Cây Monstera là một loại cây được nhiều rất nhiều gia đình yêu thích và sử dụng trong việc trang trí nội thất. Cùng tìm hiểu 3 cách trồng cây Monstera được chia sẻ sau đây!
Cây Monstera là một loại cây được nhiều rất nhiều gia đình yêu thích và sử dụng trong việc trang trí nội thất nhằm đem lại một không gian sống xanh hơn. Không chỉ thế, loài cây này rất dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với điều kiện thời tiết của nước ta. Vì thế, nếu bạn đang muốn tự trồng cây Monstera, hãy cùng đến với bài viết dưới đây để tìm hiểu ba cách trồng cây Monstera chủ yếu bao gồm: ghép cành, trồng từ cây con và trồng từ hạt giống.
Cách trồng cây Monstera từ hạt giống
Cách trồng:
Bạn tìm mua hạt giống có chất lượng tốt rồi đặt chúng sâu khoảng 1/3 inch trong hỗn hợp đất dinh dưỡng rồi che phủ nhẹ. Hãy đảm bảo rằng đất luôn có độ ẩm ổn định để hạt giống có thể phát triển.
Khoảng từ 2 đến 8 tuần hãy giữ cho nhiệt độ của đất nằm trong khoảng từ 20 đến 23 độ C để hạt giống có thể nảy mầm.
Cây con khi đã nảy mầm và có độ chắc chắn nhất định, bạn tiến hành di chuyển từng cây sang một chậu nhỏ để rễ có điều kiện phát triển.
Ưu điểm:
Việc trồng từ hạt giống sẽ giúp bạn ít tốn công lao động, ngoài ra nó còn khá đơn giản, dễ làm và nhanh chóng.
Nhược điểm:
Tuy nhiên, trồng cây bằng hạt giống yêu cầu bạn phải đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, đảm bảo độ nông sâu của cây so với mặt đất và nó dễ bị thất thoát nhiều vì sâu kiến.
Cách trồng cây Monstera bằng cách tách cây con
Cách làm:
Cây trầu bà lá xẻ khi muốn tách ra từ cây mẹ (còn gọi là phương pháp cutting) phải có ít nhất từ 2 - 3 rễ có chiều dài 3 - 4 cm. Bạn chuẩn bị một con dao sắc và cắt ngọt dưới rễ cây khoảng 1 - 1,5 cm. Sau đó, thoa một lớp Vaseline kết hợp với Ridomin quét lên vết cắt để sâu bệnh không thâm nhập phá hoại cây, đồng thời tránh tình trạng cây bị thoát nước.
Cho hỗn hợp 60% bột xơ dừa, 30% trấu sống trộn đều cùng 10% tro trấu làm giá thể trồng cây. Bây giờ, tiến hành trồng cây con vào đó. Khi trồng hãy đảm bảo cây đứng thẳng, đắp đất đến cổ rễ cuối cùng với độ ém chặt vừa phải nhằm tránh làm gãy rễ cây.
Để cây ở nơi thoáng mát có độ che phủ lớn từ 50 - 60% và để dàn kê ở trên không. Từ tháng thứ 1- 3, tiến hành bón phân Dynamic hoặc bánh dầu được ngâm kỹ và pha loãng tưới lên cho cây.
Tháng thứ 4, bón NPK 20-20-15 cho cây, mỗi cây từ 50 - 70g vào buổi chiều và tưới nước sau khi bón. Trong thời gian này, bạn có thể kích thích sinh trưởng cho cây và phòng trừ sâu bệnh với Chitosan nồng độ 0.2.
Ưu điểm:
Ít thất thoát về cây giống, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu có thể được đảm bảo. Cây có lệ thành công cao hơn.
Nhược điểm:
Thời gian trồng lâu, mất nhiều công sức và yêu cầu cao về kỹ thuật.
Cách trồng cây Monstera bằng phương pháp ghép cành
Cách làm:
Cắt nửa chừng một nhánh trưởng thành của cây trầu bà lá xẻ từ góc 45 độ. Sau đó, chèn vào một miếng nhựa nhỏ rồi bọc vị trí cắt bằng một quả bóng rêu ẩm. Tiến hành buộc rêu lên thân cây.
Sau 2 tuần, rễ sẽ bắt đầu hình thành bên trong rêu. Bạn có thể buộc nhánh bán cắt nếu nó không thể tự đứng vào một cái giá đỡ.
Khi rễ cây đã khỏe mạnh, hãy cắt thân cây từ 2.5cm từ vị trí đặt không khí. Sau đó, tháo bọc nhựa và đặt quả bóng rêu vào một cái chậu chứa đất có hệ thống thoát nước tốt.
Ưu điểm:
Cây có sự thích nghi tốt hơn với môi trường, nhanh sinh trưởng và giữ được đặc tính từ cây mẹ.
Nhược điểm
Cây dễ bị thoái hóa qua nhiều thế hệ và cây không có rễ cọc nên khá yếu.
Đó là cách trồng cây Monstera mà bạn có thể tham khảo. Mỗi cách trồng đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Vì thế, hãy lựa chọn phương pháp mà bạn cảm thấy phù hợp nhất với điều kiện và tay nghề của mình nhé!
Theo dõi fanpage Monstera Garden để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!