Khi được chẩn đoán mắc bệnh u gan, nhiều người rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng vì không biết đây có phải là bệnh ung thư hay không, có chữa được không, có di truyền không và kèm theo hàng loạt những câu hỏi, thắc mắc khác. Cùng tìm hiểu thông tin cụ thể về bệnh u gan trong bài viết dưới đây.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo, sản xuất mật, lọc độc tố, lưu trữ glycogen, và tạo ra protein quan trọng cho cơ thể.
Trong một số trường hợp, các tế bào gan phát triển bất thường và hình thành các khối u, những khối u này được gọi là u gan. U gan có thể xuất hiện trên bề mặt gan hoặc bên trong gan.
U gan được chia thành 2 loại đó là u gan lành tính và u gan ác tính. U gan có phải là ung thư hay không còn tùy thuộc vào tính chất của khối u.
U gan lành tính không phải là ung thư. Những khối u này bắt gặp ở khá nhiều người bình thường khi họ đi kiểm tra gan hoặc thực hiện các bài kiểm tra sức khỏe tổng quát.
U gan lành tính thường chỉ cố định tại vị trí khởi phát, không có khả năng di chuyển hay lan rộng. Hầu hết các trường hợp u gan lành tính đều tiến triển khá chậm và gần như không gây biến chứng gì.
U gan lành tính bao gồm nhiều loại khác nhau, cụ thể như: u tuyến gan, u máu, u mỡ, nang gan, sang thương tăng sản dạng nốt (Focal Nodule Hyperplasia - FNH),... Trong số các loại u này, chỉ có u tuyến là có khả năng tiến triển thành ung thư, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.
U gan ác tính là những khối u mang tế bào ung thư, những khối u này chính là ung thư gan. Các tế bào gan bất thường này phát triển một cách mất kiểm soát, chèn ép lên các tế bào gan, có thể xâm lấn hoặc di căn sang các cơ quan nội tạng khác.
Ung thư gan thành 2 loại bao gồm:
U gan ác tính là căn bệnh ung thư nguy hiểm có tốc độ tiến triển nhanh và tỷ lệ tử vong rất lớn.
U gan có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.Một số tổn thương u lành tính của gan như FNH có thể phát triển do phản ứng tăng sản tế bào gan gây ra do dị dạng động mạch ở trong gan, hoặc u tuyến của gan hay gặp ở phụ nữ và có mối liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng thuốc ngừa thai dạng uống.
Một số nguyên nhân xuất hiện u gan ác tính bao gồm:
Tùy thuộc vào đặc điểm của khối u (u gan lành tính hoặc u gan ác tính) mà các triệu chứng có biểu hiện khác nhau.
Hầu hết các khối u gan lành tính đều phát triển rất chậm và gần như không biểu hiện triệu chứng, các triệu chứng u gan chỉ xuất hiện khi khối u phát triển và chèn ép lên các cơ quan khác.
Một số triệu chứng của u gan lành tính có thể kể đến như:
Khác với u gan lành tính, u gan ác tính có tốc độ phát triển rất nhanh. Các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện và dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường khác.
Đa số các trường hợp phát hiện u gan ác tính đều đã ở giai đoạn muộn, một số biểu hiện cụ thể bao gồm:
U gan gần như không thể xác định chính xác nếu chỉ dựa trên những biểu hiện hoặc chẩn đoán lâm sàng. Khi nghi ngờ người bệnh mắc bệnh u gan hoặc các vấn đề khác liên quan đến gan, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán sau đây:
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như đặc điểm của khối u gan mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp sao cho an toàn và hiệu quả nhất.
U gan lành tính không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh bởi chúng không gây ảnh hưởng đến tế bào khác cũng như không có khả năng di căn. Do đó, về cơ bản, loại u gan này không cần điều trị.
Tuy nhiên người bệnh vẫn cần theo dõi và can thiệp khi có biến chứng vỡ nang, xuất huyết trong khối u,… Một số trường hợp u nang lành tính có thể phải phẫu thuật cắt bỏ nếu kích thước khối u lớn hoặc ảnh hưởng đến các tế bào khác.
U gan ác tính nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong là rất lớn. Nếu điều trị sớm, người bệnh có khả năng sống trên 5 năm lên đến 80%. Với người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, tỉ lệ sống sót trên 5 năm chỉ khoảng 3%.
Một số phương pháp điều trị u gan ác tính phổ biến bao gồm:
Phương pháp điều trị mang tính triệt căn phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ phần gan tổn thương, dữ lại phần gan còn lại đủ về chức năng và thể tích đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Phương pháp cắt gan thông thường áp dụng cho các khối u gan đơn độc, không có hoặc có xơ gan giai đoạn còn bù.
Phương pháp này phù hợp với người bệnh có kích thước khối u nhỏ khoảng 2 - 4cm. Tiêm cồn hay hóa chất khác có tác dụng tốt với những khối u nhỏ. Ngoài ra có thể hủy khối u bằng sóng điện cao tần (Radiofrequency Ablation: RFA) hoặc vi sóng (Microwave Ablation). Phương pháp này ít xâm hại, ít ảnh hưởng đến chức năng gan, mang lại hiệu quả điều trị ung thư triệt để nếu thực hiện đúng chỉ định và chọn lựa bệnh nhân phù hợp. Tỷ lệ thành công và tiên lượng bệnh nhân theo các nghiên cứu mang lại thời gian sống tương đương phẫu thuật
Nhược điểm của phương pháp này đó là nguy cơ bỏ sót tế bào ung thư và khả năng gieo rắc tế bào ung thư vào các cơ quan lân cận, đặc biệt với u gan nằm sát vùng bao gan, và khó thực hiện với các khối u gần mạch máu lớn. Các khối u gần các cơ quan lân cận (dạ dày, đại tràng) hoặc gần cuống gan có thể gây tổn thương (thủng các cơ quan này) hoặc hẹp đường mật.
Phương pháp này là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ phần gan của người bị ung thư và sau đó ghép thay thế bằng một lá gan nguyên vẹn của người chết não hiến tạng hoặc một phần lá gan của người đang sống cho tạng.
Do người bình thường chỉ cần sử dụng 30-40% gan của mình và gan có khả năng tái sinh bù trừ trong thời gian ngắn nên việc chia sẻ gan và ghép gan là hoàn toàn có khả thi. Hơn nửa, lá gan thay thế là lá gan khỏe mạnh hoàn toàn nên phương pháp này mang tính triệt căn rất cao. .
Một số phương pháp điều trị nhằm giảm bệnh, kéo dài thời gian sống
Bơm hóa chất và thuyên tắc động mạch khối u (Transcatheter Arterial Chemoembolization - TACE) là phương pháp sử dụng cho bệnh nhân không thể điều trị triệt căn nhưng chưa có di căn ngoài gan hay xâm lấn mạch máu. Theo hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) sau thời gian TACE, người bệnh có khả năng sống trung bình sau điều trị khoảng 20 tháng.
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phát triển, áp dụng cho các trường hợp ung thư gan giai đoạn muộn, khi khối u kích thước rất lớn và di căn. Một số loại thuốc thường được sử dụng như Sorafenib hoặc Regorafenib.
Phương pháp hóa trị không có tác dụng chữa khỏi bệnh, theo đó hóa trị chỉ có thể làm giảm kích thước khối u, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Xạ trị chọn lọc
Xạ trị được chỉ định cho các trường hợp ung thư gan không còn khả năng phẫu thuật, không có chống chỉ định phẫu thuật, xơ gan còn bù. Phương pháp này đưa các hạt vi cầu phóng xạ Yttrium-90 vào khối u qua ngả động mạch nhằm giảm nuôi dưỡng khối u. Tuy nhiên phương pháp này không thực hiện được trên bệnh nhân thể trạng quá yếu, xơ gan mất bù hoặc có bệnh não gan, và có luồng thông động mạch gan - phổi lớn.
Dù là u gan lành tính hay u gan ác tính, người bệnh vẫn cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, nghiêm túc điều trị để sức khỏe được duy trì trạng thái ổn định nhất.
Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp người bệnh u gan chăm sóc sức khỏe tại nhà:
Ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh u gan đặc biệt là u gan ác tính, người bệnh cần lập tức điều trị sớm để có thể cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất. Hiện nay trên mạng cũng lưu truyền rất nhiều những loại thuốc gắn mác dân gian không rõ nguồn gốc với công dụng loại bỏ u gan triệt để. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn.
Link nội dung: https://nhungbaivanhay.edu.vn/trieu-chung-u-gan-lanh-tinh-a37566.html