Lệch hàm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Không chỉ làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt mà tình trạng này còn khiến ăn nhai kém, dễ phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vậy cụ thể nguyên nhân gây lệch hàm là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Điều trị lệch hàm như thế nào hiệu quả?
I. Lệch hàm là gì?
Hiện nay tình trạng lệch hàm ngày càng phổ biến ở nhiều người. Với biểu hiện rõ rệt nhất đó chính là hàm trên và hàm dưới có sự lệch lạc dẫn đến mất cân xứng giữa 2 hàm.
Quan sát bằng mắt thường sẽ dễ dàng nhận thấy hàm bị lệch sang trái hoặc sang phải, hàm phát triển quá mức đưa về trước hoặc lùi về phía sau nhiều khiến cho gương mặt mất đi sự hài hòa, cân đối.
Lệch hàm nếu không sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục hiệu quả có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng, cơ thể và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, ăn nhai hằng ngày.
II. Nguyên nhân gây lệch hàm
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng lệch hàm, bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan như:
1. Do bẩm sinh, di truyền
Nhiều người bẩm sinh đã có gương mặt bị lệch lạc, mất cân xứng, tương quan giữa hàm trên và hàm dưới có sự sai lệch rõ rệt.
Nếu như người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ bị lệch hàm thì khả năng cao tình trạng này sẽ di truyền sang cho thế hệ con cháu sau này.
Thêm vào đó với những trẻ bị rụng răng sữa sớm, gặp các vấn đề thiếu canxi, loãng xương cũng rất dễ gặp phải các vấn đề sai lệch ở hàm răng hơn bình thường.
2. Do thói quen xấu
Có nhiều thói quen xấu ngay từ lúc nhỏ nếu tiếp diễn trong thời gian dài cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến lệch hàm. Điển hình nhất là tật đẩy lưỡi, mút tay, dùng tay chống cằm, ngậm ti giả thường xuyên.
Bên cạnh đó, khi ngủ có thói quen nằm nghiêng một bên hay ăn uống chỉ nhai quen ở một bên hàm cũng có nguy cơ cao làm cho hàm răng có sự sai lệch nghiêm trọng.
3. Do chấn thương, tai nạn
Các tai nạn, chấn thương ngoài ý muốn trong lúc vận động, chơi thể thao,… đều có thể khiến cho xương hàm bị nứt gãy, biến dạng nghiêm trọng.
4. Do răng mọc không đều
Các răng mọc lệch lạc, chen chúc, mọc sai vị trí cũng là tác nhân dẫn đến sự sai lệch ở khớp hàm.
5. Lệch hàm do biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ
Các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ như: gọt hàm, trượt cằm, nâng hạ gò má, phẫu thuật hàm, tiêm botox, filler,… nếu không đảm bảo kỹ thuật chuẩn xác, đúng quy trình đều có thể dẫn đến biến chứng lệch mặt.
Chính vì vậy, cần phải cân nhắc lựa chọn kỹ lưỡng địa chỉ làm đẹp uy tín, chất lượng để tránh mất tiền oan và gặp phải những hậu quả khó lường.
III. Triệu chứng lệch hàm
Khi bị lệch hàm bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như sau:
- Vùng hàm và mặt có tình trạng đau nhức, cơn đau nhiều ở phía trước tai hoặc ở bên hàm mặt bị sai lệch. Mức độ đau nhức sẽ tăng mạnh mỗi khi cử động cơ miệng.
- Khi quan sát bằng mắt sẽ nhận thấy được phần dưới của hàm không được thẳng hàng với phần hàm trên.
- Khi ăn nhai thức ăn không được thoải mái, cảm giác bị cong lệch, khó cắn xé, nhai nghiền thức ăn hiệu quả.
- Hàm có thể bị cứng, khó cử động linh hoạt, thậm chí nếu nặng còn không thể hoạt động cơ miệng được bình thường.
- Dễ bị chảy nước dãi không kiểm soát do cơ hàm, miệng không ngậm kín được.
- Hàm bị chìa ra trước hoặc thụt lùi về sau nhiều gây mất thẩm mỹ.
- Các răng mọc lộn xộn, chen chúc, không thẳng hàng.
IV. Các trường hợp lệch hàm phổ biến
Những trường hợp lệch hàm phổ biến mà bạn có thể gặp phải đó là:
- Lệch trên - dưới: xương hàm trên hoặc hàm dưới phát triển quá mức dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu, khớp cắn ngược.
- Lệch trái - phải: xương quai hàm bị lệch nhiều sang trái hoặc sang phái khiến một bên mặt bị hóp vào và một bên lồi ra hoặc nghiên vẹo.
- Các răng trên cung hàm mọc sai lệch dẫn đến tình trạng răng khấp khểnh, chen chúc, sai khớp cắn.
- Biến chứng răng khôn mọc lệch dẫn đến xô lệch cả hàm răng, mất cân xứng khớp cắn ở 2 hàm thậm chí dẫn đến các biến dạng ở gương mặt.
V. Ảnh hưởng của tình trạng hàm lệch
Tình trạng hàm lệch nếu không sớm được điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như:
1. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt
Hàm bị lệch là nguyên nhân hàng đầu làm cho khuôn mặt trông mất thẩm mỹ trầm trọng. Bệnh nhân sẽ vô cùng xấu hổ, e ngại mỗi khi tiếp xúc, giao tiếp với người khác.
Những trường hợp lệch hàm nặng gương mặt sẽ trở nên biến dạng, trông già nua, lão hóa rất nhiều so với tuổi thật.
2. Dễ mắc các bệnh lý răng miệng
Khi hàm bị lệch bệnh nhân thường có xu hướng ăn nhai ở một bên hàm dẫn đến gia tăng áp lực quá lớn lên hàm này, răng cũng dễ bị mài mòn và yếu dần. Lúc này các vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công lên bề mặt răng bị mòn gây sâu răng, viêm tủy, thậm chí hoại tử tủy.
Bên cạnh đó, tình trạng lệch hàm do các răng mọc chen chúc, mọc sai vị trí cũng dễ làm nhồi nhét thức ăn thừa, mảng bám khó làm sạch hiệu quả. Càng để lâu sẽ dẫn đến vi khuẩn phát triển mạnh gây các bệnh lý sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu,…
Có thể thấy các bệnh lý ở răng không chỉ gây đau nhức, ê buốt khó chịu, ảnh hưởng ăn nhai, thẩm mỹ. Mà đây còn là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng vĩnh viễn kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hại khác nếu không sớm được điều trị hiệu quả.
3. Khó khăn trong việc ăn nhai thức ăn
Tình trạng mất cân đối khớp cắn ở 2 hàm với nhau còn làm cho khả năng ăn nhai trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân không thể ăn uống ngon miệng, thức ăn không được nhai nghiền hiệu quả dẫn đến tiêu hóa khó khăn, hấp thụ dinh dưỡng kém.
Càng để lâu sẽ tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề bệnh lý ở dạ dày, tiêu hóa, suy nhược cơ thể,…. ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.
4. Ảnh hưởng phát âm
Khi cấu trúc hàm có sự sai lệch sẽ làm cho việc phát âm cũng trở nên khó khăn hơn, dễ gặp các vấn đề nói ngọng, nói lắp, phát âm không được rõ chữ.
Không chỉ giao tiếp hằng ngày chịu nhiều tác động mà việc học ngoại ngữ cũng kém hiệu quả. Từ đó làm chất lượng công việc, học tập giảm sút đáng kể.
5. Gây đau cơ, đau khớp thái dương hàm
Ngoài ra, nếu lệch hàm kéo dài còn làm bệnh nhân gặp nhiều triệu chứng khó chịu như: đau mỏi cơ hàm, đau đầu, đau khớp thái dương hàm. Thậm chí rối loạn khớp thái dương, khó cử động cơ miệng như bình thường.
Điều này gây tác động rất lớn đến tâm lý cũng như cuộc sống, sức khỏe của bệnh nhân.
VI. Các cách khắc phục lệch hàm
Điều trị lệch hàm bằng phương pháp nào hiệu quả cần phải trải qua thăm khám, chẩn đoán chính xác từ các bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, tình trạng lệch hàm mà bác sĩ sẽ chỉ định cách khắc phục phù hợp như:
1. Niềng răng điều trị lệch hàm
Nếu nguyên nhân lệch hàm là do các răng mọc lệch lạc thì niềng răng chỉnh nha sẽ là giải pháp tốt nhất.
Theo đó, bác sĩ sẽ dùng đa dạng các loại khí cụ như: mắc cài, dây cung, dây thun, bộ khay niềng trong suốt,… gắn lên răng để tạo lực tác động giúp các răng mọc về đúng vị trí, chuẩn khớp cắn.
Hàm răng sau khi niềng sẽ đều đẹp, thẩm mỹ, khớp cắn ở 2 hàm ăn khớp, sát khít nhau, gương mặt cũng hài hòa, cân đối hơn.
Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng để bệnh nhân lựa chọn như: niềng răng mắc cài kim loại (gồm có: mắc cài kim loại thường, mắc cài kim loại tự buộc), niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài mặt trong, niềng răng trong suốt.
Dựa trên từng mức độ lệch lạc của răng như thế nào cũng như nhu cầu về mặt thẩm mỹ của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn loại mắc cài niềng răng tốt nhất.
Các bác sĩ tại nha khoa Đông Nam khuyên bệnh nhân nên tiến hành niềng răng từ sớm, độ tuổi tốt nhất là từ 12 - 16 tuổi khi răng và xương hàm vẫn còn đang phát triển. Niềng răng lúc này sẽ hạn chế khả năng nhổ răng, thời gian đeo niềng được rút ngắn đáng kể mà vẫn đạt kết quả tốt nhất.
Niềng răng càng trễ thì sẽ đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, cần nhổ răng để tạo chỗ trống cho răng dịch chuyển và thời gian đeo niềng cũng kéo dài hơn.
Ưu điểm:
- Không xâm lấn, không phẫu thuật, không ảnh hưởng đến mô mềm, cấu trúc của răng.
- Cải thiện được về thẩm mỹ, ăn nhai, phát âm, hàm răng đều đặn giúp vệ sinh răng miệng dễ dàng, tránh nguy cơ phát sinh bệnh lý ở răng.
- Duy trì hiệu quả vĩnh viễn nếu chú ý thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhược điểm:
- Thời gian niềng răng khá dài, phải mất 18 - 24 tháng thậm chí nếu răng bị sai lệch nặng sẽ mất 24 - 36 tháng hoặc lâu hơn mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
- Trong các trường hợp niềng răng mắc cài sẽ có thể gây cảm giác vướng víu, khó chịu cho bệnh nhân trong thời gian đầu đeo khí cụ.
- Chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng đòi hỏi phải khoa học, lành mạnh hơn để tránh tối đa các ảnh hưởng xấu đến quá trình dịch chuyển của răng.
2. Phẫu thuật hàm lệch
Trong các trường hợp lệch hàm bẩm sinh do xương hàm tăng trưởng quá mức thì phẫu thuật hàm là một giải pháp tốt nhất để khắc phục được tình trạng này.
Phẫu thuật hàm lệch cần thực hiện các thao tác cắt gọt trực tiếp lên vùng xương hàm để điều chỉnh khung hàm về đúng vị trí chuẩn khớp cắn. Từ đó đem lại sự cân đối cho hàm răng, gương mặt cũng hài hòa hơn.
Phương pháp phẫu thuật hàm chỉ thực hiện khi bệnh nhân đã trên 18 tuổi. Giai đoạn này răng và xương hàm đã phát triển ổn định nên sẽ đảm bảo được kết quả tốt nhất, tránh các sai lệch có thể xảy ra về lâu dài.
Ưu điểm:
- Quá trình phẫu thuật đảm bảo an toàn, được gây tê, gây mê nên hoàn toàn không có cảm giác đau đớn gì.
- Sau phẫu thuật không để lại bất cứ sẹo xấu nào.
- Thời gian phẫu thuật chỉ mất 2 - 3 tiếng là hoàn tất. Thấy ngay kết quả ngay sau khi kết thúc phẫu thuật. Các răng được sắp xếp đều đặn, khớp cắn được căn chỉnh với tỷ lệ cân đối, gương mặt trông trẻ trung hơn nhiều.
- Khắc phục tình trạng lệch hàm chỉ sau một lần điều trị, duy trì kết quả trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.
Nhược điểm:
- Chi phí phẫu thuật hàm khá cao.
- Phương pháp này tác động, xâm lấn trực tiếp đến xương hàm nên đòi hỏi rất cao ở tay nghề, kỹ thuật của bác sĩ thực hiện, cần có nhiều thiết bị, máy móc chuyên dụng hiện đại để đảm bảo an toàn tuyệt đối, không xảy ra bất cứ biến chứng nguy hiểm nào.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin liên quan đến lệch hàm là gì? Ảnh hưởng ra sao? Cách điều trị như thế nào?
Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể liên hệ đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.