Relay là gì ? Rơ le là gì ? Rơ le trung gian hoạt động như thế nào ? Cách sử dụng relay trung gian để điều khiển ON OFF. Cấu tạo của rơ le như thế nào ? Rơ le trung gian được sử dụng ở đâu ? Cách đấu dây rơ le trung gian. Hướng dẫn sử dụng relay trung gian. Phân loại rơ le trung gian phổ biến trong công nghiệp.
Chúng ta thường hay nghe đến rơ le hay relay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vậy thiết bị này là gì ? Cấu tạo như thế nào. Trong bài viết này tôi sẽ nhắc lại kiến thức cơ bản liên quan đến rơ le và ứng dụng của rơ le trong công nghiệp hiện nay.
Rơ le được phiên âm ra từ chữ Relay trong Tiếng Anh. Đây là thiết bị có chức năng giống như một công tắc để đóng ngắt thiết bị. Thông thường một rơ le sẽ có hai trạng thái là thường hở (NO) và thường đóng (NC). Khi có xung kích thì hai trạng thái đó sẽ được chuyển đổi. Trong công nghiệp hiện nay, rơ le được sử dụng rất phổ biến trong mạch điện, tủ điện. Có ba loại rơ le phổ biến là: rơ le trung gian, rơ le thời gian và rơ le nhiệt. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu loại rơ le trung gian vì nó là phổ biến nhất. Cách đấu dây rơ le trung gian
1. Relay là gì ? Relay và Rơ-le thì nên gọi như thế nào cho đúng ?
Relay là tên gọi theo tiếng Anh, còn Rơ le là do chúng ta phiên âm sang tiếng Việt để sử dụng dễ hơn. Như vậy Relay và Rơ le chính là một. Trên thực tế chúng ta còn gọi là dạng tiếp điểm khô và tiếp điểm ướt. Ngoài ra một số bạn còn gọi là tiếp điểm thường đóng, thường hở. Vậy thực sự Relay là thiết bị gì ?
Theo Wiki, Relay là một công tắc hoạt động bằng điện. Nó bao gồm một tập hợp các tiếp điểm đầu vào cho một hoặc nhiều tín hiệu điều khiển. Một Relay có thể có nhiều tiếp điểm như tiếp điểm thường hở, tiếp điểm thường đóng hoặc kết hợp cả hai loại trên.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì Relay giống như một thiết bị điều khiển đóng, ngắt. Khi có tín hiệu kích thì nó sẽ đóng hoặc ngắt. Ví dụ relay thường hở thì khi có tín hiệu kích nó sẽ đóng tiếp điểm. Nếu so sánh với công tắc đèn thì relay cũng có nguyên lý hoạt động tương tự nhưng đối với công tắc thì chúng ta phải tác động vào còn relay thì cần tín hiệu kích.
2. Rơ le trung gian là gì ? Cách đấu dây rơ le trung gian
Rơ le trung gian được cấu tạo từ nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng/cắt. Được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và thay thế nên loại rơ le này được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Nguyên lý hoạt động của rơ le trung gian như sau:
Khi cấp nguồn điện định mức vào thì cuộn hút sẽ trở thành nam châm điện và hút lẫy tiếp điểm. Khi đó tiếp điểm NO sẽ đóng lại và tiếp điểm NC sẽ mở ra. Như hình trên, chúng ta thấy được hình vẽ khái quát cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó. Cách dấu dây rơ le trung gian
Một ví dụ đơn giản để chúng ta hiểu được rơ le và nguyên lý làm việc của nó:
3. Phân loại rơ le trung gian và hướng dẫn đấu nối
Trên thực tế hiện nay, người ta phân loại rơ le trung gian dựa vào số chân tiếp điểm của nó và mức điện áp mà nó hoạt động. Mức điện áp trong công nghiệp sử dụng cho rơ le thường là 5VDC, 12VDC, 24VDC hoặc 220VAC. Còn đối với tiếp điểm thì sẽ có loại có 1 tiếp điểm, 2 tiếp điểm, 4 tiếp điểm... Tùy vào rơ le loại nào mà chúng ta sẽ có cách đấu dây cho phù hợp.
♦ Đấu dây cho rơ le trung gian 5 chân
Đây là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong đó 2 chân được dùng cấp nguồn. Và 3 chân còn lại sẽ là 1 chân chung, 2 chân tiếp điểm NO NC. Chúng ta có thể nhìn ký hiện trên thiết bị hoặc sử dụng VOM đo để xác định các chân này.
♦ Cách Đấu dây rơ le trung gian 8 chân
4. Ứng dụng của rơ le trung gian trong công nghiệp
Với nhiều ưu điểm vượt trội, rơ le trung gian được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Như hình trên chúng ta thấy thiết bị này được tích hợp trong mạch điện tử dân dụng hay công nghiệp. Với kích thước nhỏ gọn chúng ta có thể dễ dàng thay thế, tháo lắp. Ngoài ra, trong công nghiệp chúng ta cũng cần sử dụng relay trong ứng dụng điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, giám sát áp suất trong đường ống, theo dõi mức nhiên liệu nguyên liệu hay mức nước trong tank chứa….
Đối với công nghiệp thì chúng ta sẽ tiếp xúc với Relay nhiệt, Relay bảo vệ quá dòng hoặc quá áp. Chức năng của nó sẽ là ngắt nguồn khi dòng hoặc áp vượt ngưỡng mà chúng ta đã cài đặt trước đó. Vì đôi khi sự cố xảy ra làm quá tải hệ thống nhưng không phát hiện kịp thời có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Trên thực tế tùy vào mục đích sử dụng của chúng ta là gì mà sẽ chọn một loại phù hợp. Hy vọng với những chia sẻ của tôi về cach dau day rơ le trung gian sẽ giúp các bạn hiểu hơn về linh kiện điện tử hữu ích này. Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ:
Hotline: 0868 31 39 86 (Mr. Dương)
Website: thietbigiare.net