Trong quá trình sinh thường, một số sản phụ sẽ được bác sĩ rạch tầng sinh môn hỗ trợ cho quá trình đưa thai nhi ra ngoài. Sau đó, các bác sĩ sẽ khâu lại vết rạch đó. Để ngăn ngừa biến chứng và xác định tình trạng vết thương, mẹ có thể xem hơn 20 hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành dưới đây.
Nguyên nhân cần khâu tầng sinh môn sau khi sinh
Tầng sinh môn là một bộ phận nằm trong cơ quan sinh dục của nữ, nằm giữa âm đạo và hậu môn. Đây là bộ phận quan trọng trong quá trình “quan hệ” và cũng là nơi “mở cửa” cho trẻ được sinh ra. Ngoài ra, tầng sinh môn còn đảm nhiệm chức năng bảo vệ, nâng đỡ cơ quan vùng chậu là tử cung, âm đạo,…
Trong quá trình sinh đẻ, tầng sinh môn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự giãn nở tầng sinh môn sẽ giúp đứa trẻ được sinh ra đời dễ dàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định rạch tầng sinh môn để tạo thuận lợi cho cuộc sinh đẻ:
- Tầng sinh môn giãn nở kém.
- Âm đạo bị viêm, phù nề.
- Cơn co yếu.
- Độ tuổi của sản phụ lớn.
- Kích thước thai nhi lớn.
Tùy theo kích thước thai nhi và quá trình sinh nở, kích thước rạch tầng sinh môn ở các sản phụ sẽ khác nhau. Sau khi em bé chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết thương đó.
Rạch tầng sinh môn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Quá tình rạch tầng sinh môn không gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của mẹ bỉm. Sau khi khâu, mẹ thường cảm thấy đau và rất khó chịu ở khu vực bên dưới.
Trong trường hợp sản phụ không vệ sinh vết thương và kiêng cữ đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ để lại biến chứng như:
- Rách vết thương, đau đớn, tiểu mất tự chủ.
- Vết khâu tầng sinh môn bị hở.
- Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ.
- Vết khâu tầng sinh môn bị lồi.
- Nguy hiểm hơn là bị nhiễm trùng, mất máu, rách âm hộ nghiêm trọng.
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành
Vết khâu tầng sinh môn sau bao lâu thì lành? Tùy vào cơ địa sản phụ, kích thước vết rạch và cách chăm sóc vết thường, thời gian hồi phục của mỗi người sẽ khác nhau. Thông thường, thời gian sẽ kéo dài từ 3-4 tuần và thậm chí có thể kéo dài hơn. Để biết được vết khâu tầng sinh môn lành hoặc sắp lành, mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau [1]Perineal wound breakdown. Truy cập ngày 15/4/2024. https://kingstonhospital.nhs.uk/wp-content/uploads/2023/06/Perineal-wound-breakdown-PRINT-VERSIONl.pdf:
- Mô mới sẽ dần dần phát triển và lấp vào khoảng trống nơi khâu. Mô này có màu đỏ hồng và da hơi căng. Tuy nhiên, vết sẹo đỏ này sẽ mờ dần trong thời gian ngắn.
- Khi vết thương lên da non có thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
- Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị sưng. Đây cũng có thể là dấu hiệu vết khâu đang lành nên mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng.
Một số hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành như sau:
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở
Tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như chỉ tiêu quá nhanh khiến vết thương không kịp liền miệng. Và cũng có thể do kỹ thuật khâu có sai sót khiến quá trình liền vết thương bị ảnh hưởng. Ngoài ra, vết khâu tầng sinh môn bị hở do sự vận động của mẹ khiến chỉ bị đứt. Trong trường hợp này, mẹ cần đến khám bác sĩ sản khoa để điều trị, tránh tình trạng nhiễm trùng và lâu lành vết thương.
Mẹ có thể nhận biết dựa một số hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở sau đây:
- Khu vực khâu thấy có vết khâu bị rách và thấy mô bên trong.
- Vết khâu bị chảy máu, có cục máu đông.
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ
Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là một dấu hiệu cho thấy vết khâu có khả năng bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là do vết thương không được chăm sóc đúng cách khiến khu vực đó bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành lên ổ viêm. Mẹ có thể nhận biết một số dấu hiệu khi vết thương bị nhiễm khuẩn như:
- Vết khâu bị sưng lên.
- Xuất hiện mủ là dịch màu, có mùi hôi.
- Tình trạng đau vết thương tăng dần.
- Sốt, mệt mỏi.
Mẹ hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ thường sẽ chỉ định uống kháng sinh và sát khuẩn, vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch Betadine, povidone,…
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị lồi
Vết khâu tầng sinh môn bị lồi là tình trạng có cục thịt lồi lên sau khi vết khâu lành và gây mất thẩm mỹ. Khu vực vết thương đó thấy vùng da gồ và căng lên, có màu hồng hoặc nâu nhạt. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do:
- Vết thương dị ứng với chỉ khâu.
- Vô tình bổ sung các loại thực phẩm khiến vết khâu bị lồi.
- Vết khâu bị nhiễm trùng do vệ sinh không đúng cách.
- Quá trình vận động mạnh, đi lại quá nhiều cũng khiến cho vết khâu bị lồi.
- Cơ địa của mẹ dễ để lại sẹo lồi do sự tăng sinh quá mức của tế bào tại vùng tổn thương.
Làm gì để vết khâu tầng sinh môn nhanh lành?
Chăm sóc cơ thể và vết thương đúng cách quyết định rất lớn đến thời gian hồi phục của vết khâu tầng sinh môn. Bác sĩ sản khoa hướng dẫn mẹ cách chăm sóc vết thương giúp nhanh hồi phục như sau:
- Hãy luôn giữ vết khâu trong trạng thái khô ráo và sạch sẽ. Mẹ cần vệ hằng ngày bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn. Khi lau vết thương, hãy lau cẩn thận từ trước ra sau để tránh nhiễm khuẩn từ vùng hậu môn.
- Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng.
- Mẹ có thể dành thời gian trong ngày để thực hiện một số động tác luyện tập giúp máu lưu thông tốt hơn và vết thương nhanh lành hơn.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để quá trình hồi phục rút ngắn hơn.
Trong trường hợp vết thương bị đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ, mẹ hãy thực hiện một số mẹo sau:
- Chườm lạnh vào vết khâu tầng sinh môn giúp giảm tình trạng sưng và tạm thời làm mất đi cảm giác đau.
- Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh việc chăm sóc con sau sinh, mẹ hãy dành thời gian chăm sóc bản thân tốt nhất giúp cơ thể và vết khâu tầng sinh môn nhanh lành. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về chăm sóc sức khỏe bản thân, hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc sức khỏe qua hotline 1900 636 985 hoặc truy cập https://ferrolip.vn/.