Tham luận là gì? Bố cục một bài tham luận chất lượng được viết như thế nào? Cùng Liên Việt Education tìm hiểu chi tiết hơn về tham luận trong bài viết ngắn dưới đây. Cùng đọc và tham khảo bạn nhé.
Tham luận là gì?
Tham luận là một dạng văn bản nghị luận, trong đó tác giả nêu lên một quan điểm, lập luận của mình về một vấn đề nào đó. Một bản nghị luận thường mang tính chính trị, xã hội và được dùng để trình bày trước một hội thảo, hội nghị. Mỗi bài tham luận được trình bày với mục đích cung cấp thông tin, kiến nghị, giải pháp cho vấn đề được thảo luận.
Một bài tham luận thường hội tụ đầy đủ các yếu tố chính trị, những vấn đề đang được xã hội quan tâm, cần được giải quyết. Bài tham luận cần được xây dựng trên cơ sở của những thông tin, dữ liệu thực tế, có tính thuyết phục cao. Đồng thời, được triển khai theo một hệ thống logic chặt chẽ, từ việc nêu vấn đề, phân tích vấn đề đến đưa ra giải pháp.
Tóm lại, tham luận là một dạng văn bản quan trọng, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để viết một bài tham luận tốt, bạn cần nắm vững những kiến thức và kỹ năng cơ bản về văn nghị luận.
Việc hiểu rõ về văn thư lưu trữ sẽ bổ trợ rất nhiều cho việc viết tham luận. Để biết thêm về các cơ hội học tập ngành này tại Đà Nẵng, hãy tham khảo bài viết học văn thư lưu trữ ở đâu. Đây là nơi cung cấp thông tin tuyển sinh chi tiết nhất.
1 Cách viết bài tham luận như thế nào?
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được tham luận là gì? Vậy, bố cục một bài tham luận thường được viết như thế nào? Cách viết ra sao để những lập luận trong bài luôn được chặt chẽ, thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây.
Cách trình bày, soạn thảo văn bản của một bài tham luận
Khi viết các bài tham luận bạn cần đảm bảo sử dụng các quy định về một số yếu tố như: Font chữ, cỡ chữ, giãn cách dòng, dấu cách, lề trang, đánh số trang, cách trình bày tiêu đề, đề mục nhỏ, hình ảnh. Cụ thể:
- Font chữ: Times New Roman.
- Cỡ chữ: 13.
- Mật độ giãn cách giữa các chữ: Không nén hoặc kéo giãn.
- Giãn dòng: 1.5line.
- Dấu cách trước và sau đoạn: 6pt.
- Lề trên cách lề dưới: 2cm.
- Lề trái: 3cm.
- Lề phải: 2cm.
- Số trang: Đánh giữa trang giấy, phía cuối mỗi trang.
- Tựa đề: Chữ in hoa, in đậm, căn giữa, cỡ chữ 14.
- Đề mục nhỏ: Chữ thường, in đậm, cỡ chữ 12.
- Hình ảnh: Căn giữa, có tiêu đề phía trên.
- Header và Footer: Có thể đặt tùy theo nhu cầu.
- Chú thích: Có thể đặt Footnote tùy theo nhu cầu.
Ghi chú: Trong bài tham luận bạn không nên sử dụng kiểu gạch chân trong các câu báo cáo.
Số thứ tự trong nội dung của bài tham luận làm như thế nào?
Bên cạnh cách trình bày cơ bản nêu trên, việc đánh số trong bài tham luận cũng được quy ước một cách cụ thể như sau:
- Các mục số, mục chữ và tên của từng mục đều được in đậm.
- Các báo cáo tham luận được trình bày và đánh số thành các nhóm chữ số thống nhất.
- Trong mỗi nhóm chữ số phải có ít nhất 2 tiểu mục.
Phụ cấp là một phần quan trọng trong thu nhập của những người làm công tác văn thư lưu trữ trong trường học, góp phần động viên, khuyến khích họ cống hiến cho ngành.Bạn có thể tham khảo bài viết “Phụ cấp văn thư trường học” để hiểu rõ hơn về các loại phụ cấp và quyền lợi của mình.
Các chú thích, bảng biểu đồ cần được bố trí đúng cách
Trong bài tham luận, khi muốn đánh số cho hình ảnh, biểu đồ hoặc bảng biểu bạn nên gắn với số của chương. Mỗi đồ thị, biểu đồ lấy từ các nguồn khác cần phải có trích dẫn chi tiết, đầy đủ để không bị đánh giá là vi phạm bản quyền.
Bên cạnh đó, các nguồn ảnh, đồ thị… khi trích dẫn cần phải liệt kê trong các danh mục tài liệu tham khảo. Các tựa đề cần phải viết ở phía trên hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ đó. Thêm vào đó, các chú thích cần phải được trình bày ở dạng của biểu đồ, hình ảnh, bảng biểu đồ.
Xem thêm: Học chứng chỉ văn thư lưu trữ ở đâu?
Tài liệu trong bài tham luận nên sử dụng để tham khảo
Thông thường, những ý kiến đưa ra trong bài tham luận là gì đều được các tác giả tham khảo từ các nguồn tài liệu chính thống. Sau đó mới đưa vào bài. Điều này cũng lý giải vì sao bạn cần phải đưa trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo về những nội dung đã sử dụng trong bài tham luận của mình.
Ngoài ra, khi viết bài báo cáo tham luận, bạn không nên lạm dụng quá nhiều từ hay cụm từ viết tắt. Thay vào đó hãy viết tắt với những từ hoặc cụm từ được quy ước hay đã sử dụng nhiều lần trong bài báo cáo, có ghi chú một cách cụ thể.
Ngoài việc viết tham luận, kỹ năng trả lời phỏng vấn cũng rất quan trọng trong lĩnh vực văn thư lưu trữ. Để chuẩn bị tốt hơn, bạn nên tham khảo bài viết những câu hỏi phỏng vấn văn thư lưu trữ, cung cấp các tài liệu ôn thi hữu ích.
2 Các ví dụ mẫu bài tham luận tổng hợp
Dưới đây là những bài tham luận mẫu hay, ngắn gọn được Liên Việt Education tổng hợp và chia sẻ. Chắc chắn sẽ giúp bạn có được nguồn tài liệu tham khảo cũng như biết cách xây dựng một bài tham luận hay.
- Mẫu bài tham luận đại hội chi bộ về công tác chính trị, tư tưởng
- Mẫu bài tham luận tại đại hội chi bộ công an
- Bài tham luận tại Đại hội Chi bộ - Mẫu 3
- Bài tham luận tại Đại hội Chi bộ
- Mẫu Bài tham luận về học tập đại hội chi Đội hay nhất 2023
- Mẫu bài tham luận đại hội chi bộ về phát triển kinh tế
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài, chắc hẳn bạn đã biết tham luận là gì? Cách trình bày một bài tham luận ra sao? Cùng với đó là một số mẫu bài tham luận hay được Liên Việt Education sưu tầm. Hãy lưu lại những thông tin hữu ích trên để bạn xây dựng cho mình một bài tham luận hay, hiệu quả bạn nhé.