Móc pô là gì? Công dụng ra sao? Có nên móc pô xe máy không?

Nếu di chuyển nhiều trên đường chắc chắn bạn không còn xa lạ gì với những âm thanh cực lớn gây chói tai phát ra từ xe máy. Những thanh niên đam mê xe gọi đó là móc pô. Vậy móc pô là gì? Có nên móc pô để xe máy có tiếng nổ hay hơn không? Bạn hãy cùng chúng mình đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!

Móc pô là gì?

Móc pô xe máy là gì?

Pô xe máy hay ống xả là bộ phận quan trọng đối với xe máy. Nhiệm vụ chính của ống pô xe máy là đẩy khí thải ra ngoài, có tác dụng biến đổi và giảm âm thanh của luồng khí thải. Tuy nhiên, thay vì giữ chức năng giảm âm vốn có của pô xe, nhiều người, đặc biệt là những người mê tốc độ lại muốn móc pô để thể hiện sở thích của bản thân.

Móc pô là móc bớt vĩ giảm âm cũng như rút ống tiêu giảm âm thanh ở trong ống pô. Đây là hình thức độ pô xe với mục đích làm cho tiếng nổ của xe trở nên to và vang hơn so với ban đầu.

Ngoài độ thêm đồ chơi xe máy thì hiện nay, nhiều người lại muốn móc pô tiếng 4road để âm thanh của chiếc xe được to và đã tai hơn. Pô đam móc mới sẽ giúp cho xe của bạn nghe dịu tai hơn so với chiếc pô cũ đã bị tổn hại. Việc sắm một chiếc pô dame móc không quá khó bởi giá thành của pô xe hiện nay không phải là quá đắt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn móc pô với âm thanh phát ra như ý thì giá thành sẽ khác.

Công dụng của móc pô xe máy là gì?

Tùy vào mỗi loại xe máy khác nhau mà móc pô sẽ có những công dụng riêng của nó. Dưới đây là công dụng của móc pô đối với loại xe 2 thì và xe 4 thì.

Xe 2 thì (xe máy được trang bị động cơ 2 kỳ)

Đối với xe 2 thì, thường là xe côn tay thì pô xe sẽ mang dạng lưới hoặc dạng phễu để hạn chế hơi xả ra sau khi cháy trong piston. V xe 2 thì phải có hơi ép ngược trở về piston thì lúc đó xe mới có thể tăng tốc được. Ngược lại, nếu hơi thoát hẳn ra bên ngoài thì xe sẽ bị hụt hơi và không thể tăng tốc được.

Xe 4 thì (xe máy được trang bị động cơ 4 kỳ)

Đối với xe 4 thì, bạn không cần phải có hơi trả về mà xe vẫn chạy bình thường. Xe 4 thì sẽ rút ống tiêu giảm thanh ra, từ đó hơi sẽ thoát ra nhanh hơn và tiếng kêu sẽ to hơn.

Vì xe 4 thì dùng xupap hút, sau khi đốt xong khí thải sẽ được hút hết ra ngoài và nạp khí đốt sạch vào trong nên khi móc pô thì xe lên ga ngọt hơn và nhanh hơn so với khi chưa móc pô. Tuy nhiên, trên thực tế, 1 phút máy sẽ quay được tới 4000 đến 5000 vòng, xupap hút khí thải dù hút tốt cũng sẽ đọng lại thí thải thừa.

Vì vậy, xe sẽ lên ga chậm hơn, sau khi móc pô thì khí thải được thải ra ngoài nhanh hơn. Do đó, khí đốt mới đưa vào ít bị nhiễm khí thải cũ, nên xe lên ga sẽ nhẹ và ngọt hơn. Tình trạng xe hao xăng hơn một phần là do khi móc pô số vòng quay của máy sẽ tăng, do khí đốt sạch cao nên công suất sẽ lớn hơn.

Hướng dẫn cách móc pô xe máy

Hướng dẫn cách móc pô xe máy

Móc pô xe máy hiện nay có 2 cách thực hiện là móc full và móc nhẹ. Để móc pô cho ra tiếng nổ ấm và trầm thì người thợ sẽ tiến hành làm một cái lưới hình tròn, rồi đặt vào phần đầu của cái lon cho tới lỗ thoát khí của pô xe.

Sau đó sẽ tiến hành nhét bông thủy tinh vào bên trong pô sao cho thật chặt, đóng nắp lon và hàn lại. Kết quả thu được là tiếng pô xe máy sẽ phát ra âm thanh nghe ấm và trầm hơn rất nhiều.

Có nên móc pô xe máy không?

Việc móc pô xe máy là tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, móc pô ít với âm thanh quá lớn ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới người khác và khiến họ khó chịu. Chưa kể âm thanh lớn từ việc móc pô xe còn gây ô nhiễm tiếng ồn.

Ngoài ra, việc móc pô sẽ khiến cho xe máy của bạn hao hụt nhiên liệu lớn. Minh chứng cụ thể là chúng ta dễ dàng cảm nhận được mùi xăng xộc lên nồng nặc khi kéo ga lên. Việc mở cổ pô còn làm cho xe không thể đạt đến tốc độ tối đa

Móc pô xe máy có bị phạt không?

Độ pô sẽ khiến chiếc xe thay đổi kết cấu, đây là hành vi bị cấm theo Luật Giao thông đường bộ tại nước ta. Việc độ chế ống xả và nẹt pô khi lưu thông trên đường của một số bạn trẻ không chỉ là hành vi phản cảm và thiếu ý thức mà còn có khả năng bị phạt hành chính từ 800.000 đến 1.000.000 đồng (Theo quy định tại Điều 30, Nghị định số 46/2016).

Như vậy bạn đã biết móc pô là gì rồi phải không nhỉ? Mong rằng với những thông tin mà chúng mình vừa chia sẻ ở bài viết trên có thể giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn về việc có nên móc pô xe máy không. Đừng quên đồng hành cùng chúng mình ở những bài viết tiếp theo để đón đọc nhiều thông tin hữu ích hơn bạn nhé! Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết.

Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/moc-po-xe-may-gia-bao-nhieu-a38482.html