Đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay, có không ít người đặt nghi vấn lợi ích của nghề giáo viên là gì? Nghề nhà giáo không chỉ là một công việc, mà còn là một sứ mệnh quan trọng đối với sự phát triển văn minh nhân loại. Do đó, những người làm nghề này chắc chắn sẽ nhận được những “phần thưởng” xứng đáng. Để hiểu rõ hơn những phần quà này là gì, hãy cùng Việc Làm Giáo Dục tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Các lợi ích của nghề giáo viên cho sự phát triển của xã hội hiện đại - Nguồn ảnh: Pexels
Nghề nhà giáo là gì
Nghề nhà giáo là nghề nghiệp quan trọng trong hệ thống giáo dục, bao gồm các vai trò giảng dạy và giáo dục tại các cấp học khác nhau. Ở mức độ cơ bản, người làm nghề nhà giáo được gọi là giáo viên, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục như mầm non, phổ thông, nghề nghiệp sơ cấp và trung cấp.
Ngoài ra, người làm nghề giáo còn có thể được gọi là giảng viên, có nhiệm vụ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục cao cấp như đại học và cao đẳng nghề. Sứ mệnh của nghề nhà giáo không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là hỗ trợ sự phát triển toàn diện của người học, góp phần định hình tương lai của thế hệ trẻ.
Lịch sử hình thành và phát triển của nghề nhà giáo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Lịch sử hình thành và phát triển của nghề nhà giáo tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới được chia làm thành 2 giai đoạn nổi bật, cụ thể:
Một, giai đoạn 1986-1995:
Cuộc Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12/1986 được đánh giá là bước khởi đầu quan trọng cho quá trình đổi mới toàn diện tại Việt Nam. Trong giai đoạn này, chủ trương của ngành giáo dục là tập trung vào việc đa dạng hóa các loại hình trường, lớp và hình thức đào tạo. Quy chế cho các trường, lớp dân lập và tư thục cũng được ban hành để tạo điều kiện cho sự đổi mới và phát triển.
Năm 1987, theo quyết định của Nhà nước, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Trung ương được sáp nhập vào Bộ Giáo dục. Cùng lúc đó, các đơn vị như nhà trẻ và mẫu giáo được hợp nhất thành một cấp học mới, ngày nay gọi là bậc học Mầm non. Bộ trưởng Bộ
Giáo dục trong thời kỳ này là GS, Viện sĩ Phạm Minh Hạc.
Năm 1988, có sự sáp nhập của Tổng cục Dạy nghề vào Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, hình thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.
Năm 1990, Chính phủ quyết định thành lập Bộ Giáo dục và Đào tạo dựa trên sự sáp nhập Bộ Đại học, Bộ Giáo dục, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm quản lý thống nhất hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học. GS.TS Trần Hồng Quân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, được bầu giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hai, giai đoạn 1996 đến nay:
Từ năm 1997 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trải qua nhiều thời kỳ lãnh đạo, với sự đồng hành của các Bộ trưởng như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân và từ tháng 4/2021 đến nay là Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
Trong thời kỳ này, hệ thống giáo dục đã linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng và gia tăng của xã hội. Thực hiện thành công các mục tiêu lớn trong Chiến lược phát triển giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Giai đoạn đổi mới, đặc biệt sau khi triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã mang lại những thành tựu đáng kể. Đây là đóng góp quan trọng vào sự phồn thịnh và hội nhập quốc tế của đất nước.
Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục đã phát triển nhanh chóng, thực hiện chương trình giáo dục toàn dân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng, xã hội. Cải thiện trình độ đào tạo, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu. Công bằng xã hội trong việc tiếp cận giáo dục đã đạt được nhiều tiến bộ, đặc biệt là đối với nhóm dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, người chính sách và những người có hoàn cảnh khó khăn. Bình đẳng giới được chú trọng và bảo đảm. Chất lượng giáo dục và đào tạo đã được nâng cao, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo đã được mở rộng và từng bước hiện đại hóa.
${item.job_name} ${item.company_name} ${item.job_location} ${item.job_salary} `; li.append(data); li.wrapInner(''); $('.job_list').append(li); }); // let jobList = $('.job_list'); // jobList.slick({ // dots: false, // arrows: false, // infinite: true, // autoplay: true, // autoplaySpeed: 3000, // slidesToShow: 2, // slidesToScroll: 2, // // centerMode: true, // // centerPadding: '10px', // // variableWidth: true, // }); // jobList.on('mousewheel', '.slick-track', function(e) { // if (e.originalEvent.deltaY < 0) { // jobList.slick('slickNext'); // } else { // jobList.slick('slickPrev'); // } // e.preventDefault(); // }); } }, 1000); } }); });Các lợi ích của nghề nhà giáo cho sự phát triển văn minh nhân loại
Nghề nhà giáo đóng góp quan trọng vào sự phát triển văn hóa và văn minh của xã hội. Bằng cách truyền đạt kiến thức và giáo dục, người giáo viên giúp hình thành tư duy, nhân cách, và giá trị của các thế hệ tương lai. Sự ảnh hưởng tích cực của thầy cô - những người lái đò thầm lặng không chỉ làm giàu thêm kiến thức mà còn giúp cho xã hội trở nên nhạy cảm hơn với nghệ thuật, tri thức, và giáo dục.
Lợi ích của nghề giáo viên cho sự phát triển kinh tế
Nghề giáo viên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế bằng cách đào tạo “những chủ nhân tương lai đất nước”, từ đó hình thành nhân lực chất lượng trong tương lai. Nhờ có sự giáo dục và được giáo dục, người học trở thành nguồn nhân lực có trình độ cao, sẵn sàng đáp ứng với thách thức của thị trường lao động ngày càng biến động. Do đó, nhìn nhận một cách sâu xa vai trò, lợi ích của nghề giáo viên cho sự phát triển kinh tế xã hội đó là thầy cô giúp xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội.
Lợi ích của nghề dạy học cho sự định hình và giáo dục nhân cách con người
Nghề dạy học không chỉ chuyên sâu về kiến thức mà còn tập trung vào việc giáo dục nhân cách. Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đạo đức, phẩm chất và giá trị của học sinh.
Bằng cách tương tác trò chuyện, tâm sự và luôn truyền cảm hứng, tìm cách thúc đẩy tư duy tích cực, thầy cô giúp học sinh định hình được nhân cách đạo đức của mình, qua đó góp phần xây dựng những công dân có ý thức và trách nhiệm, góp phần vào sự phồn thịnh và ổn định của xã hội.
Lợi ích của nghề giáo viên cho sự phát triển toàn diện thể chất con người
Nghề giáo viên không chỉ ảnh hưởng đến phần trí óc mà còn tác động tích cực vào sự phát triển toàn diện của thể chất con người.
Bằng cách khuyến khích hoạt động thể dục, rèn luyện tinh thần đồng đội và tạo điều kiện cho sự phát triển vận động, giáo viên giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, cân bằng giữa trí óc và cơ thể.
Tham khảo: tin tuyển dụng việc làm Giáo Viên Tiếng Hàn
Vậy lợi ích nhận lại của người làm nghề giáo viên là gì
Với vai trò quan trọng trong xã hội, người làm nghề giáo viên nhận lại được nhiều lợi ích, không chỉ về mặt tài chính mà còn về tinh thần và xã hội, cụ thể:
- Lương và các nguồn thu nhập khác để đảm bảo cuộc sống: Một trong những lợi ích quan trọng nhất mà giáo viên đạt được là thu nhập ổn định từ lương cố định và các nguồn thu nhập khác (dạy thêm). Mặc dù thực tế nghề giáo viên có nhiều thách thức, khó khăn, nhưng lợi ích tài chính giúp thầy cô có được cuộc sống ổn định. Nhất là với thầy cô viên chức, sẽ có rất nhiều ưu đãi: có lương hưu, nghỉ phép có lý do chính đáng vẫn được nhận lương như thường.
- Sự tôn trọng và biết ơn của toàn xã hội: Giáo viên đóng góp lớn vào việc xây dựng nền tảng kiến thức và đạo đức cho thế hệ tương lai. Do đó, thầy cô không chỉ nhận được sự đánh giá cao từ xã hội mà còn được mọi người dành tình cảm trân quý, trân trọng và biết ơn sâu sắc.
- Sự yêu mến và biết ơn của các thế hệ học sinh - sinh viên: Mối quan hệ giữa người dạy và người học có thể trở thành nguồn động viên lớn cho giáo viên, nhất là với những bạn học sinh sau khi rời khỏi “vòng tay” thầy cô nhưng vẫn nhớ đến người đã dạy dỗ mình. Sự yêu mến và biết ơn từ phía học sinh chính là những động lực to lớn để giáo viên tiếp tục nỗ lực sự nghiệp “trồng người” của mình.
Hy vọng với những lợi ích của nghề giáo viên mà Vieclamgiaoduc chia sẻ trên đây đã giúp thầy cô có thêm niềm tin vững chắc để hoàn thành thật tốt sứ mệnh “trồng người” của mình. Chúc Quý thầy cô có thật nhiều sức khoẻ để luôn gắn bó và đồng hành cùng nhiều thế hệ học sinh hơn nữa!