Để đảm bảo doanh nghiệp làm ăn hiệu quả cũng như phát triển tốt thì CSO đóng vai trò vô cùng quan trọng. CSO là gì? CSO hay Chief Strategy Officer chính là giám đốc chiến lược của một doanh nghiệ. Mang lại cho doanh nghiệp một chiến lược cụ thể về công việc. Học Viện Doanh Nhân PTI - Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI sẽ cho bạn thấy tất tần tật về vai trò, công việc của CSO hiện nay như thế nào qua bài viết dưới đây.
CSO là gì?
CSO là viết tắt của từ gì? Giám đốc chiến lược - CSO là viết tắt của từ Chief Strategy Officer là người điều hành và chịu trách nhiệm về các chiến lược cũng như hoạt động của công ty. Người này phải nắm rõ những điểm yếu và điểm mạnh của công ty. Để biết cách tận dụng những thế mạnh đó để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. CSO cũng cần phân tích các tài liệu, báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Để đưa ra các quyết định sáng suốt, có lợi cho công ty trong thời gian dài.
- CSO sẽ giúp công ty lập trước được kế hoạch cũng như thiết kế các chiến lược. Để đạt được hiệu quả cao khi đưa vào thực tế. Quá trình hoạch định để đưa ra chiến lược sẽ bắt đầu từ việc phân tích. Để xem sản phẩm dịch vụ nào sẽ phù hợp với bối cảnh thị trường và nhu cầu của khách hàng.
- Việc thực hiện sẽ được tiến hành sau khi phân tích xong. Sẽ có một nhóm nhân viên được chỉ định để chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch. Hoặc có thể thuê dịch vụ tư vấn bên ngoài hoặc một bên chuyên nghiệp thực hiện kế hoạch.
- CSO đóng vai trò quan trọng khi thực hiện các kế hoạch. Giúp xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Đồng thời cũng giúp xây dựng mối quan hệ các bộ phận với nhau.
>>>>Xem thêm: Khoá học giám đốc điều hành
Vai trò của CSO trong doanh nghiệp
CSO đóng vai trò là quan trọng là vị trí chủ chốt trong công ty. Với rất nhiều những trách nhiệm, vai trò cụ thể:
- Cung cấp những lời khuyên cũng như các thông tin hữu ích về chiến lược của CEO.
- Xác định các tác động xấu cũng như điều kiện thị trường có liên quan, ảnh hưởng đến chiến lược của công ty.
- Giám sát tất cả việc thực hiện các kế hoạch, chiến lược.
- Thúc đẩy việc tìm tòi, đưa ra các chiến lược giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.
- Tạo điều kiện thuận lợi để có thể phát triển được các sáng kiến chiến lược tốt
- Hỗ trợ lập kế hoạch, giao tiếp giữa các nhóm, các giám đốc điều hành và các đối tác liên quan.
- Xem xét các sáng kiến có tính tích cực, sáng tạo giúp thay đổi hoạt động của công ty.
Những công việc của một CSO hiện nay
Đề xuất các chiến lược giúp phát triển kinh doanh cho công ty
Để giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi. Đạt được hiệu quả công việc cao, cần phải có các chiến lược kinh doanh phù hợp. Khi có các chiến lược kinh doanh cụ thể sẽ giúp công ty định hướng từng đường đi nước bước. Dự tính được các tình huống, rủi ro có thể xảy ra. Để đưa ra các phương thức triển khai thích hợp, qua đó nắm rõ toàn bộ diễn biến đã diễn ra.
Công việc của CSO chủ yếu là nghiên cứu thị trường, tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Cũng như hiểu rõ tình hình hiện tại của doanh nghiệp từ đó có thể tìm ra phương án tối ưu nhất giúp doanh nghiệp phát triển. Đối với CSO thì đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Vì quyết định đến sự thành công của các công ty, doanh nghiệp.
Triển khai và giám sát quy trình thực hiện các chiến lược
Khi đã lên được ý tưởng, CSO sẽ phải xây dựng các kế hoạch cụ thể sau đó trình ban lãnh đạo phê duyệt. Thông qua bản kế hoạch được chấp thuận, CSO sẽ chỉ đạo nhân sự và các bộ phận liên quan tiến hành thực hiện theo đúng như kế hoạch đã đặt ra.
Trong quá trình tiến hành kế hoạch, Giám đốc chiến lược cần liên tục giám sát, theo dõi. Nhằm đảm bảo tiến độ công việc và đảm bảo hiệu quả của từng phần trong dự án. Tất cả các vấn đề liên quan đến tài chính hay nhân sự trong kế hoạch đều phải được kiểm tra một cách minh bạch, chặt chẽ. Đồng thời cần phải thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện công việc cho cấp trên.
Chuẩn bị các phương án phòng tránh rủi ro trong quá trình thực hiện
Mặc dù các kế hoạch đôi khi đã được tính toán cẩn thận, chi tiết nhưng việc xảy ra rủi ro khi thực hiện hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì vậy, là một Giám đốc chiến lược bạn cần chuẩn bị tất cả các phương án để phòng tránh rủi ro. Giúp làm giảm những thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể gặp phải những nguy cơ rủi ro: thiên tai, dịch bệnh, sự cạnh tranh giữa các công ty. Hoặc các nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình kinh doanh. Chính vì vậy trong quá trình xây dựng kế hoạch. Giám đốc chiến lược sẽ phải tính đến những tình huống rủi ro. Để có sẵn các biện pháp xử lý và phòng ngừa hiệu tối ưu nhất.
Xử lý các vấn đề phát sinh và lập báo cáo kết quả những việc đã thực hiện.
Việc theo dõi tiến trình thực hiện sẽ giúp CSO kịp thời tìm ra những bất thường. Từ đó sẽ đưa ra các biện pháp để xử lý và điều chỉnh các sự cố phát sinh.
Ngoài ra Giám đốc chiến lược cần lập báo cáo công việc cho ban giám đốc theo định kỳ. Điều này giúp ban lãnh đạo kịp thời nắm bắt tình hình triển khai kế hoạch và có những quyết định nhanh chóng trong việc thực hiện chiến lược.
Quản lý công việc của bộ phận chiến lược
Bên cạnh các nhiệm vụ đã nói ở trên thì CSO còn thực hiện việc quản lý hoạt động của các bộ phận chiến lược. CSO còn hỗ trợ công tác đào tạo nhân sự, tuyển dụng bộ phận cấp cao.
Lộ trình để trở thành CSO chuyên nghiệp
Không một ai khi trở thành thiên tài ngay từ khi mới sinh ra. Hay cũng rất hiếm người chưa trải qua quá trình làm nhân viên đã trở thành một CSO chuyên nghiệp. Để trở thành một Giám đốc chiến lược chuyên nghiệp bạn cần phải có một lộ trình cụ thể, rõ ràng.
Bạn có thể là nhân viên tập sự tại một công ty bình thường, dần dần qua quá trình rèn luyện lên nhân viên chính thức. Rồi từ đó tiến triển lên những vị trí cao hơn ở những công ty, tập đoàn lớn hơn. Sự trau dồi, cố gắng, sáng tạo, học hỏi sẽ giúp bạn có những bước tiến nhảy vọt như được thăng chức. Sẽ không có gì là dễ dàng đạt được, theo như kết quả nghiên cứu khoảng 10 năm của nhóm Nicole Wong. Kim Powell và Elena Botelho thì trung bình một người tiềm năng sẽ cần phải có 24 năm để có thể trở thành 1 CSO. Vì vậy bạn cần quyết tâm đừng ngại khó khăn hay vất vả.
Lộ trình phát triển của một CSO là gì ?
Thông thường lộ trình phát triển của một CSO chuyên nghiệp truyền thống sẽ là: 10 - đến 15 năm kinh nghiệm > Tuỳ vào Vị trí công tác > cùng với sự Nỗ lực không ngừng > luôn học hỏi nâng cao Chuyên môn > Tạo được Uy tín sẽ được mọi người bầu cử cất nhắc lên vị trí giám đốc.
Nếu bạn còn đang phân vân chưa biết nên học ở đâu để có thể trở thành một CSO chuyên nghiệp hãy đến với Học Viện Doanh Nhân PTI - Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI. Tại đây bạn sẽ được thiết kế một lộ trình cụ thể rõ ràng để trở thành một Giám đốc chiến lược chuyên nghiệp và có những bước tiến xa hơn trong công việc.
Trên đây là những chia sẻ về CSO là gì và tất cả những vấn đề liên quan đến vị trí này. Hy vọng sẽ giúp cho bạn có cái nhìn toàn diện hơn để phấn đấu đạt được chức vụ này.
Học Viện Doanh Nhân PTI - Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI
- Địa chỉ: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
- Điện thoại: 0363.38.31.38
- Email : [email protected]
- Website: hocviendoanhnhanpti.edu.vn
- Fanpage: Học Viện Doanh Nhân PTI - Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI