Bạn học mãi không nhớ, học trước quên sau, nhưng không biết làm sao để cải thiện tình trạng này? SunUni Academy lần đầu tiết lộ 3 chiến lược học nhanh nhớ lâu mà các thủ khoa chưa nói cho bạn biết.
Tại sao học mãi không nhớ?
Để chữa được bệnh học rồi lại quên, ta cần hiểu rõ nguyên nhân tại sao học hoài không nhớ.
1. Học kiến thức rời rạc, dàn trải
Giữa biển kiến thức rộng lớn, bạn phải ghi nhớ nhưng không có kế hoạch sắp xếp chúng một cách khoa học. Không xác định được đâu là kiến thức cốt yếu để tập trung học. Với thời gian, sức lực có hạn, dĩ nhiên bạn sẽ không thể học tập hiệu quả nếu học kiến thức rời rạc và dàn trải như vậy.
2. Thiếu kế hoạch ôn tập kiến thức
Đằng sau những giấy khen, tấm bằng giỏi là cả một sự nỗ lực không ngừng và chiến lược ôn tập bài bản. Bạn có mục tiêu nhưng thiếu có kế hoạch để triển khai thì sẽ chẳng thể nào hiện thực hóa được mục tiêu ấy.
3. Tâm lý căng thẳng, không thoải mái
Tâm lý căng thẳng vô hình chung cơ thể sẽ tiết ra chất kháng cự bạn tiếp thu và ghi nhớ bất cứ điều gì mới. Đó là lý do tại sao các nhà ngôn ngữ học thường khuyến khích cách học tập kiến thức khô khan lồng ghép yếu tố cảm xúc.
👉🏻 Tham gia nhóm 13 tiếng tự học tiếng Anh mỗi ngày để cùng SunUni Academy TỰ HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ MỖI NGÀY thông qua các bài đăng, tranh ảnh, infographics,…4. Sinh hoạt thiếu điều độ
Thức tới 2-3 giờ sáng để lướt mạng xã hội, xem phim, sáng 6-7h dậy vội vàng tới trường, ngày ngủ không đủ 8h, ăn uống cũng thường bỏ bữa,… Đó là tất cả những dấu hiệu bạn đang sinh hoạt thiếu điều độ. Một ngày, hai ngày có thể chưa thấy hệ quả, nhưng về lâu về dài đó là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến giảm khả năng ghi nhớ của não bộ và khiến chúng lão hóa nhanh hơn.
5. Lướt mạng xã hội quá nhiều
Cẩn thận cách bạn đang dùng mạng xã hội. Lướt Facebook hay TikTok quá nhiều dẫn đến giảm sự tập trung của bạn. Tại sao vậy?
Lý do đơn giản vì khi lướt các trang Social, chúng ta dung nạp quá nhiều lượng thông tin khác nhau cùng một lúc. Nguyên lý của não bộ sẽ có khả năng tiếp nhận và xử lý một thông tin trong vòng 4s. Với tốc độ lướt quá nhanh và dung nạp lượng kiến thức lớn một lúc nhiều khi dẫn đến tình trạng lướt một cách vô thức. Dần dà thói quen cứ rảnh là lướt mạng xã hội đã làm giảm dần sự tập trung của bạn
Bạn có biết? Đỉnh cao của học tập hiệu quả là deepwork (làm việc sâu). Nếu bạn không thể tập trung vào được trong thời gian dài thì không thể đạt được hiệu suất cao.
Top 3 chiến lược học hiệu quả tương ứng 3 phần: Tư duy trước khi học, trong khi học, và sau khi học.
Chiến lược 1: Trước khi học
1. Sắp xếp thứ tự ưu tiên theo nguyên tắc 80/20
Năng lượng và thời gian của chúng ta có hạn, vậy nên cần xác định đâu là vùng kiến thức quan trọng hơn các phần khác để dành sự tập trung thêm. Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên theo nguyên tắc 80/20.
Ví dụ trong công việc: Yếu tố cốt lõi để bạn làm giỏi hơn, năng xuất hơn không phải nằm ở 80% thời gian bạn làm, mà nằm ở 20% bạn đo lường, suy nghĩ giải pháp làm sao để làm nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Đối với các sĩ tử. Không phải có bao nhiêu kiến thức là sẽ tập trung ôn bấy nhiêu mà bạn cần xác định kiến thức theo nguyên tắc 80/20. Thực tế có 20% kiến thức trọng tâm chiếm 80% số điểm của bạn. Việc bạn cần làm là xác định đâu là 20% kiến thức trọng tâm đó. Nhưng làm sao để biết được?
Cách 1: Xem và giải tất cả các đề thi năm trước.
Nhìn vào các đề thi cũ bạn sẽ khoanh vùng được các vùng kiến thức trọng tâm. Từ đó hãy dành phần lớn thời gian để ôn tập phần này.
Cách 2: Chú ý nghe giảng thầy cô nhấn mạnh vào kiến thức nào.
Giáo viên là người đã giảng dạy không biết bao nhiêu thế hệ học trò. Vậy nên thầy cô sẽ hiểu khá rõ đâu là kiến thức học sinh cần tập trung ôn. Bạn chú ý xem thầy cô giảng chi tiết và nhấn mạnh nhiều vào chương nào, bài nào. Nếu bạn đã lỡ mất thời gian nghe giảng có thể hỏi trực tiếp thầy cô.
2. Bí mật của bộ não
“Bộ não” của chúng ta rất khó ghi nhớ những điều rời rạc, nhưng lại rất dễ nhớ những kiến thức được hệ thống hóa.
Điều chúng ta cần làm là xâu chuỗi những kiến thức thành hệ thống - móc nối với nhau. Khi ghi nhớ chỉ cần “nhớ phần cốt lõi” là tất cả những chi tiết nhỏ - hoa lá cành được gợi mở một cách tự nhiên.
Đơn giản là bạn hãy lấy một tờ giấy A4, một chiếc bút bi, tổng hợp kiến thức lại thành sơ đồ cây để dễ dàng ghi nhớ.
Chiến lược 2: Trong khi học
1. Cân bằng hai bán cầu não
Kỹ thuật học rất nổi tiếng được cộng đồng ham học đánh giá cao đó là Pomodoro. Đây là cách học tập ngắt quãng theo chu kỳ. Học 25 phút, nghỉ 5 phút.
Bản chất cốt lõi của học tập theo chu kỳ là cân bằng hai bán cầu não. Lúc học tập và làm việc bạn phải dùng bán cầu não trái rất nhiều để tư duy logic, phân tích. Trong khi đó, bán cầu não phải thì không được hoạt động nhiều. Do đó, não phải sẽ có những phản ứng đấu tranh lại và hậu quả là bạn giảm dần sự tập trung.
Do đó, hãy tận dụng 5 phút nghỉ giải lao để kích hoạt lại bán cầu não phải nghe nhạc, vận động cơ thể, đánh đàn,…Mới đầu chưa quen thì có thể học 25 phút, nghỉ 5 phút, rồi tăng lên chu kỳ 50 phút, nghỉ 10 phút. Tùy vào cảm nhận của bạn để chỉnh lại khoảng thời gian học và nghỉ ngơi. Khi bạn cảm thấy bản thân giảm dần sự tập trung, đó là dấu hiệu bạn cần nghỉ giải lao.
2. Uống đủ nước
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Nếu bạn muốn cải thiện sự tập trung, học nhanh nhớ lâu, hãy uống đủ nước.
Nước cung cấp năng lượng cho tất cả các chức năng não bộ, bao gồm cả trí nhớ, tinh thần. Nước cũng giúp bạn nghĩ nhanh và học tập năng suất hơn. Hãy nhớ luôn để bên cạnh mình một chai nước nhé.
Chiến lược 3: Sau khi học
1. Ôn lại kiến thức trước khi ngủ
Một sự thật thú vị rằng: Khi chúng ta ngủ, cơ thể nghỉ ngơi nhưng bộ não vẫn tiếp tục làm việc, phân tích và xử lý vấn đề. Vậy nên, để nhớ dai những gì đã học thì bạn nên ôn tập lại kiến thức trước khi ngủ.
2. Ôn tập ngắt quãng
Nguyên lý ghi nhớ của não bộ là Spaced repetition (học ngắt quãng) đã được các nhà nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của nó.
Một kiến thức mới học hôm nay là ngày thứ 1, trong vòng 24h bạn cần học lại ngay, 3 ngày sau tiếp tục học lại, 7 ngày sau, 21 ngày sau học lại tiếp. Cứ như vậy bạn sẽ kịp ôn lại những kiến thức trước khi rơi rụng. Quan trọng mỗi lần ôn tập lại kiến thức càng đi sâu vào trí nhớ dài hạn của bạn.
Ngoài 3 chiến lược học nhanh nhớ lâu, còn có phương pháp học tập giúp người Nhật trở nên xuất chúng. Bạn có thể xem thêm tại đây.