Nổi mụn trong miệng là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, một số trường hợp có thể tự khỏi, nhưng cũng có trường hợp lại là lời cảnh báo cho những bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên tình trạng nổi mụn trong miệng và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nổi mụn trong miệng là tình trạng gì?
Nổi mụn trong miệng là tình trạng xuất hiện các khối u nhỏ hoặc vết loét trên niêm mạc miệng, bao gồm lưỡi, nướu, bên trong má, hoặc vòm miệng. Những mụn này có thể có hình dạng kích thước và màu sắc khác nhau như: dạng sưng phồng bên trong có dịch lỏng, mụn trắng, mụn đỏ, mụn thịt kèm theo những tổn thương do sự tấn công của vi khuẩn, virus.
Bên cạnh đó, người bị nổi mụn trong miệng thường kèm theo những triệu chứng như: đau rát miệng, viêm họng, rát họng, hàm bị nổi hạch nhỏ, hơi thở có mùi hôi, sốt nhẹ,…
Nguyên nhân nổi mụn trong miệng
Tình trạng nổi mụn trong miệng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến.
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp khi niêm mạc bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm, đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nổi mụn trong miệng và hình thành các vết loét trong khoang miệng.
Các nốt mụn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như lưỡi, nướu, môi và má trong. Khi những nốt mụn này vỡ ra tạo thành những vết màu trắng, vàng gây cảm giác đau rát, khó chịu cho người bệnh. Thông thường, tình trạng này có thể tự khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày.
Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục là một bệnh lý do virus Herpes gây ra và lây truyền qua đường tình dục hoặc sử dụng chung vật dụng với người bị bệnh. Dấu hiệu ban đầu của tình trạng này có thể là nổi mụn nước trong suốt hoặc có màu hồng và lan rộng theo thời gian. Những nốt mụn này thường tập trung ở lưỡi, môi, nướu và vòm miệng.
Bệnh bạch sản niêm mạc
Bệnh bạch sản niêm mạc cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mụn trong miệng. Đây là một tình trạng y tế phát sinh khi mô tế bào trong khoang miệng tăng sinh quá mức, lây lan nhanh và gây viêm loét. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng quá nghiêm trọng nhưng nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này.
Bệnh sởi
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm, do virus gây ra và lây qua đường hô hấp. Nổi mụn trong miệng mặc dù không phải triệu chứng chính, nhưng một số bệnh nhân có thể gặp phải các mụn nước hoặc loét nhỏ trong miệng gây đau và khó chịu, đi kèm với đó là các triệu chứng như sốt, ho khan, chảy dịch mũi và mắt.
Bệnh thủy đậu
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus có tên Varicella gây ra. Biểu hiện rõ nhất của bệnh này là những mụn rộp nổi khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng. Các triệu chứng này thường biểu hiện rõ rệt ở người lớn.
Bệnh tay chân miệng
Mụn trong miệng do bệnh tay chân miệng thường là dấu hiệu sớm của bệnh, trước khi phát ban trên tay, chân và mông xuất hiện. Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) là hai tác nhân gây ra tình trạng này. Những nốt mụn trong miệng không chỉ gây đau mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và giao tiếp của người bệnh.
Bệnh ung thư khoang miệng
Nổi mụn trong miệng cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư khoang miệng, mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng chúng ta cũng không nên coi thường căn bệnh này. Những triệu chứng cụ thể bao gồm: nổi mụn nước màu trắng trong niêm mạc, má, lợi hàm. Mụn nếu bị tổn thương thường khó lành, tạo thành cục cứng dưới niêm mạc gây đau tai, khó nuốt và xuất hiện hạch ở cổ.
Cách khắc phục tình trạng nổi mụn trong miệng ngay tại nhà
Nếu nổi mụn trong miệng là những nốt mụn thông thường không kèm theo những triệu chứng nào khác thì cách điều trị tại nhà khá đơn giản, bạn có thể áp dụng những cách sau:
Cách khắc phục mụn trong miệng ở trẻ em
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng không gây kích ứng.
- Vệ sinh khoang miệng cho trẻ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C và những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt.
- Bổ sung đủ nước cho trẻ.
- Đối với trẻ em hơn 4 tuổi, có thể sử dụng gel nha đam, mật ong để thoa trực tiếp vào những nốt mụn giúp giảm đau và kháng khuẩn.
Cách khắc phục mụn trong miệng ở người lớn
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng nước muối loãng, nước muối sinh lý, nước súc miệng chứa baking soda hoặc nước súc miệng chứa Hydrogen Peroxide để súc miệng mỗi ngày giúp làm sạch vết loét, giảm đau và kháng khuẩn.
- Dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi: Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc dùng để điều trị mụn trong miệng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
- Dùng nguyên liệu tự nhiên: Tinh dầu trà xanh, tinh dầu thầu dầu, mật ong, giấm táo để bôi trực tiếp lên các nốt mụn trong miệng giúp giảm đau và kháng khuẩn. Sau một tiếng thì súc miệng lại bằng nước sạch.
- Uống nhiều nước: Bổ sung đầy đủ nước giúp thanh lọc cơ thể, đảm bảo cơ thể luôn được hydrat hóa.
Thăm khám bác sĩ
Nổi mụn trong miệng có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, từ các vấn đề nhẹ đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục có thể giúp làm giảm sự khó chịu và hỗ trợ quá trình hồi phục. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng đi kèm với một số triệu chứng như: sốt, nổi hạch, các vết loét lan nhanh gây đau, ngứa họng,… thì bạn nên thăm khám tại cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định bệnh lý và có những biện pháp điều trị hiệu quả.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về “Nổi mụn trong miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục”. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc nhận biết và phòng tránh tình trạng này một cách hiệu quả.
Xem thêm:
- Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết
- Lấy chỉ máu răng có đau không? Khi nào cần lấy chỉ máu răng?
- Người hay bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi?