Reading times 5 minutes
Trước khi chính thức đón chó con về nhà, bạn hãy chuẩn bị khu vực mà cún cưng sẽ ngủ cũng như vui chơi. Ngoài ra, bạn có thể tiến hành mua sắm các đồ vật cần thiết dựa theo danh sách gợi ý dưới đây:
Bạn có thể tìm đến các sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho cún con được bày bán trên thị trường. Những loại thức ăn này sẽ chứa công thức đặc biệt, cân bằng các nhóm chất như protein, axit amin thiết yếu, vitamin và khoáng chất mà thú cưng cần để phát triển.
Ngoài ra, tuyệt đối không cho chó con ăn bơ, socola, nho khô, thực phẩm chứa caffeine bởi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Trong 1-2 tháng đầu, bạn hãy chú ý vệ sinh cho cún bằng khăn ướt hoặc khăn ẩm. Các vị trí như mắt, tai hoặc bộ phận sinh dụng cũng cần được làm sạch kỹ lưỡng. Khi cún đã cứng cáp hơn, bạn có thể tắm với nước ấm cũng như sản sữa tắm chuyên dụng.
Một số bệnh lý thường gặp ở cún con mà bạn cần biết để có biện pháp phòng tránh cũng như chăm sóc thích hợp:
Vì thế, cần cho thú cưng đến phòng khám định kỳ nhằm phát hiện bất thường, từ đó hạn chế nguy cơ xấu nhất có thể xảy đến.
Khi chó con mới về nhà, bạn hãy tạo ra 1 không gian đủ ấm áp và thoải mái cho vật cưng, chẳng hạn như ổ lót, chuồng cũi và đặt trong đó bát thức ăn lẫn nước uống. Ngoài ra, bạn có thể khuyến khích cún làm quen với những vật nuôi khác trong nhà để tránh trường hợp khè nhau.
Khi chó con đã được 2 tháng tuổi, bạn hãy đưa thú cưng đến phòng khám để kiểm tra tổng quát sức khỏe. Bên cạnh đó, cún có thể được cho ăn từ 3-4 bữa mỗi ngày với đa dạng các thực phẩm khác nhau, miễn rằng phù hợp với thể trạng của vật cưng và được nấu chín kỹ lưỡng. Cuối cùng, bạn đừng quên việc vệ sinh khu vực chuồng sạch sẽ nhằm hạn chế việc chó con mắc phải các bệnh về giun sán, nấm,…
Khi đạt mốc từ 3 tháng tuổi, răng của chó con sẽ bắt đầu mọc. Chúng cũng trở nên năng động hoặc thậm chí "phá phách" hơn. Vì thế, bạn cần chú ý quan sát vật dụng trong nhà và có biện pháp bảo vệ thích hợp. Giai đoạn này, bạn có thể bắt đầu huấn luyện cho chó con những hiệu lệnh cơ bản như ngồi, nằm, lăn, chờ,... Nếu chọn nuôi các giống chó nhiều lông (poodle, samoyed, alaska) bạn đừng quên chải chuốt hoặc cắt tỉa nhằm giúp cún có bộ lông đẹp nhất nhé.
Tùy vào sở thích cá nhân mà bạn có thể cân nhắc chọn lựa giống chó
Nhìn chung, sẽ có 4 loại vắc xin mà bạn nên tiến hành tiêm ngừa cho cún cưng, bao gồm:
Vừa rồi là những chia sẻ về cách nuôi chó con cho người mới bắt đầu. Đừng quên truy cập Cleanipedia thường xuyên nhằm cập nhật thêm nhiều mẹo hay trong chăm sóc nhà cửa và gia đình nhé.
>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/cach-nuoi-cho-a40592.html