điều này làm tăng huyết áp và nhịp tim. Về sau, nó trở thành nguyên nhân lớn nhất gây ra các bệnh về tim mạch.

Khắc phục thói quen rung chân

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ hướng dẫn các phương pháp giúp khắc phục tình trạng rung chân như:

Thay đổi tư thế cơ thể: Tư thế gập hai chân ở mắt cá chân hoặc bắt chéo một chân ở góc thẳng qua đầu gối kia có thể lấy lại sự bình tĩnh cho bạn. Trong khi đó, hãy hít thở chậm, đều đặn. Ngoài ra, việc tập yoga hay các động tác phù hợp cũng góp phần hiệu quả giúp thư giãn và điều tiết cảm xúc, tránh căng thẳng.

Thử những điều mới: Nếu thường thấy mình rung chân vì buồn chán, hãy tìm kiếm sự kích thích mới. Đối với một số tình huống, ghi chú, viết nguệch ngoạc trên giấy hoặc thậm chí sáng tác một bài hát có thể là hoạt động thú vị. Bạn cũng có thể chơi với nhiều loại đồ chơi nhỏ trong tay hoặc dưới gầm bàn để giúp giữ im lặng và đạt sự tĩnh lặng tâm thể.

Nói về cảm xúc: Hãy tự hỏi bản thân xem có thể lo lắng về điều gì? Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra chuyển động của mình, bạn có thể bắt đầu dạy cơ thể phản ứng khác đi. Điều này đôi khi là thách thức và tốn thời gian, nhưng nó có thể làm được. Bí quyết là chuẩn bị trước và luyện tập trong hoàn cảnh ít căng thẳng hơn, dần dần bạn có thể kiểm soát tốt hơn.

Theo báo zingnews.

Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/ngoi-rung-chan-a41037.html