Trăn là loài động vật có nhiều ứng dụng trong y học. Thịt và cao trăn được dùng để chữa các bệnh về xương khớp như phong thấp, gout, thoái hóa đốt sống và viêm đa khớp. Mỡ trăn có nhiều công dụng trong làm đẹp như trị sẹo, chữa bỏng, triệt lông, dưỡng ẩm và làm mềm da. Hãy cùng khám phá thông tin chi tiết qua bài viết sau nhé!
1Tìm hiểu về mỡ trăn
Mỡ trăn là gì?
Mỡ trăn là sản phẩm được thu hoạch từ loài trăn mắt võng (Python reticulatus) có chiều dài từ 7-8m và trăn mốc (Python molurus) thân có thể dài từ 6-8m thuộc họ Trăn (Pythonidae), hai loại trăn lớn sinh sống ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Ấn Độ. [1]
Mỡ trăn thường được lấy từ phần bụng của con trăn và chiếm khoảng 10% tổng trọng lượng của chúng. Để bảo quản và sử dụng thuận tiện, mỡ trăn thường được chuyển sang dạng lỏng sau khi thu hoạch, vì mỡ trăn tươi có dạng rắn và dễ hỏng khi ở nhiệt độ phòng. Ngoài mỡ, thịt và xương của trăn cũng được sử dụng trong y học cổ truyền.
Mỡ trăn là sản phẩm được thu hoạch từ loài trăn mắt võng (Python reticulatus) và trăn mốc (Python molurus)
Thành phần hóa học
Mỡ trăn chứa chủ yếu lipid dưới dạng triglyceride, gồm 1 glycerol và 3 acid béo tạo thành. Có khoảng 20 loại acid béo khác nhau trong mỡ trăn, đa số là các acid béo không bão hòa chuỗi dài. Các chất này có khả năng chăm sóc làn da, kháng khuẩn, điều trị vết thương và thúc đẩy sự phục hồi của da.
2Mỡ trăn có tác dụng gì?
Dưỡng da sáng mịn
Mỡ trăn không chỉ là một loại kem dưỡng da thông thường mà còn là một nguồn axit béo không bão hòa giàu chất dinh dưỡng như oleic, linoleic acid và glycerin palmitat cùng với các hoạt chất tự nhiên và omega 3. Với khả năng thẩm thấu vào lớp biểu bì, mỡ trăn kích thích tái tạo tế bào, bảo vệ da khỏi vi khuẩn có hại và phục hồi màng lipid trên bề mặt da.
Đối với da không mụn, sau khi rửa sạch mặt, thoa mỡ trăn và massage từ dưới lên để da săn chắc. Để mặt nạ trong vòng 30 phút, thực hiện 3 lần mỗi tuần sau đó rửa lại bằng nước ấm rồi sử dụng sữa rửa mặt cho sạch da. Da sẽ trở nên sáng mịn, căng tràn sức sống, giảm vết thâm mụn và se khít lỗ chân lông hơn sau mỗi lần sử dụng.
Mỡ trăn kích thích tái tạo tế bào, bảo vệ da khỏi vi khuẩn có hại và phục hồi màng lipid trên bề mặt da
Trị mụn
Mỡ trăn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Đồng thời nó còn cung cấp độ ẩm, tái tạo tế bào và bảo vệ da khỏi tổn thương do mụn gây ra.
Mỡ trăn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn
Điều trị viêm lỗ chân lông
Mỡ trăn có khả năng sát khuẩn cao và giúp se khít lỗ chân lông là một trong những nguyên liệu hiệu quả để điều trị viêm nang lông. Cách sử dụng [2]:
- Lấy một lượng vừa đủ mỡ trăn ra chén thủy tinh. Dùng tăm bông thấm mỡ trăn và thoa nhẹ lên vùng da bị viêm.
- Để mỡ trăn thẩm thấu vào da trong khoảng 1 giờ, sau đó rửa lại với nước lạnh.
- Thực hiện công thức này mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất trong việc điều trị.
Mỡ trăn có khả năng sát khuẩn cao và giúp se khít lỗ chân lông được dùng để điều trị viêm nang lông
Điều trị sẹo lồi
Nghiên cứu cho thấy mỡ trăn giảm nồng độ collagen trong các mô sẹo lồi bằng cách tăng hoạt động collagenase, có thể coi là phương pháp chống sẹo lồi hiệu quả, đặc biệt trong y học bổ sung và thay thế (CAM). [3]
Mỡ trăn giảm nồng độ collagen trong các mô sẹo lồi bằng cách tăng hoạt động collagenase
Điều trị bệnh chàm
Mỡ trăn có khả năng cung cấp độ ẩm, giúp ngăn chặn tình trạng da khô, bong tróc và ngứa ngáy trong mùa hanh khô. Do đó mỡ trăn có thể hỗ trợ trong điều trị bệnh chàm.
Mỡ trăn có thể hỗ trợ trong điều trị bệnh chàm
Dưỡng tóc
Dầu trăn không chỉ làm đẹp da mà còn tốt cho mái tóc. Axit béo Omega 3 trong dầu trăn giúp ngăn ngừa rụng tóc và cung cấp dinh dưỡng cho da đầu bằng cách cải thiện sức khỏe của nang tóc, từ đó giúp ngăn chặn các vấn đề như rụng tóc, gàu và tóc xỉn màu.
Dầu trăn không chỉ làm đẹp da mà còn tốt cho mái tóc
Triệt lông
Triglycerid trong mỡ trăn khi được hấp thụ vào nang lông sẽ làm cho lông mềm mại và giúp quá trình tẩy lông dễ dàng hơn. Mỡ trăn không chỉ làm cho lông mềm mại mà còn ngăn chặn lông mọc lại và giúp lông mọc ngắn hơn. Ngoài ra, nó cũng giúp thu nhỏ lỗ chân lông, tạo ra làn da mịn màng hơn.
Triglycerid trong mỡ trăn khi được hấp thụ vào nang lông sẽ làm cho lông mềm mại và giúp quá trình tẩy lông dễ dàng hơn
Trị nứt lở chân tay
Mỡ trăn đã được chế biến thành dạng kem có tên là trangala được sử dụng để điều trị các vấn đề như nứt nẻ trên tay và chân khi làm việc ở môi trường ẩm ướt hoặc trong các nhà máy chế biến hải sản. [4]
Nó cũng được sử dụng để chữa lành các vết ghẻ, ngăn ngừa sự hình thành của giộp, làm dịu da khô và nứt nẻ do thời tiết lạnh.
Mỡ trăn đã được chế biến thành dạng kem có tên là trangala được sử dụng để điều trị các vấn đề như nứt nẻ trên tay và chân
Trị bỏng
Mỡ trăn có thể được chuẩn bị bằng cách trộn với một ít muối và tỏi, sau đó giã nhỏ và đặt vào lọ để mỡ tan. Dùng mỡ trăn này để bôi chữa bỏng sẽ mang lại hiệu quả tốt. Ngoài ra, mỡ trăn cũng có thể được rán giống như cách rán mỡ lợn thông thường.
Xem thêm: Bị bỏng nên làm gì? 12 mẹo trị phỏng nước sôi, phỏng bô tại nhà
Tăng khả năng chữa lành vết thương
Mỡ trăn còn có khả năng tăng cường quá trình chữa lành vết thương một cách hiệu quả. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỡ trăn có thể giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể thông qua các axit béo được chiết xuất từ nó. [5]
Đặc biệt, do mỡ trăn giàu axit béo, nó cũng có khả năng tái tạo tế bào, giúp cải thiện sẹo, làm dịu và mau lành vết thương.
Mỡ trăn giàu axit béo, nó cũng có khả năng tái tạo tế bào, giúp cải thiện sẹo, làm dịu và mau lành vết thương
Tăng cường hệ miễn dịch
Với hàm lượng axit oleic cao, mỡ trăn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và được xem là một nguồn nguyên liệu tiềm năng để ngăn ngừa nhiễm trùng, điều trị các bệnh viêm nhiễm và tim mạch, cải thiện hệ thống miễn dịch cũng như phục hồi làn da.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Mặc dù axit linolenic chiếm một tỷ lệ nhỏ, đây cũng là một hợp chất quan trọng cho sức khỏe con người, đặc biệt là cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, sự hiện diện của axit myristic - một loại axit béo bão hòa cũng có vai trò quan trọng trong cơ thể.
Mặc dù axit linolenic chiếm một tỷ lệ nhỏ trong mỡ trăn nhưng đây cũng là một hợp chất quan trọng cho sức khỏe tim mạch
Điều trị trầm cảm
Mỡ trăn chứa axit Eicosapentaenoic (EPA) và nghiên cứu đã chỉ ra rằng EPA có hiệu quả trong điều trị một số rối loạn tâm thần như trầm cảm và thậm chí tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, cần thực hiện nhiều nghiên cứu sâu hơn về EPA có trong dầu trăn.
EPA có hiệu quả trong điều trị một số rối loạn tâm thần như trầm cảm và thậm chí tâm thần phân liệt
Giảm cholesterol trong máu
Lượng cholesterol trong cơ thể có thể giảm nhờ các thành phần axit béo được chiết xuất từ mỡ trăn, bao gồm axit oleic (49,47%), axit palmitic (28,51%), axit stearic (9,38%), axit linoleic (5,85%), axit palmitoleic (3,80%), axit myristic (1,30%), axit gadoleic (0,72%), axit α-linolenic (0,36%), axit arachidonic (0,25%), axit γ-linolenic (0,19%) và axit vaccenic (0,15%).
Lượng cholesterol trong cơ thể có thể giảm nhờ các thành phần axit béo được chiết xuất từ mỡ trăn
Chữa trĩ
Mỡ trăn trộn với giấm (lượng bằng nhau), nấu thành cao, sau đó phết lên miếng giấy và dán lên vùng đau, có thể sử dụng để chữa trị tình trạng trĩ.
Mỡ trăn trộn với giấm để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp
Mỡ trăn còn được sử dụng để chiết xuất và chế biến thành sản phẩm điều trị hiệu quả các vấn đề liên quan đến xương khớp.
Mỡ trăn còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị xương khớp
3Cách sử dụng mỡ trăn đúng cách an toàn và hiệu quả
Sau khi rửa sạch da và lau khô, để da tự nhiên khô trong khoảng 5 phút. Sau đó, bôi mỡ trăn lên vùng da khô hoặc nước ăn chân (phủ một lớp mỡ mỏng và đều trên vùng da khô và nứt nẻ hoặc trên vùng da đang bị nước ăn chân).
Để mỡ trăn thẩm thấu vào da khoảng 2 giờ, sau đó sử dụng bông lau sạch để lau đi lớp mỡ đã bôi và tiếp tục ủ ấm vùng da được điều trị. [6]
4Các tác hại thường gặp khi sử dụng mỡ trăn
Tác dụng phụ phổ biến nhất khi sử dụng mỡ trăn là da bị mẩn đỏ, ngứa, rát, thậm chí là lông mọc ngược sau khi tẩy lông. Nguyên nhân có thể do cơ địa dễ bị dị ứng hoặc sử dụng mỡ trăn kém chất lượng.
Ngoài ra, nhiều người còn có thể gặp các triệu chứng như đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn, chuột rút. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện đau ngực, khó thở, sưng môi, đau cổ họng,... Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào như trên, bạn nên ngừng sử dụng mỡ trăn ngay lập tức.
Nếu sử dụng mỡ trăn thường xuyên và với lượng lớn, có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục. Nguy hiểm hơn, ở nam giới có thể gây ra liệt dương vĩnh viễn.
5Lưu ý khi sử dụng mỡ trăn
Mỡ trăn chứa nhiều thành phần tự nhiên, có thể gây dị ứng. Hãy thử nghiệm trước trên một phần nhỏ da trước khi sử dụng. Nếu có dấu hiệu như nóng rát, ngứa, mẩn đỏ, hoặc bong tróc, hãy ngưng sử dụng ngay.
Tránh sử dụng mỡ trăn trên vết thương hở để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc bôi qua da khác, không nên sử dụng cùng lúc với mỡ trăn vì có thể ảnh hưởng đến hấp thu thuốc.
Luôn đóng chặt nắp sau khi sử dụng để tránh tiếp xúc với không khí và không trộn mỡ trăn với các loại sản phẩm khác. Để xa tầm tay của trẻ em và thú cưng.
Mỡ trăn không sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi và những người có tiền sử bệnh thần kinh hoặc huyết áp cao.
Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm khi sử dụng mỡ trăn.
Bảo quản mỡ trăn ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và ở nhiệt độ cao.
Mỡ trăn là thành phần tự nhiên lành tính, được dùng từ lâu trong dân gian. Công dụng trị sẹo, thâm và da khô nứt nẻ của mỡ trăn đã được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, nên cẩn trọng nếu bạn có cơ địa dị ứng và không dùng mỡ trăn trên vết thương hở. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích thì hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân nhé!