Nguyên nhân gây viêm nang lông vùng kín

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất cứ phần nào trên cơ thể, bao gồm cả viêm nang lông vùng kín. Khi mắc viêm nang lông ở bộ phận sinh dục hay còn gọi là viêm nang lông mu, người bệnh sẽ thấy vùng kín xuất hiện một số nốt mụn mủ nhỏ, khu trú ở nang lông.

1. Nguyên nhân gây viêm nang lông vùng kín

Cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc viêm nang lông vùng kín do:

2.Triệu chứng viêm nang lông sinh dục

Người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng viêm nang lông vùng kín lan rộng.

Viêm nang lông âm đạo biểu hiện giống như mụn nhọt ở đùi trong, môi âm hộ và vùng gò mu của phụ nữ.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm nang lông bao gồm:

Người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng viêm lan rộng hoặc các dấu hiệu và triệu chứng không biến mất sau một vài ngày.

3. Ảnh hưởng của viêm nang lông vùng kín

Nếu không được điều trị, viêm nang lông có thể phát triển thành mụn nhọt hoặc hậu bối. Đây là những nhiễm trùng lớn hơn dưới da, có thể biến chứng thành áp xe. Ở người có miễn dịch bình thường bệnh có thể tự khỏi, trường hợp bóp nặn hoặc ở những người suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng có thể lan rộng, gây các ổ áp xe lớn.

4. Điều trị viêm nang lông sinh dục

Phương pháp điều trị viêm nang lông phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Với mức độ nhẹ chỉ cần điều trị bằng các thuốc sát khuẩn tại chỗ hoặc kháng sinh bôi, trường hợp nặng có biến chứng cần dùng kháng sinh đường toàn thân.

Trong một số trường hợp khác, cần phải điều trị bằng:

5. Phòng ngừa viêm nang lông sinh dục nam và nữ giới

Ngăn ngừa viêm nang lông vùng kín bằng cách thực hành vệ sinh đúng cách.

Ngăn ngừa nang lông bị nhiễm trùng ở vùng lông mu bằng việc vệ sinh đúng cách, bao gồm rửa thường xuyên vùng kín bằng xà phòng nhẹ và nước ấm. Không dùng chung khăn tắm và thay khăn tắm thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ, đặc biệt nữ giới cần vệ sinh âm đạo tốt trong kỳ kinh do thay đổi nội tiết tố không những làm cho da nhạy cảm hơn mà còn có dễ bị nhiễm trùng nang lông.

Nếu cạo lông cần vệ sinh vùng da trước khi cạo, nên sử dụng dao cạo dùng 1 lần, bôi kem dưỡng sau khi cạo lông. Bạn cũng có thể xem xét các phương pháp tẩy lông thay thế, chẳng hạn như gel tẩy lông hoặc tẩy lông bằng laser.

Viêm nang lông sinh dục dễ dàng ngăn ngừa bằng cách vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là một số bệnh lây truyền qua đường tình dục nhất định có thể trông giống với vết sưng của viêm nang lông vùng kín hoặc mụn vùng kín. Bạn cần đến khám chuyên khoa da liễu nếu bệnh thường xuyên tái phát, hoặc các tổn thương gây đau và lâu khỏi.

Bác sĩ Thu Hằng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu. Đặc biệt dày dặn kinh nghiệm trong điều trị bệnh da người lớn và trẻ em, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh da tự miễn và hiếm gặp. Bác sĩ từng đạt các chứng chỉ, bằng đại học trong và ngoài nước như: Bằng chuyên khoa I - Da liễu, Đại học Y Hà Nội, Bằng DFMS - Da liễu, Đại học Paris XIII, Cộng hòa Pháp trước khi là bác sĩ da liễu tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Vinmec Hải Phòng như hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Flo.health và Mayoclinic.org

Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/viem-chan-long-vung-kin-a38033.html