Để khẳng định quan điểm, lập luận, lời nói của mình là đúng thì cần có căn cứ chứng minh, như vậy thì lập luận mình đưa ra mới có sức thuyết phục và được công nhận. Chứng minh có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay và trong pháp luật cũng vậy. Vậy Chứng minh là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Chứng minh là gì? (cập nhật 2023)
Chứng minh là gì? (cập nhật 2023)
1. Chứng minh là gì?
Chứng minh là chứng tỏ sự đúng đắn của mệnh đề nào đó bằng cách dựa vào các tri thức, sự kiện, chứng cứ đã biết.
Văn chứng minh là dạng đề văn sử dụng các lí lẽ, chứng cứ xác thực để làm rõ nội dung được đưa ra. Cung cấp những dẫn chứng đáng tin cậy, có độ chính xác cao. Việc này sẽ thuyết phục người đọc tin vào tính đúng sai, phải trái của vấn đề, nội dung được đề cập.
Dạng đề này sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy, hùng biện, thuyết phục công chúng. Khi làm văn chứng minh yêu cầu học sinh phải có nền tảng kiến thức vững chắc để có nhiều ý tưởng, dẫn chứng đúng đắn cho bài viết.
Phép chứng minh bao gồm ba thành phần: Luận đề, luận cứ và lập luận.
+ Luận đề là vấn đề được đưa ra để chứng minh. Nó có thể là một luận điểm khoa học, hay một hiện tượng khách quan đời sống,… Luận đề phải đảm bảo tính chân thực, vì đây là vấn đề cần được chứng minh. Chúng cũng phải chính xác, rõ ràng, mạch lạc, trong suốt quá trình làm văn chứng minh, tuyệt đối không được thay đổi luận đề.
+ Luận cứ là những cơ sở, phán đoán được dùng để chứng minh luận đề. Phải sử dụng những luận cứ xác thực, đã được chứng minh trước đó. Luận cứ đem vào bài phải liên quan đến luận đề trong văn chứng minh
+ Lập luận là việc sử dụng những quy tắc logic và trình tự sắp xếp các luận cứ trong quá trình chứng minh hay nói cách khác, lập luận là cách tiến hành chứng minh.
2. Các phương pháp chứng minh
Các phương pháp chứng minh có thể chia thành hai loại: Chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp.
- Chứng minh trực tiếp là phép chứng minh trong đó từ tính chân thực của các luận cứ rút ra tính chân thực của luận đề mà không dùng đến phản luận đề.
- Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh trong đó từ tính chân thực của các luận cứ rút ra tính giả dối của phản luận đề, rồi từ đây rút ra tính chân thực của luận đề. Trong phép chứng minh gián tiếp, vì có sử dụng thông tin chứa trong phản luận đề nên ít khi bị lạc hướng, dễ thực hiện hơn.
3. Khái niệm chứng minh trong tố tụng dân sự
Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự.
Chứng minh là hoạt động có tính chất chi phối kết quà giải quyết vụ việc dân sự của toà án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng không chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người “thấy rõ là có thật, là đúng”. Do vậy, các phương thức được các chủ thể chứng minh sử dụng để chứng minh ttong tố tụng dân sự cũng rất đa dạng. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chửng minh, chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lí và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.
Quá trình chứng minh được diễn ra suốt trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, từ khi khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự đến khi toà án ra quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Hoạt động chứng minh ữong quá trình toà án giải quyết vụ việc dân sự bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng. Trong đó, hoạt động nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại phiên toà của các chủ thể tố tụng mang tính quyết định.
Trên thực tế, hoạt động chứng minh diễn ra dưới dạng cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ là cơ bản và do các đương sự thực hiện là chủ yếu. Vì vậy, chứng minh thường được hiểu theo nghĩa là hoạt động cung cấp chứng cứ, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ và chủ thể có nghĩa vụ chứng minh chỉ là đương sự. Tuy vậy, nếu xem xét một cách đầy đủ, toàn diện thì trong quá trình tố tụng, ngoài việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, các chủ thể tố tụng còn phải làm rõ cả những cơ sở pháp lí liên quan đến các yêu cầu trong vụ việc dân sự. Tham gia vào quá trình này không chỉ có các đương sự mà còn có các chủ thể khác như người đại diện, người bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp của đương sự, tòa án ... Do vậy, chứng minh không đồng nghĩa với việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ và chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự không chỉ là các đương sự. Chứng minh bao gồm cả hoạt động cung cấp, thu thập, đánh giá chứng cứ và hoạt động chỉ ra các căn cứ pháp lý để làm cho mọi người nhận thức đúng sự việc. Chủ thể chứng minh bao gồm cả đương sự và các chủ thể khác tham gia vào quá trình làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.
4. Ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự
Chứng minh trước hết có ý nghĩa xác định, làm rõ được các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự, bảo đảm việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự. Xét ,cầ dưới góc độ lí luận và thực tiễn thì chứng minh vẫn là biện pháp duy nhất để xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự. Thông qua hoạt động chứng minh, thẩm phán, hội thẩm nhân dân biết rõ được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được giải quyết. Trên thực tế, không loại trừ trường hợp thẩm phán, hội thẩm nhân dân giải quyết vụ việc dân sự có thể biết được một sự kiện, tình tiết nào đó của vụ việc dân sự do ngẫu nhiên. Nhưng để giải quyết đúng vụ việc dân sự thì thẩm phán, hội thẩm nhân dân vẫn không được sử dụng những sự hiểu biết riêng này của họ làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự, trừ trường hợp đó là những sự kiện, tình tiết mà mọi người đều biết. Trong trường hợp này, để loại trừ khả năng thẩm phán, hội thẩm nhân dân có kết luận trước về vụ việc dân sự thì thẩm phán, hội thẩm nhân dân không được tiến hành tố tụng giải quyết vụ việc dân sự đó và có thể được lấy lời khai với tư cách là người làm chứng. Do vậy, cho dù thẩm phán, hội thẩm nhân dân giải quyết vụ việc dân sự có thể biết được một sự kiện, tình tiết nào đó của vụ việc dân sự thì để giải quyết đúng được vụ việc dân sự vẫn phải tiến hành các hoạt động chứng minh để làm rõ vụ việc dân sự. Ngoài ra, cũng có trường hợp một tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự được thẩm phán, hộị thẩm nhân dân chứng kiến diễn ra ngay tại phiên toà. Tình tiết, sự kiện này có thể là tình tiết, sự kiện pháp lí mà sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các bên đương sự liên quan đến nó như: sự kiện bị đơn trả cho nguyên đơn một số tiền đã vay ở tại phiên toà trong vụ việc dân sự đòi tiền cho vay. Do sự kiện này diễn ra ngay tại phiên toà, toà án và mọi người đã trực tiếp chứng kiến nên không phải chứng minh. Song, đây cũng chỉ là trường hợp cá biệt, còn lại đa số các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự muốn làm rõ, muốn nhận thức được thì đều phải được chứng minh.
Đối với đương sự, chứng minh là vấn đề rất quan trọng để các đương sự làm rõ được cơ sở quyền, lợi ích hợp pháp của họ, trên cơ sở đó thuyết phục toà án bảo vệ. Trước toà án, nếu đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ có thể sẽ không được toà án bảo vệ.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Chứng minh là gì? (cập nhật 2023). Qua viết này, các thắc mắc về Chứng minh là gì? cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.