Công nghệ điện ảnh, truyền hình là ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật liên quan đến hình ảnh truyền hình. Đây là ngành học được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn, tuy nhiên, ngành này khá kén chọn người theo học. Để hiểu rõ hơn ngành này, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình
Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật về hình ảnh động, những kỹ xảo điện ảnh bao gồm các vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện… và các phương pháp ghi lại cũng như tái tạo các hình ảnh động cũng như âm thanh, xây dựng những kỹ xảo điện ảnh trong phim… nhằm mục đích tạo nên các bộ phim cũng như nghệ thuật điện ảnh.
Các chuyên ngành được đào tạo của Công nghệ điện ảnh, truyền hình gồm:
- Dựng phim
- Sản xuất phim điện ảnh
- Phổ biến phim điện ảnh
- Sản xuất phim truyền hình
- Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình
Sinh viên theo học ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình sẽ được đào tạo về các lĩnh vực:
- Những kiến thức tổng thể về sân khấu, điện ảnh, truyền hình;
- Những kiến thức liên quan đến các kỹ xảo làm phim với những tình huống khác nhau;
- Được học thiết kế sân khấu 3D, hoạt hình, cách dựng phim 3D;
- Môn định luật bối cairh giúp hiểu về quy luật ánh sáng của hình ảnh, quy luật xa gần;
- Cách thiết kế bìa, tạp chí, dàn trang, báo dưới dạng 3D…
2. Các khối thi vào ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình
- Mã ngành: 7210302
- Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- S00 (Ngữ văn - Năng khiếu SKĐA 1 - Năng khiếu SKĐA 2)
- S01 (Toán - Năng khiếu 1 - Năng khiếu 2)
- H00 (Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2)
- H01 (Toán, Ngữ văn, Vẽ)
- V00 (Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật)
- V01 (Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật)
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình
Điểm chuẩn ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình năm 2018 của các trường như sau:
- Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội: chuyên ngành Dựng phim có điểm chuẩn là 10,5.
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng: Điểm chuẩn xét theo kỳ thi THPT Quốc gia là 14; điểm chuẩn xét theo học bạ là 18.
4. Các trường đào tạo ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình
Để theo học ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình, các bạn có thể đăng ký vào các trường sau:
- Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
5. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình
Sinh viên theo học ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình có thể đảm nhận các công việc sau:
- Chuyên gia thiết kế tại các công ty sản xuất phim hoạt hình manga, truyện tranh, công ty thiết kế game, phim quảng cáo, đài truyền hình, truyền thông thương hiệu;
- Có khả năng tổ chức thành lập công ty sản xuất phim hoạt hình;
- Làm việc với các vị trí thiết kế hoặc quản lý thiết kế phim hoạt hình tại các công ty trong và ngoài nước;
- Học tập nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ và tham gia giảng dạy tại các trường đại học có ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình.
Với các vị trí công việc trên, các bạn có thể làm việc tại các đơn vị sau:
- Các khu vực phim trường;
- Các xưởng phim, đài truyền hình…
- Các đơn vị công ty truyền thông hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim, tổ chức sự kiện;
- Làm việc tại các cơ quan báo chí điện tử;
- Có thể mở dịch vụ riêng.
Ngoài ra, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở tất cả các lĩnh vực có liên quan đến hình ảnh và thiết kế ở cấp độ 3D. Từ những việc “nhẹ” như thiết kế poster, bìa tạp chí, hình ảnh quảng cáo… đến những việc “phức tạp” hơn như dựng phim, vẽ hoạt hình, thiết kế sân khấu, và cao cấp hơn là giám đốc hình ảnh cho các sự kiện trực tiếp, phim, nhà đài...
6. Mức lương làm việc trong ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình
Ngành Công nghệ điện ảnh truyền hình là ngành hiện nay được khá nhiều bạn trẻ theo học, đây là ngành hiện đang thiếu nhiều nhân lực làm việc, chính vì vậy mức lương trong ngành cũng khá cao hơn so với những ngành học khác. Tuy nhiên, mức lương cũng sẽ căn cứ vào trình độ tay nghề cũng như số năm kinh nghiệm của bạn:
- Đối với những bạn sinh viên mới ra trường làm việc tại vị trí thiết kế, dựng phim tại các đơn vị sản xuất phim tư nhân, các công ty truyền thông sẽ có mức lương khoảng 6 triệu đến 8 triệu, dựng phim và thiết kế ở mức đơn giản, không đòi hỏi quá cao.
- Đối với những bạn đã có kinh nghiệm từ 2 năm đến 3 năm sẽ có mức lương từ 8 triệu đến 10 triệu/tháng.
- Nhân viên dựng phim tại các đài truyền hình, đơn vị báo chí mức lương khoảng 15 triệu/tháng.
- Đối với những bạn thường nhận dự án ngoài về làm mức lương hàng tháng có thể lên đến 20 triệu/tháng, thậm chí hơn tùy thuộc vào số lượng dự án nhận về.
7. Những tố chất để làm việc trong ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình
Để trở thành một người giỏi trong lĩnh vực Công nghệ điện ảnh, truyền hình bạn cần phải có được những tố chất sau:
- Một nhà làm việc trong ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình chính là sự cảm nhận tốt về hình ảnh, có một trí tưởng tượng phong phú cũng như sự sáng tạo và có tính kỷ luật trong công việc.
- Làm trong ngành này cũng đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn, đặc biệt khả năng làm việc dưới áp lực cao.
- Những người làm việc trong lĩnh vực điện ảnh thường xuyên phải đối mặt với việc làm ngoài giờ cho kịp tiến độ, vì vậy sẵn sàng làm việc nhiều giờ là yếu tố cần thiết.
- Có khả năng cảm nhận nghệ thuật một cách tinh tế, là người giàu cảm xúc cũng như khả năng đồng cảm cao.
- Có kiến thức rộng về các kỹ thuật dựng phim, về ngành công nghiệp điện ảnh, sản xuất phim sử dụng thành thạo các phầm mềm dựng phim để phục vụ tốt nhất cho công việc.
- Có khả năng sắp xếp kịch bản và hình ảnh hợp lý trong quá trình dựng phim.
- Có kiến thức về nhiếp ảnh cũng như các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng. Biết cách phối hợp các cảnh với nhau theo tính logic.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể làm việc tốt với đạo diễn, biên tập viên…
- Có kỹ năng xử lý được mọi tình huống phát sinh, giữ bình tĩnh cũng như tự tin làm việc trong một môi trường căng thẳng.
- Có đạo đức nghề nghiệp và có một quan điểm nghệ thuật riêng.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu thêm về ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình và giúp bạn có những lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp của bản thân.