Vận chuyển hàng hóa đường bộ là dịch vụ không thể thiếu đối với các nhà sản xuất và kinh doanh hiện nay. Để tạo điều kiện cho các công ty, đơn vị vận tải phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, Nhà nước đã đưa ra các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư và hướng dẫn thực hiện cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn còn rất nhiều những khó khăn cần khắc phục.
Vậy dịch vụ vận tải đường bộ có những thuận lợi, khó khăn gì? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé !
Những thuận lợi, cơ hội ngành vận tải đường bộ Việt Nam
Hiện nay, vận tải bộ đang đặc biệt được nhà nước chú trọng bằng việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ để tạo điều kiện phát triển tốt nhất. Cụ thể là đã có đầy đủ 5 luật chuyên ngành, các nghị định, thông tư hướng dẫn và tổ chức thực hiện trong toàn ngành.
Các chiến lược phát triển giao thông vận tải toàn ngành, quy hoạch các chuyên ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,… đã được xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. Đó chính là cơ sở và hành lang pháp lý tốt để ngành phát triển mạnh.
Ngoài ra, dịch vụ vận tải Bắc Nam cũng được quy hoạch chiến lược phát triển theo các chuyên ngành, các tỉnh, thành phố… và triển khai thực hiện.
Những khó khăn mà ngành vận tải đường bộ gặp phải
Cung lớn hơn cầu khiến thị trường cạnh tranh bất bình đẳng
Lĩnh vực vận tải phát triển dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường này ngày càng lớn. Để có thể thu hút khách hàng, nhiều công ty, đơn vị đã giảm mạnh cước phí vận chuyển gây và đi kèm với đó là giảm chất lượng và tính chuyên nghiệp của dịch vụ. Điều này khiến cho các công ty vận tải lớn với hệ thống xe hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp gặp nhiều khó khăn do không thể tiếp tục giảm thêm chi phí.
Giờ cấm thành tại các khu vực đang ngày càng tăng
Các phương tiện cá nhân ngày càng tăng cao và cơ sở hạ tầng thì không kịp đáp ứng khiến cho giao thông trong các thành phố thường xuyên tắc nghẽn đặc biệt là vào giờ cao điểm. Hơn nữa, các xe chở hàng liên tỉnh, chở hàng Bắc Nam thường có kích thước lớn nên nếu đi vào nội thành trong những thời điểm này sẽ khiến tình trạng càng tồi tệ thêm và có thể gây nguy hiểm.
Chính vì thế mà chính quyền các thành phố đã thực hiện việc hạn chế các xe tải chạy vào nội thành vào các giờ cao điểm hay chỉ được phép đi vào buổi tối, đêm. Điển hình như 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có thời gian cấm tải như sau:
Đối với xe tải chở hàng có trọng tải dưới 1,25 tấn: Được phép chạy trong thành phố trong 2 khung giờ: 9h - 16h và 21h - 6h sáng hôm sau. Đối với xe tải có trọng tải trên 1,25 tấn: Loại xe tải này chỉ được phép chạy trong khu vực nội thành trong khung giờ từ 21h đến 6 giờ sáng hôm sau, hơn nữa còn cần có giấy phép thông hành. Đối với các loại xe trọng tải trên 10 tấn, xe siêu trường, siêu trọng, xe thi công: Các loại xe này chỉ được phép lưu hành trong khung giờ từ 21h tối đến 6h sáng hôm sau và cần phải có giấy phép lưu hành đặc biệt.
An ninh, trật tự trên các tuyến đường rất phức tạp và bất ổn
Trước kia có sơn tặc thì ngày nay chúng ta cũng có “cướp đường”. Tình trạng này chủ yếu xảy ra đối với các chuyến hàng cần vận chuyển lên các tỉnh miền núi, vận chuyển Bắc Nam. Các tài xế có thể sẽ bị chặn xe trấn lột, ném đá lên xe, cướp hàng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Việc an ninh trên các cung đường không được bảo đảm khiến cho cả khách hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ hoang mang, lo sợ.
Thiếu đồng bộ trong chính sách thu thuế
Hiện nay các quy định về việc thu thuế các doanh nghiệp vận tải vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn. Các lệ phí như phí cầu đường không được tính vào và cách tính nhiên liệu tiêu hao cũng còn gây nhiều tranh cãi cần được giải quyết triệt để hơn.
GỌI NGAY HOTLINE 0986.901.188 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Thông tin liên hệ: Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Hòa Phát (Hòa Phát Logistics) Location | 936 Bạch Đằng, Thanh Lương, Hà Nội Email | [email protected]